Thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản gây ra nhiều khó khăn trong quá trình xử lý do đụng chạm đến lợi ích vật chất giữa các bên. Vậy thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản được tiến hành như thế nào?

Bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả câu hỏi về thủ tục này. Nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề gì về thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình giải đáp miễn phí, chính xác nhất!

thu-tuc-ly-hon-co-tranh-chap-tai-san

 

Quy định của pháp luật về tài sản của vợ chồng khi ly hôn

 

Tài sản nào được xem là tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn?

 

>> Hướng dẫn cách xác định tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn nhanh chóng, chính xác, gọi ngay 1900.6174 

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ/ chồng được quy định như sau:

Các tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

– Các tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn với nhau

– Các tài sản mà 1 trong 2 bên được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Các tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình

– Các tài sản phục vụ các nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Các tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ/chồng cũng sẽ là tài sản riêng của vợ/chồng. Nguồn hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng trong suốt thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra còn có các tài sản riêng khác được quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:

Các tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật gồm:

– Quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

– Các tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

– Các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Một điều cần lưu ý rằng, việc xác định tài sản riêng trước hôn nhân cần phải có các căn cứ, bằng chứng rõ ràng. Nếu 1 trong 2 bên không chứng minh được đó là tài sản riêng, tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung và cả hai bên đều có quyền đối với tài sản chung đó.

>> Xem thêm: Tài sản trước hôn nhân chia như thế nào? – Tư vấn chi tiết

Tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?

 

>> Hướng dẫn cách xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174 

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ/ chồng cùng nhau tạo ra tài sản từ nhiều nguồn khác nhau. Tài sản đó sẽ tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng.

Có thể hiểu tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm tiền, vật, các loại giấy tờ có giá và quyền tài sản mà hai người cùng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Yếu tố “cùng tạo dựng” được xác định theo nhiều cách khác nhau và có nhiều phức tạp khi xác định. Cả vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau đối với tất cả tài sản chung đó.

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ, chồng bao gồm:

– Các tài sản do người vợ, người chồng tạo ra, các khoản thu nhập do quá trình lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh

– Các hoa lợi, lợi tức được phát sinh từ tài sản riêng và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình

– Các tài sản mà vợ chồng được hưởng thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà vợ chồng đã có sự thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp tài sản của vợ hoặc chồng được hưởng thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua việc giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng sẽ thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng như chăm sóc con cái, …

Trong các trường hợp tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp mà không có các căn cứ để chứng minh là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.

Việc xác định tài sản chung và tài sản riêng một cách chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Các bên cần có các căn cứ nhất định để xác định được các loại tài sản. Để được luật sư hướng dẫn chi tiết cách xác định tài sản khi thực hiện thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản một cách nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

>> Xem thêm: Tài sản chung là quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

Thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản

 

Chị Yến (Hà Nam) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 5 năm. Chúng tôi cùng nhau làm ăn và phấn đấu để xây dựng hạnh phúc gia đình. Chồng tôi làm lập trình viên, tôi là giáo viên nên kinh tế gia đình cũng khá ổn định. Nhưng sau khi kết hôn được 2 năm và tôi sinh em bé, vợ chồng tôi thống nhất để tôi ở nhà chăm con và nội trợ. Từ đó, chỉ có mình chồng tôi đi làm.

Một thời gian sau, tôi vô cùng sốc khi phát hiện chồng có người khác ở bên ngoài và có hành vi ngược đãi mẹ con tôi. Tôi không thể chung sống với chồng tôi được nữa. Tôi muốn làm thủ tục ly hôn. Ban đầu, tôi muốn thỏa thuận ly hôn trong bình yên, chồng tôi đồng ý, nhưng đến khi thỏa thuận tài sản chia đôi, con tôi nuôi thì chồng tôi không chịu. Chồng tôi bảo do tôi không đi làm, không kiếm ra tiền nên không thể chia đôi như vậy được.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: Tài sản của chúng tôi sẽ được chia như thế nào là đúng quy định pháp luật? Thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản được tiến hành như thế nào? Mong luật sư hướng dẫn tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Chào chị Yến! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi vấn đề của mình cho chúng tôi.Về thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản, chúng tôi xin giải đáp chi tiết dưới đây.

Tài sản của vợ chồng khi ly hôn được phân chia như thế nào?

 

>> Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn chính xác, miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174 

Việc chia tài sản khi ly hôn tuân theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm các nguyên tắc dưới đây:

– Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng

Theo Khoản 1 Điều 59 Luật này quy định:

“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận….Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó.”.

Việc chia tài sản của vợ chồng phụ thuộc vào chế độ tài sản mà các bên đã chọn trước khi kết hôn.

Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận:

+ Nếu văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản vợ chồng khi ly hôn.

+ Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản vợ chồng khi ly hôn.

+ Trường hợp văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng theo luật định, trước tiên sẽ được tiến hành trên cơ sở “do các bên thỏa thuận”. Sở dĩ có điều này, do pháp luật tôn trọng ý chí tự nguyện, tự định đoạt của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung (quy định tại khoản 2 Điều 3 và Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015) và quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng.

– Nguyên tắc đảm bảo bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng

Luật hôn nhân và gia đình quy định khi chia tài sản chung phải dựa vào các yếu tố quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 59.

– Thứ nhất: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

Đó là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài chính, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn vợ, chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình của vợ, chồng.

– Thứ hai: dựa vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Lao động người vợ và người chồng trong gia đình sẽ được coi như lao động có thu nhập “là sự đóng góp về các tài sản riêng, thu nhập, các công việc gia đình và lao động của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung của vợ chồng.

Người vợ hoặc người chồng mà ở nhà chăm sóc con, gia đình, không đi làm vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của vợ chồng đi làm. Bên nào có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều phần hơn.

– Thứ ba: bảo vệ các lợi ích chính đáng của mỗi bên trong việc sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

Đây là việc khi chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho người vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được tiếp tục sản xuất, kinh doanh để tạo ra thu nhập và phải thanh toán cho bên còn lại phần giá trị tài sản chênh lệch.

Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp sẽ không được ảnh hưởng đến các điều kiện sống tối thiểu của người vợ, người chồng và các con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự.

– Thứ tư: lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Đó là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm về các quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn hậu quả ly hôn. Cần lưu ý, lỗi ở đây có thể như vợ/chồng có hành vi ngoại tình, vợ/chồng cờ bạc bằng tài sản chung thua lỗ, một bên không chăm sóc, chu cấp cho con cái,…

Trường hợp một bên có lỗi nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ly hôn thì không xem xét, đánh giá lỗi đó khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị được hưởng.
Trong thời kỳ hôn nhân, tài sản chung được vợ chồng tạo ra rất đa dạng, phong phú, bao gồm động sản, bất động sản, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Vì vậy, khi thực hiện phân chia tài sản chung của vợ chồng là các vật cho mỗi bên, Tòa án có thể phân chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị tùy vào yêu cầu của các bên cũng như các điều kiện thực tế khác.

Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tính tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

– Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng

Khi vợ chồng ly hôn, tài sản riêng của bên nào sẽ thuộc quyền sở hữu của bên đó. Khi ly hôn, người có tài sản riêng sẽ lấy phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, trong trường hợp người vợ/chồng không phản đối.

+ Nếu vợ hoặc chồng – phía bên còn lại – phản đối cho rằng đó không phải tài sản riêng của bên chồng hoặc vợ mà là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của bên còn lại thì trong trường hợp này pháp luật sẽ áp dụng nguyên tắc: người nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của phía bên vợ, chồng còn lại hoặc các giấy tờ (giấy chứng nhận quyền sở hữu, di chúc,..)

+ Trong trường hợp một bên vợ/chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình nhưng không đủ chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mình thì tài sản tranh chấp đó sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Đây là nguyên tắc suy đoán pháp lý được áp dụng để xác định tài sản chung của vợ chồng.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khi giải quyết tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình. Quy định này là sự cụ thể hóa một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình là bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện 1 số chức năng cao quý của người mẹ.

Như vậy, có thể thấy, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ưu tiên việc vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung, nếu thỏa thuận không rõ ràng hoặc không thỏa thuận được thì mới áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết. Sau khi việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hoàn tất, tài sản chung sau khi chia trở thành tài sản riêng của mỗi bên và chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ chung, phần tài sản đã chia sẽ chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về tài sản sở hữu riêng.

Quay trở lại với trường hợp của chị Yến, để giải quyết vấn đề của chị Yến cần xử lý các vấn đề sau:

– Thứ nhất, tài sản chung của vợ chồng chị Yến gồm những tài sản nào

– Thứ hai, vợ chồng chị Yến không thỏa thuận được việc chia tài sản, do đó, theo nguyên tắc sẽ chia đôi tài sản. Tuy nhiên khi phân chia tài sản, Tòa án còn dựa trên 1 số các yếu tố.

+ Chị Yến ở nhà chăm sóc gia đình và nội trợ, không đi làm kiếm tiền. Chồng chị Yến làm lập trình viên và có lương hàng tháng. Do đó, chồng chị Yến cho rằng chị Yến không được hưởng phần tài sản tương đương. Nhưng trên thực tế, pháp luật quy định khi chia tài sản chung cần dựa vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Trong đó, chị Yến ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Như vậy, đối với tài sản chung của vợ chồng chị Yến, việc chồng chị Yến không chấp nhận việc chia đôi là sai theo quy định pháp luật. Chị Yến có quyền thực hiện thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản và yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn không cần ra tòa có được không? [Chi tiết A-Z]

 

thu-tuc-ly-hon-co-tranh-chap-tai-san-huong-dan

 

Trình tự, thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản

 

>> Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản sẽ giải quyết 2 mối quan hệ: quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản. Tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên mà mối quan hệ này có các cách giải quyết khác nhau.

Các bên có thể vừa yêu cầu ly hôn vừa yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản hoặc sau khi giải quyết ly hôn, các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp quan hệ tài sản. Tuy nhiên, dù lựa chọn theo cách thức nào, Tòa án cũng sẽ giải quyết tách bạch 2 quan hệ này: giải quyết ly hôn sau đó giải quyết quan hệ tài sản.

Do đó thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản sẽ gồm 2 thủ tục: thủ tục ly hôn và thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản:

Thứ nhất, thủ tục ly hôn thuận tình:

– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ly hôn

Vợ chồng chị Yến muốn làm thủ tục ly hôn thuận tình cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ như sau:

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng chị Yến

+ Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của vợ chồng chị Yến

+ Bản sao có chứng thực CMND/ Căn cước công dân/hộ chiếu của 2 vợ chồng chị Yến

Vợ chồng chị Yến có thể thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện, chuyển phát nhanh.

– Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn và đưa ra các yêu cầu án phí

Sau khi Tòa án nhận được đầy đủ hồ sơ đã nộp, trong thời hạn 3 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phải tiến hành phân công Thẩm phán giải quyết.

Trường hợp hồ sơ ly hôn đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về việc nộp lệ phí. Trong thời hạn là 5 ngày, hai vợ chồng chị Yến phải thực hiện xong việc nộp lệ phí.

– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí

Theo thông báo của Tòa án sẽ tiến hành việc nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai đã nộp tiền cho Tòa án (Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).

– Bước 4: Giải quyết vụ việc

+ Thời hạn để chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 1 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý.

+ Trong thời gian chuẩn bị, Tòa án cần phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

+ Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải ly hôn để vợ chồng chị Yến đoàn tụ, cần giải thích về các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng,..

– Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

+ Trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải thành, vợ chồng chị Yến sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.

+ Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải ly hôn không thành, vợ chồng chị Yến vẫn quyết định tiến hành ly hôn thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Chị Yến muốn làm thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017

+ Bản sao hợp lệ của chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân của chị Yến

+ Bản kê khai về các tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết (Tài sản chung hoặc tài sản riêng) có công chứng hợp lệ.

+ Bản sao quyết định ly hôn

Chị Yến nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Lưu ý:

+ Trường hợp đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản, chị Yến phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp

+ Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài, chị Yến nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết

– Bước 2: Chị Yến nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định

– Bước 3: Chị Yến nộp biên lai tiền tạm ứng án phí, từ đó Tòa án ra thông báo thụ lý và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Yến: Chị Yến cần thực hiện đầy đủ thủ tục về ly hôn và khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản. Tòa án sẽ tiếp nhận hồ sơ và ra các quyết định giải quyết vụ việc.

Trên đây là thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sảnTổng đài pháp luật cung cấp. Trong quá trình thực hiện thủ tục này nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn nào, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất. Đội ngũ luật sư và chuyên viên của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi, mọi trường hợp.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn có tài sản chung được giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

 

Chị Ngọc Huyền (Hà Nam) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư! Tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp như sau:

Tôi và chồng tôi đã ly hôn được 3 năm và đã có quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án. Khi ly hôn, vợ chồng tôi đã thỏa thuận về chia tài sản chung gồm 1 ngôi nhà và 2 thửa đất. Ban đầu chồng tôi đồng ý để ngôi nhà cho tôi và con sống ở đó. Tôi có đưa cho chồng tôi 1 khoản tiền coi như bù vào số tiền nhà, còn 2 thửa đất chúng tôi chia đôi. Tuy nhiên, 1 năm sau, chồng tôi quay lại và đòi bán nhà, yêu cầu chia đôi số tiền đó. Tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi luật sư tôi phải làm thế nào để giải quyết việc tranh chấp tài sản sau ly hôn? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Huyền! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi vấn đề của mình cho chúng tôi! Dựa trên thông tin chị cung cấp, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

– Các bên tự thỏa thuận, nhưng cần tuân thủ nguyên tắc: “vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung, nhưng có tính đến điều kiện, công sức đóng góp của các bên trong việc hình thành và phát triển các tài sản chung của họ”

– Nhờ bên thứ 3:

+ Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn theo con đường hòa giải, thương lượng và luôn đề cao tính tự thỏa thuận của các bên.

+ Đưa ra phương án tối ưu, bảo vệ quyền lợi của khách hàng với mức phí thấp và các bên không mất tiền nộp án phí và sự thỏa thuận của họ có giá trị thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị như giải quyết qua Tòa án

– Nhờ Tòa án giải quyết:

Thủ tục giải quyết ly hôn có tranh chấp tài sản như thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự khác.
Các đương sự phải chịu án phí đối với tranh chấp là tài sản chung.

Quay trở lại với trường hợp của chị Huyền, vợ chồng chị Huyền đang xảy ra tranh chấp tài sản sau ly hôn:

Trước đó chị Huyền và chồng đã thỏa thuận về việc chia tài sản. Nhưng sau đó có phát sinh tranh chấp tài sản, cụ thể: Tài sản chung là ngôi nhà, ban đầu được giao cho chị Huyền ở và chăm sóc con cái. Chị Huyền cũng đã đưa 1 số tiền để bù cho chồng chị khi giao toàn bộ nhà cho mình. Tuy nhiên, chồng chị Huyền lại quay lại và đòi chia tiền nhà.

Chị Huyền không nhắc đến văn bản phân chia tài sản. Do đó, chồng chị Huyền có thể dễ dàng “lật ngược” thỏa thuận để gây khó dễ.

Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị Huyền có thể thực hiện các cách thức sau:

– Thỏa thuận lại với chồng và đưa ra hướng giải quyết chung

– Nhờ bên thứ ba như công ty luật để đứng ra hỗ trợ giải quyết

– Nhờ Tòa án giải quyết: chị Huyền có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp tài sản. Thủ tục như khởi kiện vụ án dân sự.

Thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản thường có những khó khăn nhất định. Các bên cần xác định đúng nguyên nhân nút thắt tranh chấp, từ đó có cách thức để “mở nút thắt” tại đó. Bên cạnh đó, các bên cần xác định đúng thẩm quyền và thủ tục giải quyết tránh nhầm lẫn, gây mất thời gian trong suốt quá trình. Mọi vấn đề cần hỗ trợ khi giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174, chúng tôi sẽ tiếp cận vụ việc và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bạn.

>> Xem thêm: Nợ riêng khi ly hôn xác định như thế nào? Ai có nghĩa vụ trả nợ?

 

thu-tuc-ly-hon-co-tranh-chap-tai-san-huong-dan-chi-tiet

 

Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản của Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Liên hệ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Tổng Đài Pháp Luật với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết hàng trăm vụ việc dân sự lớn nhỏ chắc chắn sẽ là điểm tựa pháp lý vững chắc cho bạn khi thực hiện thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản. Các luật sư và chuyên viên của chúng tôi có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và có các kỹ năng xuất sắc. Tổng đài pháp luật cung cấp các dịch vụ pháp lý sau:

– Tư vấn cách xác định tài sản chung, tài sản riêng

– Tư vấn các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

– Hỗ trợ thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn và sau ly hôn

– Tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản

– Hỗ trợ giải quyết các khoản nợ chung của vợ chồng

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng thấu hiểu, sẵn lòng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Mọi vấn đề của bạn sẽ được lắng nghe và đưa ra hướng giải quyết kịp thời và chính xác.

Liên hệ với Luật sư ly hôn – Tổng Đài Pháp Luật

 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản muốn lắng nghe tư vấn từ đội ngũ luật sư của chúng tôi, bạn có thể liên hệ thông qua các cách thức sau:

Số điện thoại liên hệ của Tổng Đài Pháp Luật: 1900.6174

Website: tongdaiphapluat.vn

Email: tongdaiphapluat.mkt@gmail.com

luat-su-tu-van-thu-tuc-ly-hon-co-tranh-chap-tai-san

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản. Thủ tục này tương đối phức tạp và mất thời gian. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn để đảm bảo thủ tục đúng pháp luật, rút ngắn thời gian và chi phí giải quyết vụ việc. Mọi thông tin chúng tôi chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Hãy liên hệ ngay qua đường dây nóng 1900.6174 nếu bạn cần chúng tôi hỗ trợ về thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174