Ly hôn là giải pháp cuối cùng của các cặp vợ chồng khi họ cảm thấy không thể tiếp tục cùng nhau đi tiếp chặng đường phía trước. Tuy nhiên khi ly hôn có ràng buộc về con cái thì đó không còn là vấn đề đơn thuần giữa hai người.
Ly hôn khi có con dưới 3 tuổi thì như nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả thêm thông tin khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai. Đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé!
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn thuộc về ai?
Chị Thảo (Hải Dương) có câu hỏi: Chào Tổng đài pháp luật, tôi năm nay 32 tuổi lập gia đình được 5 năm và có 1 bé trai 24 tháng tuổi. Vợ chồng tôi qua thời gian sống chung thì thấy không thể tiếp tục bên nhau được nữa vì anh ta có tính cờ bạc rượu chè và bỏ bê gia đình, con cái. Tuy nhiên khi tôi đề cập tới việc ly hôn thì anh ta lại đòi quyền nuôi con về mình. Tôi không thể chấp nhận con tôi còn quá nhỏ mà bị bố nó nhận nuôi với tính cách ấy của anh ta. Tôi muốn Tổng đài pháp luật tư vấn cho tôi vấn đề ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai? Tôi có thể giành quyền nuôi bé không? Tôi rất cảm ơn!
>>> Giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi, nhấn đặt lịch ngay hôm nay!
Cảm ơn câu hỏi của chị, Luật sư tư vấn ly hôn của chúng tôi xin giải đáp thắc mắc như sau:
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Với căn cứ trên thì có thể kết luận rằng quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn sẽ thuộc về mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện nuôi con thì tòa sẽ xem xét các yếu tố để quyết định lại quyền nuôi con cho ai. Nếu chị muốn biết mình có đủ điều kiện nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn hay không. hãy liên hệtổng đài tư vấn hôn nhân gia đình để chúng tôi có thể giải thích cụ thể hơn nhé!
Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu xảy ra việc ly hôn?
Anh Hòa (Nam Định) có câu hỏi: Thưa luật sư, tôi có một câu hỏi rất mong luật sư có thể giúp tôi. Tôi ly hôn vợ cũ tính đến nay được 2 năm, trong thời gian chung sống tôi và cô ấy có chung một bé gái. Hiện tại cháu được 1 tuổivà chúng tôi cũng thỏa thuận việc nuôi con là trách nhiệm của cả hai người. Cuối mỗi tuần tôi sẽ đón bé về nhà tôi để bé có đủ tình thương của ông bà nội và bố. Tuy nhiên gần đây tôi được biết mẹ bé có công việc chưa ổn định do tình hình dịch khó khăn, và cô ấy còn phải nuôi bố đang ốm nằm viện lâu ngày. Tôi đang có ý định giành quyền nuôi con. Vậy xin hỏi luật sư tôi có được quyền nuôi con khi ly hôn con dưới 3 tuổi hay không? Tôi xin cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Tổng đài pháp luật đã nhận được câu hỏi của anh, sau đây là giải đáp của chúng tôi:
Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Từ căn cứ trên cho thấy, nếu anh muốn đổi quyền nuôi con trực tiếp về mình thì anh có thể liên hệ với mẹ cháu bé, hai người thỏa thuận và thuyết phục vợ cũ ký vào thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con. Sau đó anh có thể đem thỏa thuận đã có đủ chữ ký 2 bên đến tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết vụ việc này.
Nếu vợ cũ của anh không đồng ý và từ những lý do chứng minh việc chị ấy nuôi con là không đủ điều kiện thì anh có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn ra tòa để thay đổi quyền nuôi cháu bé. Tuy nhiên việc khởi kiện không phải dễ dàng thực hiện vì cần có đúng bằng chứng chứng minh lý do anh nói là đúng sự thật. Cần có sự xác thực của chính quyền địa phương, và để cho việc khởi kiện được suôn sẻ thì anh hãy liên hệ để được Luật sư chuyên tư vấn luậthỗ trợ.
>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định! [button text="Đặt lịch với Luật sư" style="shade" radius="5" depth="3" depth_hover="5" class="btn-datlichtuvan"]
Tư vấn về ly hôn, con dưới 3 tuổi ở với ai?
Chị Khánh (Cầu Giấy – Hà Nội) có câu hỏi: Chào luật sư, chào Tổng đài pháp luật. Tôi có câu hỏi thế này muốn được luật sư giải đáp. Đó là tôi và chồng tôi đang thực hiện thủ tục ly hôn. Tuy nhiên chúng tôi có ràng buộc về con cái. Con chúng tôi năm nay được hơn 2 tuổi và vì cháu quá bé để có thể tự chọn người nuôi nên cần sự quyết định của pháp luật. Tôi muốn nuôi cháu nhưng gia đình bên nội thì cũng rất quyết liệt trong việc giành quyền nuôi bé. Vậy tôi muốn khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai? Con dưới 36 tháng tuổi có được ly hôn không? Rất mong luật sư giúp tôi. Tôi cảm ơn nhiều!
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của chị, về trường hợp của chị chúng tôi trả lời như sau:
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo như quy định trên thì việc nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn sẽ thuộc về người mẹ. Trẻ còn quá nhỏ và yếu ớt thì chỉ khi ở bên người mẹ có thể chăm sóc chu toàn cho con từ ăn uống đến giấc ngủ. Chị có thể yên tâm quyền nuôi bé sẽ nằm phần lớn về chị, tuy nhiên chị cần phải chứng minh được mình đủ điều kiện để nuôi con như vấn đề tài chính, chỗ ở, đạo đức nhân phẩm,… nếu như người bố cũng quyết liệt giành quyền nuôi con về phần mình.
Vợ không có đủ tài chính, việc nuôi con sẽ thuộc về ai khi cả 2 con đều dưới 3 tuổi?
Anh Dương (Quảng Ninh) có câu hỏi: Chào Tổng đài pháp luật, thời gian qua tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều và đi tới quyết định là chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm. Vì tôi không thể chung sống với cô ấy khi cô ấy có người khác bên ngoài. Chúng tôi đã có 2 bé sinh đôi được 1 tuổi rưỡi. Tuy nhiên khi tòa xét xử thì quyền nuôi con thuộc về mẹ2 bé. Tôi đồng ý và hàng tháng vẫn cùng cô ấy chu cấp tiền nuôi con. Nhưng hiện tại thì khả năng tài chính của vợ cũ tôi đã không đủ để nuôi 2 cháu, cô ấy vừa mất việc do dịch bệnh mà còn là lao động chính nuôi bố mẹ. Chính vì thế tôi muốn đổi quyền nuôi con. Mong luật sư có thể giúp tôi giải quyết vụ việc nhanh nhất. Tôi xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Tổng đài pháp luật cảm ơn câu hỏi của anh, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc ấy như sau:
Về vấn đề ly hôn, Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”
Như vậy từ những lý do anh kể thì có căn cứ để ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi. Ly hôn khi đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng do người kia và không giải quyết được.
Về vấn đề khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai, theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định như sau:
“Điều 81: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy nếu tính theo quy định pháp luật thì khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai là quá rõ ràng, người mẹ sẽ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái khi con chưa đủ 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người mẹ sẽ không đủ điều kiện nuôi con vì gặp phải vấn đề tài chính, nơi ở, hoặc có đạo đức nhân phẩm không tốt. Trường hợp của anh là do chị ấy không đủ tài chính để nuôi 2 bé thì anh hoàn toàn có thể thỏa thuận, thương lượng để chị ấy ký vào đơn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Nếu như 2 người không thể tự thỏa thuận thì anh có thể khởi kiện lên tòa án để giành quyền nuôi con về mình và tạo điều kiện tốt nhất cho 2 bé.
Dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi của Tổng đài pháp luật
Chị Hòa (Hà Giang) có câu hỏi: Chào Tổng đài pháp luật, tôi muốn ly hôn và có nhu cầu thuê dịch vụ ly hôn tại đây, hiện tại tôi có con được gần 2 tuổi. Tuy nhiên tôi khá băn khoăn nếu tôi thuê dịch vụ luật sư giành quyền nuôi con tại Tổng đài pháp luật thì tôi sẽ được cung cấp những gì? Các bạn có đảm bảo những gì khi khách hàng chúng tôi thuê dịch vụ luật sư tại đây?
>>> Tranh chấp tài sản khi ly hôn giải quyết như nào? Đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!
Tổng đài pháp luật rất cảm ơn sự quan tâm của chị dành cho chúng tôi, sau đây là những cam kết về dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi của chúng tôi như sau:
Khi thuê dịch vụ luật sư giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi tại Tổng đài pháp luật, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn cụ thể và chi tiết những vấn đề dưới đây:
1. Tư vấn giành quyền nuôi con
2. Tư vấn thủ tục làm đơn ly hôn khi con dưới 3 tuổi
3. Cung cấp mẫu đơn ly hôn theo chuẩn quy định pháp luật
4. Hướng dẫn quý khách hàng viết đơn ly hôn khi con dưới 3 tuổi
5. Thu thập chứng cứ xác minh đương sự đủ điều kiện nuôi con khi xảy ra tranh chấp trước tòa
Tuy rằng việc ly hôn là bất đắc dĩ nhưng là người cha người mẹ thì không bao giờ muốn con cái của họ sống trong môi trường không đủ điều kiện để khôn lớn, phát triển. Việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề không phải là hiếm trong các vụ việc ly hôn hiện nay. Khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai? Con dưới 36 tháng tuổi có được ly hôn không? là những câu hỏi thường gặp, Tổng đài pháp luật cam kết sẽ giải thích tường tận, cụ thể những vấn đề mà chị hay quý khách hàng gặp phải khi ly hôn. Làm việc dựa trên nhu cầu của khách hàng và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng là nguyên tắc hàng đầu của Tổng đài pháp luật chúng tôi. Chị hoàn toàn có thể tin tưởng giao vụ việc ly hôn khi con dưới 3 tuổi cho chúng tôi để được chúng tôi đưa ra giải pháp nhanh nhất, triệt để nhất. Liên hệ để được tư vấn thêm. Trân trọng gửi tới chị!
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan tới việc khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai. Mong rằng qua bài viết này, quý khách hàng có thể tìm được nơi tư vấn hỗ trợ giải quyết vụ việc ly hôn cho mình. Nếu muốn tư vấn nhiều hơn về vấn đề của mình hãy nhấn nút đặt lịch để nhận tư vấn chuyên sâu từ luật sư!
Luật sư Nguyễn Văn Hùng là một trong những Luật sư uy tín tại Hà Nội và TP.HCM cũng như trên toàn quốc. Ông được biết đến nhiều là Luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi thành công cho nhiều khách hàng trong các vụ án. Ông cũng là luật sư chuyên giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại, tranh chấp đất đai và xử lý nợ xấu cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Luật sư Hùng được đồng nghiệp đánh giá cao trong các lĩnh vực khác như (Hình sự) (Dân sự) (Đất đai) (Hôn nhân) (Tài chính) (Thuế) (Doanh nghiệp…)