Nghỉ cưới có tính vào phép năm không? Là một câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm. Trên thực tế, nhiều lao động khi giao kết hợp đồng lao động không tìm hiểu kỹ hay không được công ty phổ biến về vấn đề này dễ sẽ gây ra khó khăn trong quá trình làm việc. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Nghỉ cưới có tính vào phép năm không?
Chị Huyền quê ở Hòa Bình có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư tôi có một vài thắc mắc như sau:
Tôi là Huyền hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tháng tới, tôi có tổ chức đám cưới và hiện tại công ty của tôi chỉ cho tôi nghỉ 3 ngày. Nhưng do đây là việc quan trọng nên tôi muốn nghỉ thời gian lâu hơn nên tôi đã thỏa thuận với công ty sẽ nghỉ 10 ngày trong đó 3 ngày là công ty nói tôi được phép nghỉ còn 7 ngày kia tôi xin phép nghỉ không lương.
Hiện tại, hàng năm tôi có chế độ nghỉ phép là 12 ngày mà công ty cho tôi nghỉ vẫn được hưởng lương. Nhưng tôi lo lắng nếu như bây giờ 7 ngày tôi nghỉ không lương đó công ty sẽ tính cho tôi vào chế độ nghỉ phép luôn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Nghỉ cưới có tính vào phép năm hay không? Xin cảm ơn Luật sư! “
>> Luật sư giải đáp miễn phí nghỉ cưới có tính vào phép năm không? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình:
Thưa chị Huyền, cảm ơn chị Huyền đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Với những vấn đề mà chị Huyền đưa ra cũng như bằng những quy định của pháp luật hiện nay, Luật sư đã xem xét và xin được giải đáp thắc mắc cho chị như sau:
Nghỉ để kết hôn là chế độ nghỉ việc riêng của người lao động, nghỉ việc riêng này không tính vào ngày nghỉ phép năm, cũng không yêu cầu người lao động trong một thời gian nhất định mới được hưởng chế độ này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật Lao động năm 2019, có đưa ra quy định rõ về việc người lao động được nghỉ kết hôn, cụ thể:
– Người lao động sẽ được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: Nghỉ 03 ngày.
+ Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương là 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp khi ông nội, bà nội, ông ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị em tuột kết hôn.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Do đó, kết hôn sẽ được nghỉ 03 ngày có hưởng lương, nếu người lao động muốn có thời gian nghỉ thêm không hưởng lương thì hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Như vậy, đối với trường hợp của chị Huyền, vấn đề của chị Huyền là nghỉ để đám cưới theo quy định là được nghỉ 3 ngày mà vẫn được hưởng nguyên lương. Còn nếu như chị Huyền muốn nghỉ thêm có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về nghỉ việc không hưởng lương để phục vụ vào mục đích cá nhân sẽ phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Và những ngày nghỉ không lương này sẽ không tính vào ngày nghỉ phép năm.
Như vậy đối với vấn đề là 07 ngày mà chị Huyền muốn nghỉ thêm có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về chế độ nghỉ không lương. Nếu như người sử dụng lao đồng ý thì chị Huyền sẽ được nghỉ còn nếu như người sử dụng lao động mà không đồng ý thì chị Huyền mới xác định theo chế độ nghỉ phép.
Qua những phần giải đáp như trên, nếu chị Huyền còn bất cứ thắc mắc nào, hãy trực tiếp liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Nghỉ kết hôn trong thời gian thử việc có hưởng lương không?
Quy định về ngày nghỉ phép năm
Người lao động được bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm?
Anh Khánh quê ở Quảng Nam có câu hỏi như sau:
“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau mong Luật sư giải đáp:
Tôi là Khánh hiện tại tôi đang học tập và làm việc tại Đà Nẵng. Tôi là sinh viên năm nhất của 1 trường đại học ở Đà Nẵng. Từ trước đến giờ, tôi ở nhà và cũng không tham gia lao động nên các vấn đề về chế độ ngày nghỉ của người lao động tôi không chú ý đến.
Bây giờ khi tôi ra đi học đại học và tôi được tiếp xúc với môi trường mới và tôi có tham gia ký kết hợp đồng lao động cùng với 1 công ty.
Do lần đầu tiên ký hợp đồng lao động nên tôi khá lo lắng về trường hợp công ty sẽ gây khó dễ cho tôi về các ngày nghỉ và tôi có nghe những anh chị đi trước nói lại có 1 số công ty nó yêu cầu làm cả ngày nghỉ lễ tết.
Vậy, Luật sư cho tôi hỏi người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ tết trong năm? Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Giải đáp miễn phí về các ngày nghỉ lễ trong năm của người lao động, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Thưa anh Khánh, cảm ơn anh Khánh đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Với những thắc mắc mà anh Khánh gặp phải cũng như bằng các quy định của pháp luật hiện nay, Luật sư đã phân tích và xin đưa ra phần giải đáp như sau:
Ngày nghỉ lễ tết là quyền lợi của người lao động được pháp luật Việt Nam đưa vào luật lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Đối với cá nhân người lao động khi giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết được vấn đề về nghỉ lễ tết. Có nhiều trường hợp cá nhân khi vào công ty không được công ty phổ biến về chế độ này nên rất dễ gây ra sự khúc mắc cho nhau.
Không phải lúc nào người lao động cũng được nghỉ ngày lễ tết. Tùy vào đặc thù công việc để người lao động có được nghỉ lễ tết hay không. Đối với vấn đề nghỉ lễ tết nếu như công ty, doanh nghiệp vẫn hoạt động và vẫn yêu cầu người lao động đi làm việc thì phải có cơ chế chi trả lương đúng với quy định của pháp luật.
Sau đây là những trường hợp người lao động được nghỉ những ngày nghỉ lễ tết với số ngày cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết của người lao động cụ thể như sau:
– Người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
– Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này
Như vậy trong 1 năm dương lịch khi người lao động giao kết hợp đồng lao động kể cả hợp đồng có xác định thời hạn hay hợp đồng không xác định thời hạn thì vẫn được nghỉ những ngày như trên. Nếu như đơn vị, doanh nghiệp nào vẫn yêu cầu công nhân, nhân viên thực hiện làm việc vào những ngày này thì đơn vị doanh nghiệp đó sẽ trả lương theo đúng quy định của Luật Lao động 2019. Như vậy, đối với trường hợp trên, thông thường người sử dụng lao động và người lao động trước khi giao kết hợp đồng phải trao đổi kỹ với nhau về vấn đề này tránh trường hợp sau này đến lúc làm việc lại nảy sinh các vấn đề không đáng có.
Đối với vấn đề của anh Khánh, nghỉ lễ nghỉ tết khi lao động mà Luật sư của chúng tôi đã nêu ở trên đã giải đáp được thắc mắc mà hiện tại anh Khánh đang mắc phải. Nếu anh còn thắc mắc về các ngày nghỉ lễ, anh hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Nghỉ kết hôn có tính chủ nhật không? Có được nguyên lương?
Ngoài nghỉ lễ tết thì người lao động có bao nhiêu ngày phép năm?
>> Tư vấn miễn phí về ngày phép năm, liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ hằng năm:
– Người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, người lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Nếu như người lao động mà làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà người lao động vẫn chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo quy định thì được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định về lịch nghỉ hằng năm sau khi đã tham khảo ý kiến của người lao động. Người sử dụng lao động phải thực hiện việc thông báo trước cho người lao động được biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc có thể nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động sẽ được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu như người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
– Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Trên đây là quy định về những ngày nghỉ phép, ngoài ngày nghỉ cưới của người lao động. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thời gian nghỉ phép, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không? Luật sư tư vấn
Nghỉ cưới xong có được nghỉ phép tháng không?
Anh Đức quê Quảng Ninh có câu hỏi.
“Thưa luật sư, tôi là Đức, hiện tại tôi đang tham gia lao động ở Hạ Long. Sắp tới đây, tôi có tổ chức hôn lễ và sẽ về để tổ chức ở quê nên tôi phải về mấy ngày liền. Theo tôi được biết, tôi sẽ được nghỉ 3 ngày để tổ chức đám cưới nhưng tôi thấy thời gian này quá ít đối với tôi.
Do tôi có thêm thời gian nghỉ phép năm và tháng mà tôi chưa nghỉ ngày nào trong năm nay nên tôi muốn khi nghỉ cưới xong tôi sẽ nghỉ phép tháng nhưng không biết công ty có cho không.
Vậy thưa Luật sư, nếu trường hợp của tôi là nghỉ cưới xong có được nghỉ phép năm luôn không? Xin cảm ơn Luật sư! “
>> Tư vấn miễn phí về nghỉ phép sau khi nghỉ cưới, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Thưa anh Đức, với câu hỏi của anh Đức đưa ra, Luật sư của chúng tôi đã phân tích và đưa ra phần giải đáp cho thắc mắc của anh như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, sẽ được nghỉ 03 ngày khi kết hôn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành không xuất hiện cụm từ “nghỉ phép tháng” mà chỉ có nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 và nghỉ hàng tuần theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:
“Điều 111. Nghỉ hằng tuần
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
….”
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
….”
Như vậy, đối với vấn đề của anh Đức, anh Đức có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về chế độ nghỉ tết của người lao động. Nếu như ở phía người sử dụng lao động và phía anh Đức có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề nghỉ phép năm được xác định như thế nào, đã có thỏa thuận từ trước chưa, nếu chưa có thỏa thuận thì nếu như anh Đức muốn nghỉ thêm phép năm phép tuần sau khi cưới thì anh Đức có thể báo trước với người sử dụng lao động.
Trong trường hợp quy định công ty có thỏa thuận về không được nghỉ như vậy hay nghỉ phải báo với công ty như thế nào thì anh Đức có thể thông báo lại với công ty để công ty và phải làm theo quy định, quy chế.
Như vậy Luật sư của chúng tôi đã giải đáp được đầy đủ những thắc mắc mà anh Đức đưa ra cho chúng tôi. Nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào về việc nghỉ phép sau khi cưới, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Bài viết trên của Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành và các vấn đề xoay quanh nghỉ cưới có được nghỉ phép năm không? Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!