Sau kết hôn, các cặp vợ chồng thường sẽ phát sinh nợ chung trong hôn nhân. Đây cũng là vấn đề mà khi ly hôn khiến nhiều cặp vợ chồng tốn nhiều thời gian để thỏa thuận với nhau. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp thông tin về cách xác định và nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng trong hôn nhân. Mọi vướng mắc về vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp thông qua tổng đài 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ các luật sư có chuyên môn cao!
>> Luật sư tư vấn miễn phí cách xác định nợ chung trong hôn nhân, gọi ngay 1900.6174
Chị Cẩm Tú (Hậu Giang) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi và chồng kết hôn được 10 năm, cả hai vợ chồng đều có công việc với mức lương thu nhập tạm ổn định ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng dịch bệnh covid 19 nên tình hình làm ăn của vợ chồng không tốt, hai vợ chồng có bàn bạc về việc vay mượn. Sau đó, tôi là người đứng ra để vay số tiền 40.000.000 triệu đồng của người họ hàng xa để sửa sang nhà cửa và chi tiêu trong gia đình. Nay vợ chồng đang phát sinh nhiều mâu thuẫn, tôi muốn ly hôn và có đề cập tới việc góp tiền trả nợ, tuy nhiên chồng tôi bảo rằng tôi là người đứng ra vay tiền nên chồng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cùng trả nợ.
Vậy, tôi muốn hỏi Luật sư về nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng trong hôn nhân được quy định như thế nào? Việc thực hiện dựa trên nguyên tắc gì? Tôi xin cảm ơn!”
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Chào chị Tú! Cảm ơn chị Tú đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tại tổng đài chúng tôi! Sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ phân tích chi tiết quy định pháp luật hiện hành về nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng như sau:
Nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng là gì?
>> Luật sư giải đáp về khái niệm nợ chung của vợ chồng trong hôn nhân đúng theo quy định, gọi ngay 1900.6174
Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.
Căn cứ và đối chiếu theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có thể thấy một số khoản nợ được xác định là khoản nợ chung của vợ chồng trong hôn nhân, cụ thể:
1. Các khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng nhau thỏa thuận xác lập;
2. Các khoản nợ do vợ hoặc chồng vay mượn thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết yếu của gia đình;
3. Các khoản nợ phát sinh từ việc sở hữu tài sản chung;
4. Các khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Các khoản nợ về bồi thường thiệt hại do con gây ra mà pháp luật xác định cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường hoặc các khoản bồi thường thiệt hại khác mà vợ chồng phải có nghĩa vụ cùng thực hiện.
Như vậy, nợ chung bao gồm các khoản nợ do vợ chồng cùng vay mượn, hoặc phát sinh từ khối tài sản chung hoặc riêng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, phục vụ, duy trì và xây dựng gia đình; hoặc các khoản bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà pháp luật xác định vợ chồng phải có trách nhiệm cùng thực hiện thanh toán các khoản đó.
Cách xác định nợ chung trong hôn nhân
>> Cách xác định nợ chung trong hôn nhân là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Việc xác định khoản nợ của vợ chồng trong hôn nhân sẽ dựa vào các căn cứ sau đây:
– Căn cứ về thời kỳ hôn nhân: với các khoản nợ hình thành trong thời kỳ hôn nhân, đa số có sự tham gia của cả vợ chồng trong các giao dịch vay tài sản vì nhiều mục đích khác nhau. Lúc này cả vợ và chồng cùng trực tiếp phát sinh quyền và nghĩa vụ từ quan hệ nghĩa vụ dân sự mà họ tham gia; hoặc gián tiếp phát sinh quyền và nghĩa vụ khi một bên tham gia giao dịch bởi trách nhiệm liên đới về nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng. Trong trường hợp này, các khoản nợ được xác định là khoản nợ chung của vợ chồng.
– Căn cứ vào mục đích thực hiện các giao dịch làm phát sinh khoản nợ: với các khoản nợ do một bên xác lập mà mục đích của giao dịch đó không nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, phục vụ cuộc sống gia đình, không tác động đến tài sản chung của vợ chồng,… Như vậy, nếu không nhằm mục đích vì lợi ích chung của vợ chồng, gia đình thì các khoản nợ này cơ bản sẽ được xác định là khoản nợ riêng của cá nhân người xác lập, đa phần những trường hợp này người còn lại không được biết hoặc biết nhưng không rõ, không nắm được thông tin về giao dịch. Nói chung, trường hợp các giao dịch làm phát sinh khoản nợ được thực hiện với mục đích chung cho cuộc sống hôn nhân và gia đình thì cơ bản sẽ được pháp luật thừa nhận và xác định là khoản nợ chung của vợ chồng.
– Căn cứ về sự thỏa thuận của vợ chồng: theo đó, vợ chồng chỉ cần thỏa thuận không trái quy định pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội thì các thỏa thuận đó sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Đối với các thỏa thuận về khoản nợ của vợ chồng cũng như vậy, vợ chồng có quyền thỏa thuận và cùng nhau xác định các khoản nợ này là chung hay riêng. Nếu thỏa thuận thống nhất và tự nguyện, việc xác định khoản nợ chung hay riêng được thực hiện theo sự thỏa thuận đó.
Như vậy, để xác định khoản nợ là nợ chung hay nợ riêng của vợ chồng trong hôn nhân Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ như đã nêu trên.
Xác định nợ chung là một vấn đề không dễ, nếu còn vướng mắc về việc xác định nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng, hãy chủ động liên hệ Luật sư qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!
Vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung trong hôn nhân không?
>> Luật sư tư vấn nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng trong hôn nhân, gọi ngay 1900.6174
Pháp luật quy định rõ vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đồng thời, tại Điều 27 Luật này quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng, cụ thể như sau:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Như vậy, hiện nay không có quy định nào thể hiện tất cả các khoản nợ hình thành trong quá trình hôn nhân đều là nợ chung. Chỉ có một số khoản nợ thuộc trách nhiệm liên đới quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (nợ phát sinh để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nợ phát sinh từ trường hợp kinh doanh chung, hoặc khoản nợ là nghĩa vụ chung theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm…) thì mới được xem là nợ chung.
Nhìn chung, khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được xác định là nợ chung của vợ chồng thì vợ chồng có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ đó.
Trên đây là quy định pháp luật về trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng trong hôn nhân, để hiểu rõ hơn quy định pháp luật có liên quan, chị vui lòng nhấc máy liên hệ tổng đài 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!
Vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ chung trong hôn nhân không?
>> Luật sư giải đáp về vợ chồng trả nợ chung trong hôn nhân, liên hệ ngay 1900.6174
Như vậy, dựa theo thông tin mà chị Tú đã trình bày ở trên, Luật sư xin được trả lời câu hỏi về nghĩa vụ cùng nhau trả nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng như sau:
Căn cứ tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định trường hợp, vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của gia đình và những giao dịch liên quan đến việc đại diện giữa vợ, chồng.
Đối với trường hợp quy định tại Điều 60 Luật này về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn thì vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ chung trong hôn nhân.
Đồng thời, dựa vào các căn cứ xác định nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng để xác định khoản nợ phát sinh đó là khoản nợ chung hay nợ riêng. Trường hợp nợ chung phát sinh trong hôn nhân thì vợ chồng phải cùng nhau trả nợ. Ngược lại, với nợ riêng khi ly hôn, nợ riêng của vợ/ chồng thì vợ/chồng có trách nhiệm tự trả, trừ những trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: Vợ chồng thỏa thuận với nhau hoặc thỏa thuận với người thứ ba về nghĩa vụ trả nợ
– Trường hợp 2: Sau ly hôn, hai bên vợ chồng không thể tự thỏa thuận với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định về nghĩa vụ thanh toán này.
Khi tiến hành ly hôn, trong đơn xin ly hôn thuận tình hoặc đơn xin ly hôn đơn phương, các bên có thể trình bày mong muốn chia và yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, để xác định vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ chung trong hôn nhân không thì trước hết chị và chồng cần thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ thanh toán khoản vay này. Theo đó, thỏa thuận phải cụ thể hai bên có phải cùng nhau chi trả hay một bên hay bên một chi trả nhiều hơn bên còn lại. Nếu giữa hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận với nhau về vấn đề trả nợ, Tòa án sẽ quyết định rõ tại Bản án và có hiệu lực pháp luật buộc các bên phải thực hiện.
Trên đây là phân tích về nội dung vợ chồng cùng nhau trả nợ chung trong hôn nhân, mong rằng câu trả lời trên sẽ giúp ích cho chị trong việc giải quyết nợ chung trong hôn nhân. Nếu chị còn câu hỏi khác cần giải đáp, liên hệ ngay 1900.6174 để được các luật sư tư vấn chi tiết!
Nguyên tắc giải quyết nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng
>> Nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng được giải quyết theo nguyên tắc nào? Gọi ngay 1900.6174
Nguyên tắc giải quyết nợ chung trong hôn nhân của vợ chồng được pháp luật nêu rõ tại Điều 27 và Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:
“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Sau ly hôn, các khoản nợ chung của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Hai bên vẫn phải cùng tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo đó, có hai phương án giải quyết là thỏa thuận và yêu cầu Tòa án giải quyết, khi Tòa án xem xét và nhận định đó là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó sẽ chia đôi, mỗi bên sẽ phải trả một phần.
“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”
Như vậy, để giải quyết nghĩa vụ thanh toán khoản nợ và của vợ chồng như trình bày của chị Tú ở trên, pháp luật sẽ dựa trên nguyên tắc này để bảo đảm tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, không để bên nào thiệt thòi hơn. Trong quá trình giải quyết nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, chị có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng!
Các trường hợp vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợ
>> Khi nào vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợ? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có thể thấy các trường hợp vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợ như sau:
Dựa vào mục đích của việc phát sinh khoản nợ. Cụ thể nếu việc vay tiền không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, theo quy định tại Điều 30 Luật này thì trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Việc vay mượn tiền không dựa trên căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng, quy định này được quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận khác hoặc Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan quy định khác về nghĩa vụ vay tiền, về đại diện trong quan hệ kinh doanh.
Theo đó, trường hợp khoản nợ được xác định là nợ riêng (Khoản nợ không do 02 bên cùng thỏa thuận mà do một bên tự ý xác lập) thuộc các trường hợp sau đây thì vợ chồng không phải liên đới cùng nhau trả nợ:
1. Không nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình;
2. Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung;
3. Không nhằm để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
4. Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật hiện hành;
5. Không phải thuộc vào trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Như vậy, không phải trong trường hợp nào vợ chồng cũng có trách nhiệm liên đới cùng nhau trả nợ.
Trong trường hợp chị còn thắc mắc cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại văn phòng luật sư để được hỗ trợ nhanh chóng. Thông tin liên hệ của Tổng Đài Pháp Luật như sau:
Số điện thoại: 1900.6174
Website: tongdaiphapluat.vn
Email: [email protected]
>> Xem thêm: Nợ riêng khi ly hôn xác định như thế nào? Ai có nghĩa vụ trả nợ?
Trên đây là những nội dung tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến nợ chung trong hôn nhân. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Trong quá trình tìm hiểu bài viết hay trong thực tế, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn chi tiết!