Lập di chúc đối với tài sản chung là một trong những thủ tục hành chính phức tạp. Để tránh mất nhiều thời gian và công sức khi thực hiện, Tổng Đài Pháp Luật đã hướng dẫn thủ tục lập di chúc chi tiết trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Vợ chồng có được định đoạt tài sản chung không
Anh Tuấn (Đồng Nai) có câu hỏi:
“Xin thưa Luật sư, tôi và vợ kết hôn được nhiều năm và có hai người con đã trưởng thành. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng tôi làm ăn buôn bán nên có tạo lập được 1 thửa đất. Hiện tại, cả hai muốn lập di chúc về tài sản chung để lại cho các con. Tôi và vợ không có tài sản là hiện kim, hiện ngân để lại cho các con. Chỉ có căn nhà đang ở là có giá trị mong muốn để lại cho các con để an cư lạc nghiệp.
Được biết, tài sản riêng của ai, người đó có quyền sử dụng, định đoạt. Tuy nhiên, về tài sản chung khi lập di chúc, tôi không biết rằng mình có quyền định đoạt không? Vậy Luật sư cho tôi hỏi, vợ chồng có được định đoạt tài sản chung không?
Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về việc định đoạn tài sản, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật dân sư trả lời:
Xin chào anh Tuấn, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về di chúc, Luật sư xin giải đáp như sau:
Với di chúc thông thường, người lập di chúc có toàn quyền tự định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình (bao gồm cả tài sản riêng và tài sản chung) đối với di chúc chung của vợ chồng, người lập di chúc (cả hai người vợ và chồng) chỉ có quyền định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng.
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà hai vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung cho vợ chồng và tài sản khác mà vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung.
Vì là tài sản chung, chính vì thế mà vợ chồng cùng có quyền định đoạt, chiếm hữu cũng như sử dụng theo sự thỏa thuận của cả hai. Trường hợp hai vợ chồng không có thỏa thuận, Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của hai vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Sở hữu chung hợp nhất ở đây được quy định tại Điều 210 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được các định đối với tài sản chung”
Vì vậy, vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung và đều có quyền lập di chúc chung để định đoạt khối tài sản này của hai vợ chồng sau khi chết. Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung; không có sự phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Nói cách khác, việc lập di chúc chung cũng là một cách thức thể hiện sự thống nhất trong cách định đoạt tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Như vậy, Luật sư đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liên quan đến lập di chúc đối với tài sản chung được gửi đến từ anh Tuấn. Theo đó, vợ chồng có quyền trong việc định đoạt tài sản chung và quyền đó là ngang nhau giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, lưu ý về định đoạt tài sản chung của vợ chồng, theo đó một trong hai người không thể tự ý định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng trong đó có định đoạt trong di chúc.
Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào đối với nội dung trình bày nêu trên hoặc cần sự hướng dẫn lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng, hãy gọi ngay cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để nhận tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Lập di chúc cho người nước ngoài – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục
Thủ tục lập di chúc đối với tài sản chung
Bác Duyên (Kiên Giang) có câu hỏi gửi đến Luật sư:
“Xin chào Luật sư, vợ chồng tôi hiện đang mong muốn để lại tài sản cho các con nên thỏa thuận sẽ lập di chúc đối với tài sản chung. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng đều không hiểu rõ về cách thức tiến hành và trình tự thủ tục như thế nào? Vậy nên, Luật sư tư vấn giúp tôi về mẫu đơn và trình tự thủ tục lập di chúc đối với tài sản chung?
Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp giúp tôi! Cảm ơn Luật sư!”
>> Hiệu lực di chúc đối với tài sản chung? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn:
Xin chào bác Duyên, cảm ơn Bác đã gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Luật sư xin giải đáp như sau:
Mẫu đơn lập di chúc đối với tài sản chung
Mẫu đơn lập di chúc đối với tài sản chung mới nhất
>> Luật sư hướng dẫn viết đơn lập di chúc đối với tài sản chung mới nhất, Gọi ngay 1900.6174
Dưới đây là mẫu đơn lập di chúc đối với tài sản chung mà Tổng Đài Pháp Luật cung cấp, bác có thể tham khảo mẫu đơn sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại ………………………………………
Chúng tôi là:
Chồng là ông: ……………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ………………. cấp ngày: …/…/…, tại: ……………….
Hộ khẩu thường trú ………………………………………………………………….
Và vợ là bà: ………………………………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
Chúng tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để phòng sau khi có sự chuyển biến đột ngột về sức khỏe, chẳng may chúng tôi mất đi các con của chúng tôi sẽ căn cứ vào nội dung Di chúc này để phân chia tài sản của chúng tôi, nhằm đảm bảo được tình thương yêu đoàn kết trong gia đình.
1. DI SẢN ĐỂ LẠI THỪA KẾ
Tài sản chung của chúng tôi có được bao gồm:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Hiện nay, toàn bộ khối tài sản trên do chúng tôi cùng quản lý sử dụng.
2. NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN
Nay vợ, chồng chúng tôi cùng nhau lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ Di sản của chúng tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:
Sau khi cả hai chúng tôi đều qua đời (chết) Di sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chúng tôi được nêu tại mục I của Di chúc này sẽ giao những người thừa kế có tên dưới đây:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Bản Di chúc này là bản cuối cùng do chúng tôi lập để định đoạt tài sản hợp pháp của chúng tôi. Bản Di chúc này được thay thế cho tất cả các bản Di chúc đã lập trước đó.
Chúng tôi khẳng định lập Di chúc này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
Chúng tôi cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung Di chúc này.
Di chúc này được lập trên khổ giấy A4, bằng tiếng Việt, gồm … trang, … bản và được giao cho … mỗi người một bản.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Để lập di chúc đối với tài sản chung, sau khi thỏa thuận và đi đến thống nhất, vợ chồng bác Duyên có thể sử dụng mẫu mà Luật sư nêu trên để lập di chúc.
Trên đây là mẫu đơn lập di chúc đối với tài sản chung, trường hợp bạn đọc cần hướng dẫn cụ thể từ phía Luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Lập di chúc tại nhà có được không? Tư vấn thủ tục miễn phí
Hướng dẫn điền mẫu đơn lập di chúc đối với tài sản chung
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo đơn lập di chúc đối với tài sản chung, liên hệ ngay 1900.6174
Phần thứ nhất, về thông tin của người lập di chúc đối với tài sản chung. Vợ chồng điền đầy đủ, cụ thể các thông tin cơ bản như: họ và tên, ngày sinh, số giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân), địa chỉ thường trú của vợ và chồng theo sổ hộ khẩu.
Phần thứ hai, về thông tin tài sản chung được định đoạt trong di chúc. Theo thỏa thuận, vợ chồng liệt kê thông tin tài sản chung muốn định đoạt để chia thừa kế sau khi mất tại nội dung di sản thừa kế để lại.
– Đối với những tài sản chung là bất động sản, ví dụ như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc các tài sản gắn liền trên đất phải có các thông tin về vị trí mảnh đất, bản đồ số, số hiệu mảnh bản đồ gốc, số tờ trên bản đồ địa chính, số thửa, diện tích mảnh đất, nguồn gốc đất, diện tích xây dựng trên mảnh đất, diện tích sàn, năm hoàn thành quá trình xây dựng căn nhà, số tầng, thông tin về giấy tờ sở hữu nhà ở như cơ quan nơi có thẩm quyền cấp, ngày tháng năm cấp, số phát hành, …
– Đối với những tài sản là động sản, ví dụ như: xe ô tô, xe máy, xe mô tô phải có các thông tin của xe về biển số xe, số giấy tờ đăng ký xe, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu xe, nhãn hiệu, số khung, số máy, loại xe, số loại, màu sơn, ….
– Đối với những tài sản là thẻ tiết kiệm vợ chồng cần nêu được thông tin về ngân hàng nơi thẻ tiết kiệm được lập, số tiền tiết kiệm trong thẻ, lãi suất gửi tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, …
Phần thứ ba, về thông tin của người được hưởng di sản chung của vợ chồng và phần di sản được hưởng.
– Với thông tin của người được hưởng di sản, cầm có các thông tin cơ bản về nhân thân, trong đó người lập di chúc phải nêu ra được các giấy tờ pháp lý chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản cũng
Trong di chúc chung, vợ và chồng phải ghi rõ đối tượng hưởng di sản cũng như các điều kiện để đối tượng được hưởng di sản.
Trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung chỉ cho những người nói trên được hưởng di sản của họ khi đáp ứng được các điều kiện mà mình mong muốn trong di chúc phải xác định cụ thể những điều kiện đó.
Lưu ý: Pháp luật quy định người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nếu là cá nhân, cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế là cơ quan, tổ chức phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
– Thông tin về phần di sản mà người đó được hưởng. Phải có thông tin về di sản để lại và nơi có di sản
Phần cuối di chúc, người lập di chúc ký và ghi rõ họ tên. Nếu có người làm chứng xác nhận về việc lập di chúc phải ký và ghi rõ họ tên để làm căn cứ.
Như vậy, thưa bác Duyên, để quá trình lập di chúc diễn ra thuận lợi, bác có thể làm theo các hướng dẫn nêu trên của Luật sư. Quá trình tìm hiểu nội dung trên, nếu bác còn vướng mắc, hãy liên hệ Luật sư tư vấn qua hotline 1900.6174 để nhận được giải đáp nhanh chóng!
Trình tự thủ tục lập di chúc đối với tài sản chung
>> Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc đối với tài sản chung nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Bước 1: Thỏa thuận hoặc phân chia tài sản chung của vợ chồng
– Trường hợp vợ chồng cùng lập di chúc với tài sản chung: cả hai sẽ thỏa thuận về phần di sản để lại và người được hưởng di sản cùng các điều kiện kèm theo để được hưởng di sản (nếu có)
– Trường hợp vợ chồng phân chia tài sản trong khối tài sản chung: Điều 609, Điều 612 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định người để lại di chúc có quyền lập di chúc với phần tài sản riêng của mình hoặc phần tài sản của mình trong tài sản chung với người khác.
Do đó, nếu vợ chồng có ý định phân định khối tài sản riêng của mỗi người trong khối tài sản chung, cả hai có thể lập thỏa thuận về chế độ tài sản hoặc phân chia tài sản chung đó. Sau khi thỏa thuận, phân chia tài sản vợ, chồng có quyền lập di chúc để lại phần tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng cho người mà mình mong muốn.
Bước 2: Lập di chúc chung đối với tài sản chung
Việc lập di chúc phải đảm bảo các quy định về người lập di chúc; hình thức; nội dung… theo quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015
Trường hợp vợ chồng cùng lập di chúc với tài sản chung
– Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định về việc lập di chúc chung của vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế pháp luật cũng không cấm việc này, do đó, vợ chồng hoàn toàn có thể di chúc chung đối với tài sản chung, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định về di chúc.
– Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên, đối với di chúc chung, người được hưởng di sản để lại chỉ được thừa kế theo di chúc khi người lập di chúc chết. Điều này được hiểu rằng, chỉ khi vợ chồng lập di chúc cùng chết đi di chúc đó mới có hiệu lực, người thừa kế mới thực hiện được các thủ tục để hưởng di sản.
Trường hợp vợ chồng lập di chúc riêng đối với tài sản riêng trong khối tài sản chung:
– Đối với loại di chúc này, so với lập di chúc chung của vợ chồng, điều kiện hưởng di chúc sẽ đơn giản hơn.
Theo đó, sau khi vợ, chồng lập di chúc đối với tài sản riêng trong khối tài sản chung chết, di chúc sẽ có hiệu lực mà không liên quan đến bên chồng, vợ còn lại có còn sống hay không.
– Lập di chúc bằng văn bản là một trong những giấy tờ mang tính pháp lý quan trọng. Chính vì vậy, để đảm bảo di chúc có hiệu lực cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, trường hợp bác Duyên lập di chúc sẽ tiến hành theo các bước nêu trên. Lập di chúc bằng văn bản là một trong những giấy tờ mang tính pháp lý quan trọng. Chính vì vậy, cần đảm bảo di chúc có hiệu lực cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật hiện hành. Để hiểu rõ hơn về các quy định nêu trên, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Trên đây là tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề lập di chúc đối với tài sản chung. Những thông tin trên đều được cung cấp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Nếu bạn còn có thắc nào về trình tự, thủ tục, cách lập di chúc chung trong từng trường hợp cụ thể, hãy liên hệ qua tổng đài 1900.6174, đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết một cách nhanh chóng!