Mẫu đơn tố cáo theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2024

Mẫu đơn tố cáo là văn bản thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người dân hoặc tổ chức đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vấn đề. Nộp đơn tố cáo ở đâu? Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết đơn tố cáo như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Mau-don-to-cao

>> Mẫu đơn tố cáo mới nhất năm 2022, gọi ngay 1900.6174

Một số mẫu đơn tố cáo

Mẫu đơn tố cáo mới nhất

 

Chị Hương (Bình Định) có câu hỏi:

Vợ chồng tôi quen biết anh A. Anh A đã vay vợ chồng tôi số tiền 200 triệu (có giấy nhận tiền) nói là để mục đích làm ăn, nhưng thực chất thì anh ta dùng việc cá nhân. Gần đây, anh A nói là sẽ bán nhà cho vợ chồng tôi để trả nợ số tiền 200 triệu đó vậy nên vợ chồng tôi đã vay mượn tiền để mua, đã đặt cọc cho anh A 250 triệu. Anh A hẹn sẽ làm thủ tục sang tên trong vòng một tháng.

Tuy nhiên, đến nay hơn hai tháng, dù đã giục nhiều lần nhưng anh A vẫn không tiến hành. Qua quá trình điều tra, tìm hiểu, vợ chồng tôi được biết sổ đỏ nhà anh A đang thế chấp ở ngân hàng.

Vậy thưa Luật sư của Tổng đài pháp luật, vợ chồng tôi thấy hành vi của anh A có nhiều sai phạm, có dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản. Vợ chồng tôi muốn làm đơn tố cáo anh A. Mong Luật sư tư vấn cho vợ chồng chúng tôi mẫu đơn tố cáo mới nhất, chính xác nhất. Xin cảm ơn các Luật sư của Tổng đài pháp luật.

 

>> Mẫu đơn tố cáo mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

MẪU ĐƠN TỐ CÁO MỚI NHẤT 

Download (DOCX, 10KB)

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi thường xuyên diễn ra phổ biến trong xã hội ngày nay. Hậu quả của hành vi này đem đến những tổn thất nặng nề cho nạn nhân và các thân nhân của nạn nhân đó. Thủ phạm gây ra những hành vi lừa đảo này thường nhắm đến người có hoàn cảnh nghèo khó, nhẹ dạ, cả tin, muốn có cơ hội đổi đời.

Các nạn nhân này đã tin tưởng thủ phạm, giao tiền hoặc tài sản cho họ, để rồi họ ôm tất cả số tiền đó rồi bỏ trốn. Khi một cá nhân chẳng may bị dính bẫy, cách tốt nhất là viết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi cho Tòa án có thẩm quyền.

Để tiến hành tố cáo hành lừa đảo đến các cơ quan chức năng, bạn cần viết đơn tố cáo. Sau đây, Tổng đài pháp luật xin đưa ra mẫu đơn tố cáo hay, chính xác nhất như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi (1): ……………………………………………………………………..

Họ và tên tôi (2): …………………………Sinh ngày (3):……………………….

Chứng minh nhân dân số (4): ……………………………………………………

Ngày cấp (5): …./…/……. Nơi cấp (6): …………………………………………

Hộ khẩu thường trú (7): ………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại (8):…………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ (9): …………………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh (10): ……………………………………Sinh ngày (11):…………………..

Chứng minh nhân dân số (12): ………………………………………………….

Ngày cấp (13):…………………………………Nơi cấp (14): …………………

Hộ khẩu thường trú (15): ………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại (16): ………………………………………………………………

Vì anh (10) ……………….. đã có hành vi (17)………………………………………….

Sự việc cụ thể như sau: (18)
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh ……………… (10) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

….., ngày … tháng… năm 20…

Người tố cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản

 

Anh Hiếu (Quảng Bình) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tháng 8/2020, tôi có hợp tác kinh doanh với một người bạn. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đồng ý góp vốn để cùng kinh doanh cùng bạn đó. Trong quá trình làm, tôi đều giao tiền đầy đủ cho bạn này.

Tổng số tiền tôi đã đưa là khoảng 1.600.000.000 (một tỷ sáu trăm triệu đồng). Trong đó, chúng tôi đã ký kết với nhau 3 hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng số tiền khoảng 700.000.000 đồng. Những lần giao tiền sau này, do tin tưởng nhau nên chúng tôi đều không ký hợp đồng. Trong quá trình này, tất cả mọi thao tác đều do bạn tôi làm.

Sau 5 tháng, tôi muốn yêu cầu rút tiền để chuẩn bị mua nhà và 2 bên đã thống nhất đồng ý. Nhưng sau nhiều lần hứa hẹn tôi không thấy cậu ta giao tiền như đã hứa. Ngày 14/02/2021, bạn này đã đi khỏi nơi ở, không biết đi đâu, không liên lạc được. Tôi thấy hành vi của cậu bạn này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vậy mong Luật sư, có thể tư vấn cho tôi mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất? Xin cảm ơn và mong các Luật sư của Tổng đài pháp lý tư vấn giúp đỡ.

 

>> Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2022, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

MẪU ĐƠN TỐ CÁO LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Download (DOCX, 10KB)

Tố cáo là việc cá nhân nộp đơn tố cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích chính đáng của người khác. Tổng đài pháp luật xin đưa ra mẫu đơn tố cáo lừa đảo chính xác nhất như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20 …

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của …… )

Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN …

VIỆN KIỂM SÁT ………………………

Họ và tên tôi : ……… Sinh ngày : …………

Chứng minh nhân dân số : …………………

Ngày cấp: …./ …./ 20……. Nơi cấp : Công an tỉnh …

Hộ khẩu thường trú : …………………………

Chỗ ở hiện tại : ………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh : ………… Sinh ngày : …………………

Chứng minh nhân dân số : …………………

Ngày cấp : …………… Nơi cấp : …………

Hộ khẩu thường trú : ………………………

Chỗ ở hiện tại : ………………………………

Vì anh …… đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi gồm ……

Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị … đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị …… đã chiếm đoạt là có giá trị là …… triệu đồng của tôi.

Hành vi của Anh/Chị ………… có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – quy định của Bộ luật Hình sự 2015 tại khoản 1 Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể được quy định như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …”

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh … Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …… về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc anh ……… phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn tố cáo hành vi tham nhũng

 

Anh Nghĩa (Tuyên Quang) có câu hỏi:

Tôi là một phó chủ tịch xã tại Tuyên Quang. Trong quá trình làm việc, công tác tại đây, tôi thấy ông H ( chủ tịch xã) có nhiều sai phạm trong quá trình công tác. Đỉnh điểm là vào giữa tháng 06/2020 ông H này đã nhiều lần ăn chặn tiền làm đường của người dân trong địa bàn xã.

Ngoài ra ông H còn nhiều lần rút ngân sách của xã sử dụng vào mục đích cá nhân. Tôi cũng đã khuyên bảo nhiều lần nhưng ông H này vẫn không nghe mà còn đe dọa tôi. Là một Đảng viên, tôi không thể tiếp tục nhìn cảnh này diễn ra mãi được, mong Luật sư của Tổng đài pháp lý tư vấn giúp tôi mẫu đơn tố cáo tham nhũng, xin cảm ơn rất nhiều!

 

>> Mẫu đơn tố cáo hành vi tham nhũng chính xác, nhanh gọn nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Phòng chống tham nhũng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp là một trong những mục tiêu hàng đầu, chủ trương lớn của Đảng. Chủ trương này đã được thể chế hóa thành Luật phòng, chống tham nhũng với những điều khoản cụ thể quy định rõ ràng, trong đó việc đẩy mạnh tố cáo hành vi tham nhũng được đề cao, khuyến khích.

Cá nhân, tổ chức phát hiện tố cáo hành vi tham nhũng này có thể đến cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tố cáo hoặc gửi mẫu đơn tố cáo hành vi tham nhũng đến các cơ quan này.

Dưới đây, Tổng đài pháp luật xin đưa ra mẫu Đơn tố cáo hành vi tham nhũng năm 2022 chuẩn nhất

MẪU ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG

Download (DOCX, 10KB)

Mẫu đơn tố cáo nặc danh

 

Anh Cường (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi là một công chức làm việc tại phường C trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi muốn làm đơn tố cáo nặc danh gửi Chủ tịch UBND tỉnh về hành vi lạm dụng tín nhiệm, tham nhũng tài sản của Chủ tịch UBND xã tôi. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi mẫu đơn tố cáo nặc danh, xin cảm ơn.

 

>> Mẫu đơn tố cáo nặc danh mới nhất 2022, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

MẪU ĐƠN TỐ CÁO NẶC DANH

Download (DOCX, 10KB)

Đơn tố cáo nặc danh là các loại đơn không xác định được người nộp đơn tố cáo. Nó có thể bao gồm: Đơn không có tên người nộp đơn tố cáo, đơn có tên nhưng tên này không có thật, đơn mang tên người khác hoặc đơn không có địa chỉ hoặc địa chỉ trong đơn không rõ ràng. Như vậy tất cả các loại đơn tố cáo mà không xác định người tố cáo thì thường gọi chung là “đơn nặc danh”.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày…tháng…năm…

ĐƠN TỐ CÁO NẶC DANH

Kính gửi: ……………………………………………………………

Tôi soạn đơn này để tố cáo về hành vi …………….. của:

Ông/bà …………………… sinh ngày….tháng…. năm: ………

Địa chỉ: ……………………………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu TT:…………………………………………………

Đơn vị công tác, làm việc:…………………………………………………

Nội dung vụ việc cụ thể như sau: (Trong phần này người làm đơn phải trình bày một số nội dung như: Diễn biến cụ thể của vụ việc theo thời gian; Địa điểm, khu vực xảy ra hành vi vi phạm; Nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi; Vật chứng, tài liệu…)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Từ sự việc trên tôi nhận thấy các hành vi của ông/bà ……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng………theo quy định tại khoản…. Điều…. Luật/ Bộ luật…………………….

Do vậy, bằng đơn tố cáo này chúng tôi kính đề nghị quý Cơ quan/tổ chức/ông hoặc bà……………tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ các tài liệu, chứng cứ tôi cung cấp để kết luận việc có hay không việc ông/bà ……………….. có hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu có đề nghị quý Cơ quan/tổ chức/ông hoặc bà…………… phải tiến hành ngay hình thức kỷ luật, xử phạt, nếu đủ yếu tố cấu thành hình sự thì đề nghị chuyển ngay toàn bộ tài liệu, hồ sơ cùng các chứng cứ đã được cung cấp sang Cơ quan điều tra để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Các tài liệu, chứng cứ kèm theo gồm có:

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo và các chứng cứ nộp kèm theo là hoàn toàn trung thực, đúng sự thật nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ các nội dung liên quan đến mẫu đơn tố cáo nặc danh mà Tổng đài chúng tôi đã soạn thảo và truyền tải đến bạn đọc. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn giải đáp.

Mẫu đơn tố cáo về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

Anh Thuy (Kiên Giang) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có vấn đề mong Luật sư giải đáp, tư vấn như sau: Đầu năm 2019, tôi có cho một người bạn thân tên H vay số tiền 200 triệu đồng. Khi vay, anh H này bảo tôi vay để làm ăn, do quá tin tưởng đối phương nên tôi cho vay không ngần ngại gì.

Đến năm 2020 tôi có nhiều lần đòi anh H số tiền đó nhưng vẫn không thấy trả. Trong quá trình tìm hiểu, tôi phát hiện anh H đã dùng số tiền của mình đi đánh bạc mà không kinh doanh như lời đã nói trong lúc vay. Hiện nay, anh H đã trốn khỏi nơi cư trú và không liên lạc được.

Tôi muốn làm đơn khởi kiện anh H với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi mẫu đơn khởi kiện hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản, xin cảm ơn!

 

>> Tư vấn thủ tục nộp mẫu đơn tố cáo mới nhất, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người khác dưới các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tổng đài pháp luật hướng dẫn cách viết đơn tố cáo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để quý khách hàng tham khảo, vận dụng để áp dụng trên thực tiễn, như sau:

MẪU ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Download (DOCX, 11KB)

Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp về mẫu đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ giúp thủ tục tố cáo của bạn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Nếu còn có bất cứ vấn đề thắc mắc liên quan đến mẫu đơn tố cáo, bạn hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn.

Mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích

 

Chị Linh (Bạc Liêu) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Linh, tôi có câu hỏi thắc mắc về hành vi cố ý gây thương tích như sau: Con trai tôi tên là X hiện đang là học sinh lớp 10 của một trường THPT trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Con trai tôi là một học sinh giỏi, rất lễ phép, ngoan hiền, không bao giờ gây gổ người khác. Cháu có một người bạn cùng lớp tên Y. Hôm trước, con tôi có bài kiểm tra môn toán, con tôi làm xong và nộp không cho bạn Y chép bài.

Hậu quả điểm của bạn Y rất thấp, do quá nóng giận lên cậu Y đã gọi con tôi ra là vệ sinh và dùng gậy sắt đánh con tôi. Theo kết quả giám định của bác sĩ, con trai tôi bị thương tật 8%. Tôi muốn làm đơn kiện cậu Y này với hành vi cố ý gây thương tích. Mong luật sư tư vấn giúp tôi mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích, xin cám ơn Luật sư.

 

>> Mẫu đơn tố cáo hành vi đánh nhau gây thương tích, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Tố cáo là việc cá nhân, tổ chức báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước, quyền Như vậy thì cách viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích là gì? Tổng đài pháp lý xin đưa ra mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích như sau:

MẪU ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI ĐÁNH NHAU GÂY THƯƠNG TÍCH

Download (DOCX, 10KB)

Hướng dẫn viết mẫu đơn tố cáo

 

Anh Tiến (Bắc Ninh) có câu hỏi:

Tôi là một người dân đang sinh sống tại khu công nghiệp Quế Võ. Trong thời gian sinh sống ở đâu, tôi phát hiện ra một công ty X chuyên sản xuất giấy thường xuyên xả nước thải ra chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Nước thải có mùi rất nồng nặc, gây khó chịu cho người dân sống xung quanh đây.

Hiện nay tôi muốn làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty này. Vậy, tôi mong muốn Luật sư tư vấn, hướng dẫn giúp tôi viết mẫu đơn tố cáo, xin cảm ơn.

 

>> Hướng dẫn viết mẫu đơn tố cáo nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì:

“Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.
Tổng đài pháp luật xin hướng dẫn cách viết Đơn tố cáo như sau:

Theo quy định của Luật Tố cáo 2018, trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

1. Ngày, tháng, năm tố cáo;

2. Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

3. Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

4. Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

5. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Cách điền mẫu Đơn tố cáo nêu trên như sau:

(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thông tin cá nhân của người làm Đơn tố cáo;

(10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Thông tin cá nhân của người bị tố cáo

(17) Tên của hành vi. Chẳng hạn: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

(18) Nội dung cụ thể sự việc, hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại…

Có thể gửi kèm những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra để tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.

Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.

Cách gửi mẫu đơn tố cáo

 

Anh Hùng (TP. Hồ Chí Minh ) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư tư vấn như sau: Gia đình tôi có tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm ông X. Chúng tôi đã được triệu tập lên xã hòa giải xong xuôi. Nhưng sau lần hòa giải này 10 ngày, tôi lại bị triệu tập lên xã hòa giải và họ nói lỗi này do gia đình tôi.

Trong quá trình điều tra, tìm hiểu thì tôi phát hiện gia đình ông X này đã hối lộ cho chủ tịch xã 10 triệu đồng. Tôi muốn làm đơn tố cáo hành vi nhận hối lộ của ông chủ tịch xã. Vậy tôi mong muốn Luật sư tư vấn giúp tôi cách gửi mẫu đơn tố cáo, xin cảm ơn.

 

>> Cách gửi mẫu đơn tố cáo nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Hiện nay người muốn làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng hình thức gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi đơn thông qua đường chuyển phát bảo đảm của bưu điện hay các dịch vụ chuyển phát.

Tuy nhiên, Tổng đài pháp luật chúng tôi đưa ra lưu ý một số điểm sau khi cá nhân, tổ chức thực hiện đơn tố cáo cần phải đảm bảo các nội dung đầy đủ của một lá đơn đó là:

1. Ngày, tháng, năm tố cáo;

2. Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

3. Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

4. Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

5. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định, trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Với trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo.

Lưu ý: Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

Xu-ly-to-cao

Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo

 

Anh Long (Bình Dương) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi về thủ tục giải quyết đơn tố cáo như sau: Tôi có quen chị H, sau quá trình tìm hiểu tôi có cho chị H vay số tiền là 200 triệu đồng để làm ăn. Sau một thời gian, tôi có tìm hiểu được thì chị H đã dùng sử dụng số tiền này để chơi bài bạc mà không dùng để làm ăn.

Hiện nay chị H đã đi khỏi nơi cư trú và không thể liên lạc được. Bây giờ tôi muốn làm đơn tố cáo chị H, Luật sư có thể tư vấn giúp tôi thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo ? Xin chân thành cảm ơn Luật sư của Tổng đài pháp luật.

 

>> Tư vấn thủ tục pháp lý giải quyết đơn tố cáo nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục Luật tố cáo 2011 quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức, nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong công an nhân dân về tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo.

Việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo áp dụng như sau:

Tiếp nhận xử lý tố cáo 

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo xem xét, xử lý như sau:

+ Trong trường hợp đã quá thời hạn giải quyết tố cáo mà vụ việc chưa được giải quyết hoặc có nội dung tố cáo chưa được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, đồng thời yêu cầu báo cáo rõ lý do về việc chưa giải quyết tố cáo.

+ Đối với tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát hiện trong quá trình giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo thì yêu cầu người đã giải quyết tố cáo phải tiếp tục giải quyết tố cáo đó theo thẩm quyền.

+ Trường hợp tố cáo tiếp nhưng không có tình tiết mới, không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì không thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 12/2015/TT-BCA.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại tố cáo

Khi phát hiện thấy một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật sau đây thì phải thụ lý giải quyết lại tố cáo:

+ Có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo;

+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận nội dung tố cáo;

+ Kết luận nội dung tố cáo không phù hợp với những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được;

+ Việc xử lý cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đã được kết luận;

+ Có bằng chứng về việc người giải quyết tố cáo hoặc người tiếp nhận tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc;

+ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo nhưng chưa bị phát hiện.

Việc tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và quy trình quy định tại Thông tư 12/2015/TT-BCA.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

 

Anh Thành (Long Thành) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề về đơn tố cáo mong Luật sư tư vấn. Trong quá trình tìm hiểu trên mạng tôi có mua một chiếc xe máy của anh T trị giá 15 triệu đồng. Hai bên đã thỏa thuận với nhau, tôi sẽ chuyển khoản cho anh T trước số tiền cọc 10 triệu đồng.

Sau 15 ngày khi chuyển xong tiền cọc sẽ bàn giao xe, đến nay đã qua 20 ngày nhưng anh T vẫn không bàn giao xe. Qua quá trình tìm kiếm thì tôi phát hiện ra anh T đã đi khỏi nơi cư trú 10 ngày trước và tạm thời không liên lạc được. Tôi muốn nộp đơn tố cáo anh T.

Vậy thưa Luật sư, thẩm quyền giải quyết tố cáo do cơ quan nhà nước nào? Xin cám ơn và mong Luật sư của Tổng đài pháp lý tư vấn giúp đỡ.

 

>> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xét căn cứ theo Điều 31 Luật Tố cáo 2011 quy định thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo như sau:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 32 Luật Tố cáo 2011 như sau:

Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật Tố cáo 2011, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Tố cáo 2011.

Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 21 của Luật Tố cáo 2011 thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có quan hệ pháp luật khác nhau, do đó tùy từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng linh hoạt các quy định về giải quyết tố cáo theo quy định Luật Tố cáo 2011.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp về mẫu đơn tố cáo sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề về thủ tục tố cáo nhanh chóng nhất. Nếu còn có bất cứ thắc mắc gì đến vấn đề pháp lý, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 11900.6174 của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ trực tiếp. Với đội ngũ chuyên gia cùng luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.