Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam xử lý như thế nào?

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy với các trường hợp người nước ngoại phạm tội trên đất nước Việt Nam bị xử lý như thế nào? Họ có bị dẫn độ về nước xử lý không? Biện pháp hành chính có áp dụng trong các trường này hay không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để có thể nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư!

>> Tư vấn quy định về Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, Gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-quy-dinh-ve-nguoi-nuoc-ngoai-pham-toi-tai-viet-nam

 

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, xử lý theo luật nào?

 

>> Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị xử lý như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Người nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác và sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người không quốc tịch được hiểu là người không có quốc tịch của một nước nào đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên chính lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng sẽ được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc là hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật nước Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc là theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ sẽ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc là theo tập quán quốc tế đó; trong trường hợp điều ước quốc tế đó không có quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nước ngoài khi phạm tội tại lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo 1 trong 2 trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Đối với người phạm tội không thuộc đối tượng được miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự. Với trường hợp này thì người nước ngoài phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp thứ hai: Người phạm tội thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật nước Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.

Với trường hợp này, vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội sẽ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế có liên quan. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Như vậy, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam; trừ một số trường hợp thì sẽ được xử theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế,…

Trên đây là quy định về xử lý các trường hợp người bước ngoài phạm tội tại Việt Nam. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

Tổng Đài Pháp Luật được nhiều người biết đến là đơn vị chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho hàng nghìn trường hợp ở khắp các tỉnh thành. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp kịp thời!

Trục xuất – hình phạt đặc thù dành riêng cho người nước ngoài

 

>> Trục xuất được pháp luật quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại lãnh thổ Việt Nam sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi phạm tội.

Trong đó, trục xuất được xem là hình phạt đặc thù nhất dành riêng cho người phạm tội là người nước ngoài.

Trục xuất theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Trục xuất nghĩa là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật cho vấn đề trục xuất – hình phạt đặc thù dành riêng cho người nước ngoài. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí!

 

>> Xem thêm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì? Theo quy định BLHS 2015

 

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước xử lý

 

>> Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước xử lý không? Gọi ngay 1900.6174

 

Dẫn độ theo quy định tại Điều 32 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 được hiểu là việc một nước chuyển giao cho nước khác người mà có hành vi phạm tội hoặc là người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với những người đó.

Nếu trong trường hợp quốc gia của công dân phạm tội đó có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì sẽ tùy từng tình huống cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể đồng ý hoặc là không đồng ý dẫn độ.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 quy định về cơ quan tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

_ Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân của nước Việt Nam;

_ Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc là vì những lý do hợp pháp khác;

_ Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của nước Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc là vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

_ Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng sẽ bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về các vấn đề như chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;

_ Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và với mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng được các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của nước Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ đó thuộc một trong các trường hợp sau:

_ Trường hợp mà hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo các quy định của Bộ luật Hình sự nước Việt Nam;

_ Người bị yêu cầu dẫn độ đang truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.

Như vậy, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước xử lý nếu người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 35 Luật tương trợ tư pháp năm 2007.

 

>> Xem thêm: Tội gián điệp được pháp luật quy định như thế nào? BLHS 2015

 

Khó khăn trong quá trình xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam

 

>> Quá trình xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có khó khăn gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Trong quá trình xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thì việc phát hiện tội phạm và điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của cơ quan tố tụng gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn. Một vài khó khăn có thể kể đến như:

_ Việc xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có liên quan mật thiết đến vấn đề ngoại giao giữa các nước. Tuy nhiên, với một số quốc gia thì Việt Nam hiện vẫn chưa ký kết hiệp định hợp tác, dẫn độ tội phạm, hoặc hiệp định tương trợ tư pháp.

Vì vậy, khi phát hiện công dân của nước họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, việc xử lý tội phạm thường sẽ khó xử lý và có thể không nhận được sự hỗ trợ cũng như thiện chí từ các quốc gia này.

_ Bên cạnh đó, việc bất đồng về ngôn ngữ cũng là một trong những trở ngại lớn trong quá trình điều tra, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa… đòi hỏi phải có người dịch thuật lại cho người phạm tội bằng tiếng mẹ đẻ của họ.

Trên đây là một số khó khăn trong quá trình xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam. Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.

 

>> Xem thêm: Bản án là gì? Khi nào bản án có hiệu lực? [Cập nhập 2022]

 

Biện pháp xử lý hành chính có áp dụng cho người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không?

 

Chị Mỹ (Phú Thọ) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.

Tôi có một người bạn là người nước ngoài, hiện đang sinh sống và học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Vì một vài mâu thuẫn nhỏ mà bạn tôi đã có hành vi gây gổ với một nhóm người khác. Hậu quả của hành vi này là bạn tôi làm người khác bị thương. Vậy Luật sư cho tôi hỏi đối với hành vi của bạn tôi thì bạn tôi sẽ bị xử lý như nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

 

>> Biện pháp xử lý hành chính có áp dụng cho người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không? Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Mỹ ! Cảm ơn chị Mỹ đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật!  Để chị có thể hiểu rõ hơn về trường hợp mà mình thắc mắc các Luật sư chúng tôi sẽ đưa ra một số phân tích như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính nghĩa là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

– Hình thức cảnh cáo;

– Hình thức phạt tiền;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Trục xuất.

Xử lý vi phạm hành chính được hiểu là biện pháp được áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm các biện pháp như giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn là đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên lại không phải đối tượng áp dụng của các biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Do đó, biện pháp xử lý hành chính không áp dụng cho người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam.

Quay trở lại với câu hỏi của chị Mỹ: Đối với trường hợp của bạn chị thì bạn chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và hình thức xử phạt sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà hành vi của bạn chị gây ra.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam. Nếu còn những vướng mắc, chưa được làm rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình theo số hotline 1900.6174, để được hỗ trợ 24/7.