Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ bị xử lý như thế nào?

Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ là gì? Bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ thì phải làm sao?  Làm như thế nào để có thể nhanh nhất lấy lại được tiền?

Telegram được hiểu là một ứng dụng nhắn tin được biết đến với sự phổ biến vượt trội và sở hữu một cộng đồng người dùng rất lớn. Lợi dụng ưu điểm này, các đối tượng xấu đã sử dụng các chiêu thức tinh vi để tiến hành một loạt các hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 

Vậy làm sao để không rơi vào bẫy của các đối tượng xấu? Nếu không may rơi vào trường hợp bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ thì phải làm gì? Hãy cùng Luật sư tư vấn Luật hình sự Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

>>> Bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn cách xử lý

Ứng dụng Telegram là gì? Có lừa đảo không?

Tình huống:

Chị HồngVĩnh Long có câu hỏi như sau: 

Tôi mới sinh em bé và đang ở nhà làm chăm con. Tôi muốn kiếm thêm việc làm để giảm gánh nặng cho chồng nên đã lân la lên trên các hội nhóm facebook tìm việc. Tuy nhiên tôi thấy có nhiều bạn cũng trong tình huống của tôi và bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ, mất rất nhiều tiền.

Tôi muốn hỏi hiện nay có những cách thức lừa đảo trên Telegram nào? Nên làm gì để không bị lừa qua Telegram? Trong trường hợp tôi đã bị lừa đảo qua Teleagram làm nhiệm vụ thì phải làm thế nào?

Luật sư tư vấ trả lời về Telegram là gì và các hình thức lừa đảo qua telegram

Xin cảm ơn Chị Hồng đã tin tưởng gửi thắc mắc của mình đến tổng đài pháp luật của chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời về các câu hỏi về vấn đề lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ như sau:

Telegram là gì

Telegram là một ứng dụng nhắn tin được biết đến với sự phổ biến vượt trội và sở hữu một cộng đồng người dùng rất lớn. Theo định nghĩa trên Wikipedia:

Telegram là một ứng dụng nhắn tin nhanh chóng, dựa trên công nghệ đám mây, cung cấp khả năng truyền giọng qua giao thức IP. Người dùng có thể cài đặt và sử dụng Telegram trên nhiều hệ điều hành như Android, iOS, Windows Phone, Windows, macOS và GNU/ Linux.

Thông qua ứng dụng này, người dùng có thể gửi và nhận tin nhắn văn bản, chia sẻ đa dạng loại tệp như hình ảnh, video, nhãn dán và âm thanh.

>> Xem thêm: Lừa đảo qua mạng là gì? Những thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ cách nhận biết và xử lý - Tư vấn luật

 

Có thể thấy rằng, Telegram là một ứng dụng hoạt động tương tự như các ứng dung Message hay Zalo.

Điểm chung của các ứng dung này là đều cho phép người dùng gửi tin nhắn bằng văn bản, hình ảnh, giọng nói để kết nối giữa các cá nhân thông qua điện thoại di động và máy tính mà không mất phí. Và Telegram không phải là một ứng dụng lừa đảo. 

Telegram ra đời từ năm 2013 do Nikolai và Pavel Durov sáng lập. Và cho đến thời điểm hiện tại, Telegram đã đạt hơn 700 triệu người dùng sử dụng hàng tháng.

Có thể nói, đây là một con số rất lớn mà bất kỳ một nền tảng nào về mạng xã hội cũng phải “ao ước”. 

>>> Hãy cảnh giác với những nhiệm vụ qua Telegram. Gọi ngay: 1900.6174 nếu bạn đang gặp hoàn cảnh này!

Cách bảo vệ tài khoản Telegram để tránh bị lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ

Để có thể bảo vệ người dùng tránh khỏi bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ hay những ý đồ xấu khác, ứng dụng Telegram đã cho ra một số chức năng bảo vệ tài khoản. Sau đây là những tính năng mà chúng tôi khuyến cáo bạn nên thao tác để tăng tính bảo mật tài khoản Telegram như sau:

– Bật chức năng xác thực tài khoản bằng hai yếu tố:

Settings (Cài đặt) > Privacy and Security (Riêng tư và bảo mật) >Two-step Verification (Xác minh hai bước).

– Kiểm tra thông báo đăng nhập:

 Khi tài khoản bạn được truy cập bằng một thiết bị lạ, Telegram sẽ gửi thông báo cảnh báo cho bạn. Bạn có thể kiểm tra những nơi bạn đã từng đăng nhập bằng cách truy cập vào:

Settings (Cài đặt) > Devices ( Thiết bị)

Để đăng xuất khỏi thiết bị lạ, bạn hãy nhấn vào Terminate All Other Sessions (Chấm dứt các phiên bản khác).

Bảo vệ tài khoản để tránh bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ - tư vấn luật
Bảo vệ tài khoản để tránh bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ – tư vấn luật

– Ẩn số điện thoại cá nhân:

Settings (Cài đặt) > Privacy and Security (Riêng tư và bảo mật) > Phone number (Số điện thoại) > Nobody (Không ai)

– Ngăn không cho phép người lạ tự ý thêm bạn vào các hội nhóm:

Settings (Cài đặt) > Privacy and Security (Riêng tư và bảo mật) > Group & Channel (Nhóm và kênh) > My contacts (Liên hệ của tôi).

– Tắt tính năng tự động tải file từ các hội nhóm:

Tính năng này nhằm giúp bạn tránh khỏi file chứa các mã độc. Các mã độc này rất nguy hiểm. Nó có thể “ăn cắp” các thông tin của bạn bao gồm như thông tin các nhân, hình ảnh, thậm chí là cả các thông tin về tài khoản ngân hàng….

Settings (Cài đặt) > Data and Storage (Dữ liệu và lưu trữ) > Tắt hết các mục tại: Auto-Download Media (Tự động tải đa phượng tiện)

Ngoài ra, khi sử dụng Telegram, bạn cũng cần lưu ý các điểm sau:

– Không nhấn vào các đường link lạ. Nếu không may đã ấn vào thì cần phải thoát ra ngay và không điền bất cứ một thông tin nào vào đó.

– Cần phải cảnh giác với các đề muốn cho vay hay mượn tiền

– Cập nhật thường xuyên ứng dụng Telegram

>>> Cách xử lý khi bị lừa đảo qua Telegram làm nhiệm cũng như bảo mật telegram, điện thoại của các bạn? Gọi ngay: 1900.6174

Các hình thức lừa đảo trên Telegram

Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, hiện nay, các đối tượng xấu có rất nhiều cách để có thể khiến người dùng rơi vào “bẫy” lừa đảo. Một số cách phổ biến thường được các đối tượng này sử dụng có thể kể đến như lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ, đầu tư, giả danh các nhà cung cấp dịch vụ hay làm việc từ xa.

Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ

Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ là hình thức phổ biến nhất và thường xuyên được các đối tượng lừa đảo sử dụng.

Khi đó, các đối tượng sẽ tạo các nhóm cộng đồng và mời vào đó đông đảo người dùng. Và trong số người dùng đó, các đối tượng sẽ cài cắm người của chúng vào.

lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ và các hình thức lừa đảo khác - tư vấn luật
lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ và các hình thức lừa đảo khác – tư vấn luật

>>> Xem thêm: Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng?

Những đối tượng được cài cắm vào này có thể sẽ nhắn tin trực tiếp cho bạn, giả mạo cũng là người dùng đang thực hiện nhiệm vụ để có thể làm bạn tăng niềm tin, sa vào bẫy.

Các nhiệm vụ phổ biến thường được bọn chúng sử dụng là kêu gọi xem video quảng cáo, làm nhiệm vụ để nhận tiền hoa hồng.

Ở các cấp bậc thấp, chúng sẽ chưa bắt bạn trả tiền và bạn sẽ được nhận trực tiếp luôn những khoản hoa hồng này thông qua các phương thức chuyển khoản. Tuy nhiên đến cấp bậc cao hơn thì bạn sẽ phải nạp tiền vào để thực hiện.

>>> Lỡ làm nhiệm vụ qua Telegram và bị lừa tiền mà không biết làm thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn

Lừa đảo đầu tư

Kẻ lừa đảo trong hoạt động đầu tư thường tận dụng các nhóm có số lượng thành viên đông đảo, chuyên về chia sẻ kiến thức và nghiên cứu về đầu tư. Họ thực hiện các hành vi gian lận bằng cách sử dụng những chiêu trò tinh vi sau:

– Tạo dựng hình ảnh thành công, thường xuyên khoe những khoảnh khắc sang trọng, sở hữu những căn nhà xa xỉ, những chiếc xe tiền tỉ và cả những chuyến du lịch thường xuyên trong và ngoài nước.

>> Xem thêm: Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng mới nhất 

 

– Tạo ra những “miếng mồi” hấp dẫn để lôi kéo người dùng tham gia. Ban đầu, họ có thể cho người dùng kiếm được một lượng lợi ích nhỏ từ các lệnh đầu tư mà họ đề xuất. Tuy nhiên, sau khi các con mồi đã “rơi vào bẫy”, đầu tư vào đó số tiền ngày càng lớn, những kẻ lừa đảo sẽ tự dưng biến và cướp đi toàn bộ số tiền đầu tư củ người tham gia.

>>> Lỡ làm nhiệm vụ qua Telegram và bị lừa đầu tư mà không biết làm thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn

Lừa đảo giả mạo các nhà cung cấp dịch vụ

Cách hoạt động của những đối tượng này thường là giả mạo những nhà cung cấp dịch vụ và gửi tin nhắn cảnh báo đến cho bạn. Nội dung tin nhắn có thể bao gồm như việc tài khoản ngân hàng bạn bị xâm phạm, yêu cầu cung cấp mật khẩu hoặc mã OTP…

Hoặc chúng sẽ gửi cho bạn những đường link lạ, không rõ nguồn gốc có giao diện rất giống với những ngân hàng nhà nước. Khiến bạn đăng nhập để ăn cắp thông tin. Từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bạn.

>>> Lỡ bị lừa làm nhiệm vụ telegram và có tin nhắn OTP – hãy cảnh giác và gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn

Lừa đảo làm việc từ xa với thu nhập cao

Các kẻ gian sẽ dẫn dụ người dùng bằng cách giả danh thành những người tuyển dụng đang tìm kiếm nhân viên làm việc từ xa.

Các công việc có thể kể đến như xem quảng cáo, lên đơn hàng ảo, gõ văn bản, tạo lượt like video…

Tuy nhiên, để có thể vào làm thì người dùng sẽ phải trả phí đào tạo hoặc phí tham gia…

>>> Bị lừa đảo qua Telegram để làm nhiệm vụ? Liên hệ ngay để nhận sự tư vấn 1900.6174

Bị lừa đảo làm nhiệm vụ trên Telegram thì phải làm sao?

Chắc chắn không ai mong muốn mình sẽ là nạn nhân của hành vi lừa đảo, tuy nhiên với sự đa dạng và tinh vi của các chiêu trò, nhiều người dùng vẫn bị mắc vào các bẫy của tổ chức lừa đảo trên Telegram. Có thể kể đến như lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ, đầu tư…

Trong trường hợp bạn không may rơi vào tình huống lừa đảo, bạn nên tuân thủ các bước xử lý sau đây để bảo vệ bản thân mình cũng như có thể lấy lại tiền một cách nhanh nhất:

– Thu thập bằng chứng và thông tin: Bạn hãy lưu lại toàn bộ lịch sử cuộc trò chuyện từ khi bạn bắt đầu tiếp xúc với kẻ lừa đảo trên Telegram. Điều này bao gồm việc chụp màn hình các cuộc trò chuyện, lưu lại các thông tin giao dịch và bất kỳ dữ liệu liên quan khác.

– Báo cáo cho Telegram: Gửi báo cáo cho nhà phát hành Telegram thông qua cách thức báo cáo vi phạm trên ứng dụng. Khi đó, đội ngũ nhân viên sẽ xem xét và ngăn chặn các nhóm lừa đảo lan truyền và gây ảnh hưởng đến cộng đồng.

– Tố cáo với cơ quan chức năng: Bạn có thể viết đơn tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an cấp xã hoặc cơ quan điều tra công an các cấp. Đơn này cần ghi đầy đủ và chi tiết về việc bị lừa đảo, thông tin các nhân, thông tin liên hệ kèm theo các bằng chứng chứng minh hành vi lừa đảo như tin nhắn, thông tin giao dịch và giấy tờ tùy thân.

Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ shopee, mua hàng, nhận thưởng - tư vấn luật
Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ shopee, mua hàng, nhận thưởng – tư vấn luật

>>> Xem thêm: Bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng phải xử lý như thế nào?

– Bạn cũng có thể gọi điện lên đường dây nóng các cơ quan có thẩm quyền để trình bày sự việc:

Bạn có thể gọi đến đường dây nóng của cơ quan công an tại khu vực bạn sinh sống/cư trú hoặc khu vực mà bạn nghi ngờ đối tượng lừa đảo có thể sinh sống/cư trú. 

+ Liên hệ đường dây nóng: 113

+ Liên hệ đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 

– Chờ đợi xử lý: Tuy nhiên, hãy hiểu rằng, việc thu hồi tiền sau khi bị lừa đảo thông qua cơ quan chức năng không phải lúc nào cũng sẽ thành công. Quá trình này đòi hỏi thời gian để cơ quan có thể theo dõi và tiến hành các biện pháp pháp lý.

 

Mặc dù khả năng thu hồi tiền có thể không cao, nhưng khi bạn tố cáo những kẻ lừa đảo, bạn đang đóng góp vào việc ngăn chặn họ làm tổn hại cho người khác.

Vì vậy, khi tham gia mạng xã hội và sử dụng Telegram, bạn phải cần tỉnh táo trước những hoạt động kêu gọi tham gia vào nhóm hay các công việc có lợi nhuận cao mà không rõ ràng nguồn gốc. Tuyệt đối cân nhắc để không bị các đối tượng xấu lợi dung để lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ, đầu tư…. 

>>> Bị lừa đảo qua Telegram để làm nhiệm vụ? Liên hệ ngay để nhận sự tư vấn 1900.6174

Kết luận quan điểm của Luật sư tư vấn về việc Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ

Thông qua việc tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin, Tổng Đài Pháp Luật mong muốn có thể góp phần tạo nên một môi trường an toàn hơn trên mạng cho cộng đồng. Việc nâng cao nhận thức của người dân về các mối nguy hiểm tiềm ẩn và cách thức đối phó sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ ngày càng lan rộ.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chính xác và đáng tin cậy từ những chuyên gia có kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và giúp bạn vượt qua mọi khó khăn.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email tại đây!

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174