Nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu khi mà quy định mới về luật CCCD đã được sửa đổi và bổ sung. Nếu bạn sử dụng CMND thì thông tin nơi cấp sẽ dễ dàng nhận ra ở phía sau của mặt thẻ. Nhưng ở căn cước công dân thì ít ai có thể biết được. Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu.
Căn cước công dân là gì?
Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định: căn cước công dân là thông tin cơ bản để nhận dạng lai lịch của công dân theo đúng quy định của pháp luật.
Hiệu cách đơn giản hơn thì căn cước công dân được coi là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân đã được cơ quan thẩm quyền cấp. Trong căn cước công dân sẽ bao gồm các thông tin như hình dạng, lai lịch và đặc điểm nhận dạng của cá nhân đó.
Và đặc biệt mỗi thẻ căn cước công dân đều chứa 1 dãy số được gọi là định danh cá nhân, mỗi một câu dân sẽ có một dãy số khác nhau và không bao giờ bị trùng lặp.
>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!
Nội dung trên thẻ căn cước công dân
Căn cứ theo điều 18 Luật căn cước công dân 2014 quy định trên thẻ căn cước công dân sẽ có nội dung như sau:
Mặt trước thẻ: Bao gồm Quốc Huy nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dòng chữ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc, dòng chữ Căn cước công dân, số thẻ, ảnh chân dung, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, quốc tịch, năm hết hạn
Mặt sau thẻ: vân tay và đặc điểm nhận dạng, bộ phận mã hoá thông tin, ngày tháng năm cấp thẻ, quốc huy của cơ quan cấp thẻ, họ tên và chữ ký của người cấp thẻ
>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi làm căn cước công dân theo quy định pháp luật
Quy định về Cách ghi nơi cấp căn cước công dân
Nếu bạn chưa biết nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu và quy định cách ghi nơi cấp căn cước công dân thì đây sẽ là nội dung dành cho bạn, hãy cùng tiếp tục theo dõi với chúng tôi.
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2016 thì nhiều tỉnh thành trên cả nước đã bắt đầu tiến hành cung cấp căn cước công dân cho người dân tại địa phương theo đúng luật căn cước công dân mới và mẫu thẻ căn cước công dân cũng được tuân theo quy định tại thông tư 61/2015/TT-BCA
Trong đó, mặt sau thẻ căn cước công dân phải bao gồm các nội dung như sau:
Con dấu màu đỏ được đóng trên thẻ căn cước công dân, Quốc huy của cục cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục cảnh sát và Bộ công an
Và căn cứ theo thông tư 32/2018/TT-BCA còn hiệu lực từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 quy định cụm cục cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục cảnh sát và Bộ công an được thay thế bằng cụm từ Cục kiểm soát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Bộ Công an
Nhưng đến 23/2/2021, Bộ công an đã ban hành thông tư mới quy định về quy cách của thẻ căn cước công dân có gắn chip và mặt sau có thông tin cụ thể như sau:
– Bên trái từ trên xuống: Đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm sinh, cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, họ tên và chữ kỹ của người cấp thẻ, quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
– Bên phải từ trên xuống: có hai ô vân tay ngón trỏ trái và vân tay ngón trỏ phải
– Dòng MRZ
>> Xem thêm: Làm căn cước công dân cần giấy tờ gì
Nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu?
Nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu đang là vấn đề mà rất nhiều người mới làm căn cước công dân quan tâm đến. Vì trong các loại giấy tờ tùy thân, trong đó có căn cước công dân cần phải có đầy đủ về ngày cấp và nơi cấp.
Trước khi thẻ căn cước công dân được ra đời, người dân tại Việt Nam đều sử dụng chứng minh nhân dân để làm giấy tờ tùy thân của mình. Và trong CMND nơi cấp sẽ là Công an tỉnh nơi người dân đó có hộ khẩu thường trú. Thông tin về nơi cấp sẽ được hiển thị ở mặt sau của chứng minh nhân dân. Vì vậy, sẽ không còn gì khó khăn khi tìm kiếm nơi cấp ở đâu.
Tuy nhiên, đến khi sử dụng căn cước công dân thì vấn đề nơi cấp căn cước công dân ở đâu thì nhiều người không biết đến. Mọi người sẽ không biết ghi nơi cấp là Công an Tỉnh nơi mình làm thẻ hay tên cơ quan cấp thẻ CCCD.
Căn cứ theo quy định mới về thẻ căn cước công dân của Bộ công an thì chúng ta hiểu con dấu ở mặt sau thể chính là nơi cấp căn cước công dân.
Đối với thẻ căn cước công dân làm từ 1/1/2016 đến 10/10/2018 có nơi cấp là cục cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư
Đối với thẻ căn cước làm từ 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Một số câu hỏi có liên quan
Con dấu trên thẻ Căn cước công dân là gì?
Anh Quân (Bắc Giang) có câu hỏi như sau:Thưa luật sư, chuyện là tháng vừa rồi tôi mới đi đăng ký thủ tục làm căn cước công dân có gắn chip theo quy định mới của nhà nước. Đến hôm nay, tôi đã nhận được thẻ và nhìn xung quanh vẫn không biết nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu và con dấu đỏ trên mặt sau của thẻ căn cước công dân có ý nghĩa cho bộ phận cơ quan nào, luật sư giải đáp giúp tôi.
>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!
Trả lời
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, sau khi nhận được vấn đề của bạn là không biết nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu và con dấu đỏ trên mặt sau của thẻ căn cước công dân có ý nghĩa cho bộ phận cơ quan nào thì:
Con dấu đỏ trên thẻ căn cước công dân chính là quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát và Bộ Công an.
Và với câu hỏi nơi cấp công dân nghi ở đâu thì nơi cấp được thể hiện bằng quốc huy màu đỏ được in ở mặt sau của căn cước công dân.
Ghi trình độ học vấn trên Tờ khai CCCD thế nào?
Chị Thu (Hà Nội) có câu hỏi như sau:Thưa luật sư, hiện tại tôi đang là thạc sĩ tại trường đại học ở Hà Nội. Theo như quy định mới của Bộ Công an thì mọi công dân cần phải làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Nhưng nếu tôi muốn ghi trình độ học vấn trên tờ khai CCCD thì cần viết như thế nào ạ?
Trả lời
Căn cứ theo Thông tư 66/2015/TT-BCA được bổ sung và sửa đổi bởi Thông tư 41/2019/TT-BCA thì tờ khai căn cước công dân sẽ được ghi theo mẫu CC01 và được dùng để kê khai về thông tin cá nhân của mỗi công dân khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp mới lại thẻ.
Trong đó, mục số 16 quy định về trình độ học vấn sẽ được khai như sau: Ghi trình độ học vấn cao nhất mà cá nhân đạt được như thạc sĩ, tiến sĩ, đại học, cao đẳng,…
Như vậy, đối với trường hợp của bạn muốn ghi trình độ học vấn trên tờ khai CCCD thì ghi trình độ thạc sĩ.
>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!
Qua bài viết, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các thông tin liên quan và tìm được đáp án cho vấn đề nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp về nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu, xin vui lòng hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 0977.523.155 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email để được các luật sư hỗ trợ tư vấn.