Mẫu đối chiếu công nợ năm 2024? Quy trình đối chiếu công nợ

Mẫu đối chiếu công nợ được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong quá trình kinh doanh. Vậy mục đích của mẫu văn bản này là gì? Nguyên tắc và quy trình đối chiếu nợ được thực hiện như thế nào? Mẫu văn bản đối chiếu công nợ mới nhất hiện nay như thế nào? Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật đường dây nóng 1900.6174 để được nhận được sự tư vấn chi tiết về các luật sư!

>> Tư vấn quy định về Mẫu đối chiếu công nợ, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-mau-doi-chieu-cong-no
Tư vấn quy định về mẫu đối chiếu công nợ

 

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

 

>> Biên bản đối chiếu công nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Trong giao thương buôn bán, để tiện cho quá trình xuất nhập khẩu, trao đổi các sản phẩm hàng hóa các công ty thường có các tài khoản riêng được gọi là tài khoản công nợ. Đó là những tài khoản chính chưa được khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp, hoặc đối tác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hoặc cũng có thể là các bên có liên quan.

Đối chiếu công nợ được hiểu là việc doanh nghiệp so sánh các khoản công nợ trên sổ sách với các số liệu trên hợp đồng của mình và trong thực tiễn khi doanh nghiệp đó thực hiện các giao dịch, đồng thời khi thực hiện công việc đối chiếu, doanh nghiệp cần thu thập các chứng cứ có xác nhận của các bên liên quan để làm bằng chứng cho các số liệu trên sổ sách của doanh nghiệp là đúng thực tế. Có 2 loại công nợ chính của doanh nghiệp gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả.

Trong đó, công nợ phải thu chính là những khoản tiền trong hoạt động bán hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho đối tác, khách hàng nhưng tiền chưa thu về. Cần lưu ý, khi theo dõi công nợ phải thu, kế toán công nợ cần hoạch toán chi tiết theo từng đối tượng cụ thể và từng lần phát sinh cũng như theo dõi thanh toán để gửi công văn, giấy đề nghị thanh toán cho khách hàng. Ngoài ra, kế toán công nợ cũng phải tập hợp và lưu trữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến công nợ của doanh nghiệp. Biên bản đối chiếu cuối tháng cần có chữ ký của cả hai bên để tránh rắc rối về sau. Đối với các khoản công nợ quá hạn hoặc khó đòi, kế toán công nợ cần báo lên cấp trên. Sau đó tìm các phương án xử lý kịp thời để tránh thất thoát tiền của doanh nghiệp.

Công nợ phải trả là các khoản tiền mà người kinh doanh cần thực hiện việc trả cho các bên đối tác trong quá trình mua vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ đảm bảo đầu vào nhưng chưa đủ khả năng thanh toán hoặc chưa kịp thời thanh toán. Tương tự như công nợ phải thu, đối với công nợ phải trả kế toán công nợ cũng cần lưu ý hoạch toán chi tiết, cụ thể theo từng đối tượng và nhóm đối tượng và theo dõi sát sao cũng như thanh toán đúng hạn cho các nhóm đối tượng. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và đúng luật đối với các khoản phải nộp cho nhà nước. Đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa có hóa đơn, kế toán công nợ vẫn phải theo dõi ngoài. Khi có hóa đơn mới thì cập nhật vào sổ sách.

Ngoài hai khoản chính trên kế toán công nợ của doanh nghiệp còn phải theo dõi các khoản công nợ phải thu khác như: thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường… và các khoản công nợ khác phải trả như phải trả nội bộ, trả lương và trợ cấp cho nhân viên, khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước.

Các công nợ khi có phát sinh kế toán công nợ sẽ phải cập nhật tất cả, cuối tháng sẽ tổng hợp và đối chiếu những số liệu với các đối tượng công nợ. Nếu hai bên khớp nhau, kế toán công nợ sẽ tiến hành chốt số báo cáo và đốc thúc các đối tượng thanh toán các khoản nợ phải trả sẽ đúng hạn. Tuy nhiên đối với trường hợp công nợ không được thanh toán trong kỳ kế toán thì tiếp tục được treo trên tài khoản 331 và chuyển số dư vào kỳ sau để theo dõi tiếp.

Như vậy, Biên bản đối chiếu công nợ là văn bản hoặc các hình thức khác tương đương, xác lập làm căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên. Đây là thủ tục khá quan trọng giúp các bên có cơ sở, trung gian để thực hiện việc xác nhận, đối chiếu cũng như cam kết về thời điểm có khả năng trả nợ. Biên bản đối chiếu công nợ được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục do bộ phận kế toán có trách nhiệm đảm nhiệm và lưu trữ.

Đội ngũ chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ những thắc mắc của anh/ chị liên quan đến mẫu đối chiếu công nợ và các vấn đề pháp lý có liên quan. Hy vọng những tư vấn trên sẽ cung cấp cho chị những thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Tổng Đài Pháp Luật là một đơn vị tư vấn luật chuyên nghiệp trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn pháp luật hành chính,… Với đội ngũ luật sư am hiểu quy định của pháp luật và nhiều năm kinh nghiệm giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý, tổng đài luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý. Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174  để được luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

muc-dich-cua-mau-doi-chieu-cong-no
Mục đích của mẫu đối chiếu công nợ

 

Mục đích của mẫu đối chiếu công nợ

 

Anh Văn Tiến (Thành phố Tuyên Quang) có câu hỏi:“Xin chào anh chị luật sư! Em tên Văn Tiến hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Tuyên Quang. Em đang gặp một vài thắc mắc mong nhận được sự hỗ trợ từ phía anh chị luật sư. Ngay từ nhỏ em đã có ước mơ trở thành kế toán trường nên quyết tâm theo học trường đào tạo về kinh tế top đầu cả nước. Khi học đến kiến thức chuyên môn, em được giới thiệu về mẫu đối chiếu công nợ nhưng không nắm rõ về mục đích sử dụng mẫu này. Chính vì thế, em gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật, mong anh chị luật sư giải đáp giúp em.

Em hiện là sinh viên năm ba đại học, em có cơ hội được đi thực tập tại một công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán hàng đầu Việt Nam. Trong quá trình thực tập, em có được phân công đối chiếu công nợ của cho một công ty để quyết toán thuế. Tuy nhiên, tài liệu được cung cấp chỉ có số sách ghi chép các khoản thu chi của doanh nghiệp, số lượng giao dịch nhiều dễ gây nhầm lẫn và không có tài liệu xác thực. Em thắc mắc không biết có thể dùng mẫu đối công nợ của công ty như một tài liệu chính để thống kê lại khoản chi, khoản thu của doanh nghiệp, kết hợp với sổ ghi chép để tăng tính chính xác không? Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía anh chị!”

 

>> Mục đích của mẫu đối chiếu công nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Văn Tiến! Cảm ơn anh đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật và lựa chọn chúng tôi là nơi hỗ trợ, giải đáp các vấn đề pháp lý. Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ anh. Sau khi đã nắm bắt và nghiên cứu vấn đề anh đang gặp phải, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Mẫu đối chiếu công nợ không còn là thuật ngữ xa lạ trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là thuế. Biên bản đối chiếu công nợ giữa nhà cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và khách hàng chính được coi là điều đầu tiên cần đến khi quyết toán thuế. Đây cũng chính là căn cứ để kiểm tra tình hình thanh toán tiền hàng giữa bên mua và bên bán, đặc biệt trong việc thanh toán những hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có thực hiện đúng theo quy định hay không.

Bên cạnh biên bản xác nhận công nợ, biên bản đối chiếu sẽ giúp kế toán kiểm soát được tình hình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, đối tác; khách hàng có thực hiện đúng với nội dung hợp đồng kinh tế đã ký hay không và nếu chưa thanh toán đủ thì số nợ còn lại có chuẩn đúng với tình hình thực tế hay không?

Chính vì thế, anh hoàn toàn có thể sử dụng mẫu đối chiếu công nợ để kiểm soát tình hình thanh toán, các khoản thu chi của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật đối với vấn đề về mục đích của mẫu đối chiếu công nợ, cũng như các vấn đề liên quan. Nếu còn có điều gì vướng mắc, hay cần hỗ trợ vấn đề pháp lý khác liên quan bạn vui lòng liên hệ đến đội ngũ luật sư tư vấn trực tuyến giàu kinh nghiệm để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình qua số hotline 1900.6174 hỗ trợ 24/7.

 

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi nợ nhanh chóng, hợp pháp, đúng pháp luật

 

mau-doi-chieu-cong-no-nguyen-tac-va-quy-trinh-doi-chieu-cong-no
Mẫu đối chiếu công nợ – Nguyên tắc và quy trình đối chiếu công nợ

 

Nguyên tắc và quy trình đối chiếu công nợ

 

Nguyên tắc đối chiếu công nợ

 

Chị Mỹ Anh (Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

“Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên Mỹ Anh hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang gặp một vài thắc mắc mong nhận được sự hỗ trợ từ phía anh chị luật sư. Tôi là nhân viên kế toán mới của một công ty chuyên xuất nhập khẩu nông sản, phụ trách về công nợ. Khi làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, biên bản đối chiếu công nợ bị sai sót ảnh hưởng lớn đến công ty . Chính vì vậy, tôi muốn nhờ các chuyên gia tư vấn giúp tôi các nguyên tắc khi đối chiếu công nợ để tránh những sai sót có thể xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Tôi mong nhận được những lời tư vấn từ các chuyên gia. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Khi đối chiếu công nợ cấn chú ý những nguyên tắc gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Mỹ Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu trả lời của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Để đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật, người thực hiện đối chiếu cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:

– Về nội dung đối chiếu công nợ không được trái quy định pháp luật, không trái các giá trị đạo đức xã hội

– Thứ hai việc đối chiếu công nợ giữa các bên hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và công bằng, tôn trọng lẫn nhau

– Thứ ba, việc đối chiếu công nợ phải được lập thành văn bản, gọi là biên bản đối chiếu công nợ. Biên bản đối chiếu công nợ là văn bản hoặc các hình thức khác tương đương, xác lập làm căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên. Lưu ý, biên bản này rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đồng thời liên quan đến các hoạt động kê khai thuế với cơ quan nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về các nguyên tắc khi đối chiếu công nợ mà chị đang gặp phải. Hy vọng những tư vấn trên sẽ cung cấp cho chị những thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

 

>> Xem thêm: Đòi nợ không trả phải làm sao? – 4 cách đòi nợ hiệu quả

Quy trình đối chiếu công nợ

 

>> Tư vấn quy trình đối chiếu công nợ nhanh chóng nhất, Gọi ngay 1900.6174

 

Quy trình đối chiếu công nợ gồm các ba bước sau:

Bước 1: Kế toán công nợ của doanh nghiệp in các chứng từ bao gồm:

– Thứ nhất, đối với công nợ phải trả sẽ gồm biên bản đối chiếu công nợ của doanh nghiệp, sổ chi tiết công nợ phải trả để gửi cho nhà cung cấp, đối tác kinh doanh để phục vụ cho mục đích đối chiếu, xác nhận số liệu công nợ phải trả.

– Thứ hai, đối với công nợ phải thu sẽ bao gồm biên bản đối chiếu công nợ của doanh nghiệp, sổ chi tiết công nợ phải thu đồng thời thông báo công nợ để gửi cho người mua phục vụ cho mục đích đối chiếu, xác nhận số liệu công nợ phải thu.

Bước 2: Nếu sau khi đối chiếu xảy ra trường hợp có chênh lệch thì kế toán công nợ phải chỉnh sửa lại cho đúng với thực tế.

Bước 3: Kế toán công nợ lưu lại biên bản đối chiếu công nợ đã được xác nhận của Nhà cung cấp (Người mua) để phục vụ quyết toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong kỳ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về quy trình đối chiếu nợ hiệu quả. Nếu còn có điều gì vướng mắc, hay cần hỗ trợ vấn đề pháp lý khác liên quan anh vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp nhanh chóng từ đội ngũ luật sư!

 

>> Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ mới và cách viết chuẩn

Mẫu đối chiếu công nợ mới nhất

 

>> Liên hệ luật sư tư vấn mẫu đối chiếu công nợ mới nhất hiện nay, gọi ngay 1900.6174

 

Các văn bản pháp lý liên tục được cập nhật và thay đổi, chính vì vậy không ít người phân vân khi lựa chọn các văn bản pháp lý chính xác đặc biệt liên quan đến thủ tục, giấy tờ liên quan đến thuế. Mẫu đối chiếu công nợ cũng là một trong những nội dung được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật xin cung cấp cho anh/chị mẫu mẫu đối chiếu công nợ mới nhất, chính xác nhất hiện nay.

 

Download (DOCX, 14KB)

 

CÔNG TY ………………….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 001/201/BBĐCCN

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm ….

 

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

 

– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.

– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày…tháng…..năm….. Tại văn phòng Công ty………….., chúng tôi gồm có:

1. Bên A (Bên mua): ……………………………………..

– Địa chỉ : ………………………………..

– Điện thoại : ………………….. …Fax:

– Đại diện : ………………… …. Chức vụ: ……………………..

2. Bên B (Bên bán): ………………………………….

– Địa chỉ : …………………………………..

– Điện thoại : …………………………Fax:

– Đại diện : …………………………Chức vụ:…………………….

Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày …………..đến ngày …………..cụ thể như sau:

1. Đối chiếu công nợ

 

STT Diễn giải Số tiền
1 Số dư đầu kỳ
2 Số phát sinh tăng trong kỳ
3 Số phát sinh giảm trong kỳ
4 Số dư cuối kỳ

 

2. Công nợ chi tiết.

– Hóa đơn GTGT số ………….. ký hiệu ……………….do Công ty ……..xuất ngày……………, Số tiền: ………..(Chưa thanh toán)

– Hóa đơn GTGT số …………..ký hiệu ……………….. do Công ty ………xuất ngày …………,Số tiền: ………………(Chưa thanh toán)

3. Kết luận: Tính đến hết ngày ………….. CÔNG TY ………(bên A ) còn phải thanh toán cho Công ……………(bên B) số tiền là: ………….(Viết bằng chữ)

– Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

ĐẠI DIỆN BÊN A

 

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

Trên đây là những tư vấn của đội ngũ chuyên gia pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật liên quan đến mẫu đối chiếu công nợ và các vấn đề có liên quan. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, xin liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ1

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị những thông tin về mẫu đối chiếu công nợ và các vấn đề xoay quanh. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình và người thân yêu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp anh /chị tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh/chị hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174, phía đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!