Mạo danh chữ ký làm sổ đỏ bị xử lý như thế nào? Tư vấn A-Z

Ngày nay, những vụ án như giả sổ đỏ, mạo danh chữ ký làm sổ đỏ, giả mạo người đi công chứng hợp đồng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền, tài sản đang gây hoang mang dư luận. Vậy khi phát hiện có hành vi mạo danh chữ ký làm sổ đỏ xảy ra, pháp luật cần xử lý như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể hơn. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư trực tiếp tư vấn miễn phí!

 

Anh An (Bình Định) có câu hỏi gửi về Tổng Đài Pháp Luật:

“Thưa Luật sư, tôi đang gặp phải vấn đề cần hỗ trợ giải đáp như sau:  

Tôi và Anh Bình là hai anh em sinh đôi. Cha của hai anh em có sở hữu một mảnh đất ở tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Sau khi cha mất đã để lại cho tôi đứng tên mảnh đất này. Vì ganh ghét điều đó nên, Bình nói dối tôi mượn sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng để mở cửa hàng buôn bán. Nghĩ thương em, nên tôi cũng đồng ý.

Thế nhưng sau này tôi mới phát hiện ra, Bình đã tự lập hợp đồng ủy quyền với chữ ký giả mạo tôi, nội dung là đồng ý ủy quyền cho Bình toàn quyền định đoạt mảnh đất này. Và Bình được cấp sổ đỏ với mảnh đất trên. Vậy mạo danh chữ ký làm sổ đỏ có bị xử lý như thế nào? 

 Mong Luật sư tư vấn và giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

Luật sư tư vấn luật đất đai trả lời như sau:

Chào anh An, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ theo nội dung mà anh đã trình bày bên trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể cho thắc mắc của anh về việc mạo danh chữ ký làm sổ đỏ như sau:

 

Làm sổ đỏ khi nào được cấp?

 

>> Tư vấn miễn phí về việc mạo danh chữ ký làm sổ đỏ theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Thứ nhất, Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất và phải có một trong các loại giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách của Nhà nước

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993

+ Giấy tờ về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã được sử dụng trước 15/10/1993.

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất

+ Các loại giấy tờ khác xác lập trước ngày 15/10/1993 

Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định đã được nêu cụ thể ở trên nhưng trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo các giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất trong đó có chữ ký của các bên có liên quan, đến trước ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành vẫn chưa thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp 

Thứ ba, trường hợp hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành 

Thứ tư, Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ 15/10/1993 đến ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận

Thứ năm, Cộng đồng dân cư sử dụng đất có công trình là đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp thì Luật đất đai quy định tại khoản 3 Điều 131 và không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.

>> Xem thêm: Làm sổ đỏ giả bị xử lý như thế nào? Các thủ đoạn lừa bán đất

mao-danh-chu-ky-lam-so-do

Mạo danh chữ ký làm sổ đỏ sẽ bị xử lý như thế nào?

 

>> Giải đáp miễn phí về mức xử phạt hành vi mạo danh chữ ký làm sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174

Hành vi giả mạo chữ ký là hành vi vi phạm pháp luật tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm hình sự. Nếu hành vi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chẳng hạn:

Hành vi mạo danh chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của người khác có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với người có chức vụ, quyền hạn trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn với mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự hiện hành. 

Hiện nay đối với hành vi này vẫn chưa được các nhà làm luật quy định rõ ràng trong Bộ luật Hình sự năm hiện hành. Hành vi giả mạo chữ ký để thực hiện các giao dịch dân sự có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối với tình huống về mạo danh chữ ký làm sổ đỏ, xử lý như sau:

Thứ nhất, xét hành vi của anh Bình

Anh Bình đã tự mình thực hiện hành vi tự ý sang tên sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của anh An. Hành vi giả mạo chữ ký làm sổ đỏ của Bình nhằm thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ là một cách bất hợp pháp.

Hành vi giả mạo danh chữ ký làm sổ đỏ của Bình để chiếm đoạt tài sản là mảnh đất của anh An đã cố ý xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của người khác, quyền được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm.

Qua những phân tích trên với hành vi phạm tội giả mạo chữ ký có thể xem xét để xử lý Bình theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi có những khung hình phạt:

Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm 

Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ 2, hình phạt đối với lỗi của Bình

Đối với tội giả mạo chữ ký làm sổ đỏ có thể xem là một trong những hành vi lừa đảo của mình. Bằng những cách thức cũng như bằng những thủ đoạn nào đó là anh Bình có thể giả mạo chữ ký và đã làm được sổ đỏ từ tên của An sang tên của mình.

Như vậy, đối với trường hợp của Bình có thể xác định là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý hình sự tại Điều 174 BLHS hiện hành.

Về xác định khung hình phạt cụ thể của Bình thì cần phải tiến hành định giá tài sản của mảnh đất này. Như vậy, mức hình phạt là bao nhiêu thì phải phụ thuộc vào giá trị của mảnh đất đó. Giá trị của tài sản chiếm đoạt là yếu tố quan trọng nhất để định tội và định khung cho hình phạt.

Nếu như giá trị tài sản không đủ để cấu thành trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính. Trường hợp giá trị đủ để cấu thành trách nhiệm hình sự thì đây là cơ sở để định khung hình phạt.

Ngoài giá trị của tài sản ra còn phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà anh Bình gây ra cho xã hội. Tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

mao-danh-chu-ky-lam-so-do-xu-ly-nhu-the-nao

Bị giả mạo danh chữ ký làm sổ đỏ, giải quyết như thế nào?

 

>> Tư vấn miễn phí hướng giải quyết khi bị giả mạo chữ ký, liên hệ ngay 1900.6174

Khi trong sổ đỏ sai thông tin sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đính chính để sửa lỗi sai đó. Tuy nhiên, với trường hợp mạo danh chữ ký làm sổ đỏ được hiểu là sổ đỏ được cấp không đúng đối tượng sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ thu hồi sổ đã cấp theo quy định của pháp luật. 

Quy định thu hồi sổ đỏ cấp không đúng đối tượng sử dụng đất được nêu rõ tại điểm d khoản 2, Điều 106, Luật Đất đai 2013 như sau:

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

Như vậy, khi phát hiện việc cấp sổ đỏ là không đúng quy định của pháp luật, Nhà nước tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp. Cụ thể với tình huống trên, cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận không đúng đối tượng sử dụng đất là anh Bình, Nhà nước căn cứ trên để thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Mạo danh chữ ký làm sổ đỏ bao lâu sẽ bị thu hồi sổ đỏ?

 

>> Tư vấn miễn phí về thời gian thu hồi sổ đỏ khi bị mạo danh chữ ký làm sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174

Về việc thu hồi sổ đỏ cấp không đúng đối tượng sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp sổ quyết định sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp và văn bản có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Khoản 3 Điều 106 Luật đất đai hiện hành.

Cụ thể về việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105, sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Căn cứ theo khoản 26 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP), tùy thuộc vào người phát hiện sổ đã cấp không đúng đối tượng sử dụng đất mà có quy định thu hồi với từng trường hợp, cụ thể:

(1) Khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành và trong đó có kết luận về việc thu hồi thì việc thu hồi được thực hiện theo bản án, quyết định đó

(2) Khi cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; sau khi xem xét, xác định Giấy chứng nhận đã cấp là đúng thì phải thông báo lại cho cơ quan thanh tra

(3) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 105 của Luật Đất đai và Điều 37 của Nghị định 148/2020/NĐ-CP phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

(4) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cơ quan phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng 

(5) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu không đồng ý với hướng giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại.

quy-dinh-mao-danh-chu-ky-lam-so-do

Trên đây là tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề mạo danh chữ ký làm sổ đỏ. Hy vọng qua bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn và có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. Nếu các bạn có vướng mắc nào cần giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.