Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt – Quy định mới nhất năm 2024

Nhu cầu ly hôn đơn phương vắng mặt đang trở nên phổ biến thời gian gần đây, nguyên nhân có thể do một bên không đồng ý ly hôn cố tình không tham gia, hai bên ở xa, bận mải không thể tham dự,…

Tuy thủ tục ly hôn đã được quy định rõ ràng bởi pháp luật, nhưng vợ chồng ly hôn cũng không tránh khỏi nhiều nỗi băn khoăn. Nhất là khi chỉ có một bên xin ly hôn tại Tòa án, khó khăn là không thể tránh khỏi.

Vậy ly hôn đơn phương khi một bên vắng mặt cần chú ý điều gì? Hãy cùng Tổng đài pháp luật tìm hiểu về quy định và các thủ tục cần thiết trong bài viết dưới đây.

>>> Tư vấn ly hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

ly hôn đơn phương vắng mặt

Ly hôn đơn phương vắng mặt có được không?

Chị Ngọc (Phú Yên) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và chồng kết hôn được hơn 5 năm và có cháu nhỏ hơn 3 tuổi. Cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi hiện đang đi vào ngõ cụt, do hai bên không tìm được tiếng nói chung trong gia đình. Chồng tôi gần đây thể hiện rõ tính tình bảo thủ, gia trưởng. Anh cấm đoán tôi trong mọi việc, không hề tôn trọng tôi như ngày trước nữa. Hiện tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi tuyên bố sẽ không xuất hiện tại tòa án để giải quyết sự việc. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp như vậy tôi có thể ly hôn không? Ly hôn đơn phương vắng mặt chồng có được giải quyết không ạ?

>>> Liên hệ luật sư tư vấn giải quyết ly hôn đơn phương nhưng vắng mặt, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Tổng đài pháp luật xin chào chị Ngọc!

Ly hôn chắc chắn không phải quyết định dễ dàng đối với các cặp vợ chồng. Trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt một trong hai bên cũng không hiếm thấy nhưng chắc chắn thủ tục sẽ phức tạp hơn.

Sau khi tiếp nhận đơn xin ly hôn của chị, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét ly hôn yêu cầu hai bên cùng xuất hiện. Nếu chồng chị nhất quyết không trình diện để giải quyết ly hôn, phiên tòa sẽ phải tuân theo một số quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử ly hôn đơn phương vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ”

Vậy chắc chắn khi chồng chị cố tình không xuất hiện tại hai phiên tòa liên tiếp sẽ bị xử vắng mặt. Khi đó, chị có thể xin xét xử ly hôn đơn phương vắng mặt tại Tòa. Hội đồng vẫn sẽ thảo luận và xem xét trường hợp của chị, đồng thời đưa ra phán quyết phù hợp. Tuy vậy, quy trình ly hôn đơn phương nhưng vắng mặt chồng trên thực tế phức tạp hơn rất nhiều, chị có thể liên hệ đến hotline tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được Luật sư ly hôn hỗ trợ giải quyết nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn nhiều lần giải quyết như thế nào?

Anh Khoa (Phú Thọ) có gửi câu hỏi:
Tôi và vợ kết hôn từ năm 2015. Vì công việc bận rộn nên hai vợ chồng tôi luân phiên đi công tác, tới gần đây tôi mới phát hiện vợ có người thứ ba bên ngoài. Tôi quyết định sẽ ly hôn đơn phương. Vợ tôi vì níu kéo nên lấy cớ đi công tác nước ngoài liên tục để không phải giải quyết ly hôn. Tôi không rõ thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài hiện nay ra sao. Xin hỏi luật sư trong trường hợp ly hôn mà một bên vắng mặt nhiều lần thì sẽ giải quyết thế nào ạ? Cảm ơn luật sư.

>>> Tư vấn thủ tục ly hôn khi bị đơn vắng mặt nhiều lần, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Xin chào anh Khoa!

Về vấn đề của anh, căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về ly hôn đơn phương vắng mặt như sau:

Điều 238. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng

1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử ly hôn đơn phương vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

2. Chủ toạ phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.

3. Chủ toạ phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

5. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật”

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt

Như vậy, khi vợ anh không xuất hiện tại phiên tòa do đang ở nước ngoài sẽ bị xử vắng. Để có thể được giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt, trước hết anh nên nêu rõ các căn cứ ly hôn khi viết đơn gửi tòa. Bên cạnh tình trạng hôn nhân hiện tại, việc vợ anh ngoại tình cũng là điểm tạo lợi thế để yêu cầu của anh được xem xét.

Anh cũng không cần quá lo lắng vì vợ anh vẫn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của bị đơn dù có mặt hay không. Nếu anh cần tư vấn thêm về thủ tục ly hôn đơn phương nhưng lại vắng mặt một bên, anh đừng ngại liên hệ các luật sư của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt vợ/chồng

Câu hỏi của chị Hoan (Sóc Trăng):
Tôi và và chồng kết hôn khi tôi còn đi công tác tại Nhật, chồng tôi là người Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi kết hôn hơn 1 năm, tôi thật sự hối hận vì đã không tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định lấy anh. Chồng tôi không ngày nào không ra ngoài nhậu nhẹt, còn thường xuyên có hành vi bạo hành tôi. Hiện tôi đã về Việt Nam làm việc, tôi muốn xin ly hôn tại Việt Nam luôn do không được cấp visa quay lại Nhật. Vậy xin hỏi luật sư nếu tôi xin ly hôn mà vắng mặt chồng thì thủ tục được giải quyết thế nào? Tôi xin cảm ơn!

>>> Luật sư tư vấn về ly hôn đơn phương với người nước ngoài, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Xin chào chị Hoan.

Tổng đài pháp luật đã cân nhắc trường hợp của chị. Đối với thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài, chị có thể nộp đơn xin ly hôn lên tòa án cấp tỉnh để được giải quyết. Tòa án sẽ có nghĩa vụ liên hệ với tòa án nhân dân địa phương nơi chồng chị cư trú để xác nhận thông tin và tiến hành quy trình. Chị có thể tham khảo thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ ly hôn:

  • Chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng chị
  • Bản sao CCCD, Sổ hộ khẩu (đã công chứng)
  • Giấy khai sinh của các con
  • Giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản chung, nợ chung…

Bước 2: Nộp hồ sơ lên tòa án để được xem xét.

Bước 3: Tòa án xem xét ly hôn

Sau khi cân nhắc hồ sơ xin ly hôn của chị, Tòa sẽ quyết định thụ lý hay không. Trong trường hợp thụ lý đơn xin ly hôn, phiên tòa sẽ được mở dưới hình thức ly hôn đơn phương vắng mặt. Dựa trên những căn cứ ly hôn, Tòa án sẽ ra phán quyết phù hợp.

Bước 4: Tòa án đưa ra bản án ly hôn

Như vậy, chị sẽ phải tuân thủ 4 bước trong quy trình ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Chị chú ý nêu rõ lý do ly hôn, có thể kèm minh chứng bạo hành nếu có. Các thủ tục liên quan đến chia tài sản khi ly hôn cũng cần được xử lý rõ ràng để tránh xảy ra tranh chấp. Trong trường hợp chị cần hỗ trợ làm thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, chị có thể đặt câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn với các luật sư của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ nhé.

Ly hôn đơn phương khi chồng cố tình vắng mặt

Câu hỏi của chị Nga (Hà Nội):
Tôi và chồng đã ly thân hơn 1 năm nay do có quá nhiều mâu thuẫn. Hiện vợ chồng tôi có một cháu tới nay được 26 tháng tuổi. Chồng tôi thì trong thời gian ly thân đã gặp người mới, cả hai cũng chuẩn bị có con chung. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý vì không muốn chia tài sản. Tôi có nộp đơn xin ly hôn đơn phương và được thụ lý. Tuy nhiên, phiên tòa bị hoãn vì anh ta cố tình vắng mặt để không phải giải quyết ly hôn. Nếu trong trường hợp chồng tôi không xuất hiện trong phiên tòa thứ 2 thì phiên tòa có bị hủy không ạ? Trong trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt thì con chung có được giao cho tôi chăm sóc hay không? Cảm ơn luật sư.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn tranh chấp tài sản, quyền nuôi con khi ly hôn, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Xin chào chị Nga!

Trước tiên, khi tiến hành ly hôn mà chồng cố tình không trình diện tại Tòa án, chị có thể xin ly hôn đơn phương vắng mặt theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Phiên tòa vẫn sẽ được diễn ra bình thường và đưa ra phán quyết ly hôn nếu căn cứ ly hôn thỏa đáng. Chị có thể tham khảo căn cứ ly hôn đơn phương tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Với trường hợp của anh chị, cả 2 đã có cháu nhỏ 26 tháng tuổi. Do cháu còn nhỏ nên nếu bố mẹ ly hôn, cháu sẽ được giao cho mẹ chăm sóc. Chỉ khi cháu đủ 36 tháng tuổi, Tòa sẽ xem xét quyền nuôi cháu dựa trên khả năng của bố mẹ. Do đó, chị có thể yên tâm nếu ly hôn đơn phương vắng mặt vẫn có thể giành quyền nuôi con nhỏ. Chị nên chuẩn bị hồ sơ ly hôn hợp pháp và thuyết phục để được xem xét ly hôn chị nhé.

Ly hôn đơn phương vắng mặt giải quyết trong bao lâu?

Anh Thanh (Bến Tre):
Tôi có thắc mắc về thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt. Do vợ tôi không đồng ý ly hôn nên có thể sẽ không xuất hiện tại phiên tòa xét xử. Tôi khá lo lắng vì thời gian xử án kéo dài vì có thể 4 tháng nữa tôi phải ra nước ngoài. Vậy xin hỏi luật sư ly hôn đơn phương mất bao lâu ? Tôi rất mong luật sư giải đáp sớm để tôi chuẩn bị thủ tục ạ.

>>> Luật sư hỗ trợ làm thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Tổng đài pháp luật xin chào anh!

Thông thường khi tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt có thể phải mất đến 6 tháng để hoàn tất việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trước Tòa. Cụ thể về các mốc thời gian mà anh cần chú ý như sau:

Thụ lý đơn xin ly hôn: Tòa án sẽ cân nhắc việc thụ lý đơn ly hôn đơn phương trong vòng 5 ngày kể từ khi anh nộp đơn. Nếu đơn xin ly hôn được thụ lý, anh sẽ được thông báo chuẩn bị các thủ tục cần thiết.

Hoà giải: Ở bước tiếp theo, Tòa sẽ tiến hành hòa giải cho anh và phía vợ. Trong trường hợp không hoà giải thành công mới tiến đến xét xử ly hôn.

Phiên tòa giải quyết ly hôn: Yêu cầu ly hôn đơn phương và các vấn đề liên quan sẽ được giải quyết tại đây. Sau khi phiên tòa kết thúc cũng sẽ có bản án ly hôn nếu Tòa đồng ý giải quyết cho ly hôn.

ly hôn đơn phương vắng mặt

Như vậy, anh nên cân nhắc thời điểm bắt đầu tiến hành xin ly hôn để không làm ảnh hưởng tới lịch trình. Các thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt sẽ dễ dàng hơn nếu anh tìm cho mình dịch vụ ly hôn. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng hỗ trợ anh các vấn đề liên quan đến ly hôn vắng mặt nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Chi phí ly hôn đơn phương vắng mặt hết bao nhiêu tiền?

Chị T.T. Tâm (Đà Nẵng) có câu hỏi:
Tôi kết hôn từ 2017, có một bé gái nhưng chồng tôi ngoại tình nên tôi quyết định ly hôn. Tôi là người tự trọng, không hạ mình nên khi biết tin anh ta ngoại tình tôi bỏ về nhà bố mẹ đẻ ở Đà Nẵng luôn. Anh ta thì ở Huế. Vì công việc mới khá bận rộn, phần vì tôi không muốn ra ngoài đó nữa nên có uỷ quyền cho cô bạn đại diện làm thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt. Vì là người quen nên cô ấy không nhận công tôi trả, nhưng tính tôi không thích như thế. Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền? Tôi sẽ dựa vào đó trả gấp đôi cho cô bạn. Cảm ơn luật sư đã lắng nghe!

>>> Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Chào chị Tâm, với câu hỏi của chị, khi Tòa án chấp nhận thụ lý đơn xin ly hôn đơn phương vắng mặt, nguyên đơn sẽ phải tạm ứng một khoản án phí. Đây là nghĩa vụ bắt buộc khi xét xử ly hôn trên Tòa. Khoản án phí tối thiểu cho phiên tòa xét xử ly hôn hiện nay là 300.000 đồng.

Đối với trường hợp vợ chồng muốn xin phân chia tài sản giá trị cao sẽ phải đóng thêm khoản án phí dựa vào giá trị tài sản tranh chấp. Cụ thể mức án phí sẽ được tính như sau:

– Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng. ly hôn đơn phương vắng mặt

– Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.

– Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.

– Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.

– Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.

– Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Nếu chị Tâm ly hôn với chồng có tranh chấp về tài sản thì chị nên chú ý thêm đến cách tính án phí như trên để có căn cứ trả thù lao cho người đại diện hợp lý. Hoặc chị có thể liên hệ với các luật sư của chúng tôi để được tư vấn pháp luật cụ thể hơn nếu cần thiết chị nhé.

Trên đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan đến quy trình, thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt vợ/chồng. Nếu có thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay tới hotline 19006174 để được các luật sư Tổng đài pháp luật tư vấn cụ thể hơn.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174