Điều 131 bộ luật dân sự 2015 – Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu?

Điều 131 bộ luật dân sự 2015  quy định pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Khi tham gia vào các giao dịch mà không biết giao dịch đó bị vô hiệu lúc nào thì sẽ không thể bảo vệ được các quyền và lợi ích liên quan của mình.

Vậy Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều này như thế nào? Điều 131 của Bộ luật dân sự 2015 hiện hành thì có những điểm gì mới và nổi bật hơn so với luật cũ? Thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu? v.v…

Cụ thể trong bài viết sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên.

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về điều 131 luật dân sự 2015. Gọi ngay 1900.6174

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh hay thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Một giao dịch dân sự muốn có hiệu lực thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp đối với giao dịch dân sự được xác lập

– Các chủ thể tham gia giao dịch dân đều trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc

– Mục đích hướng đến và nội dung của giao dịch dự không được vi phạm pháp luật, không trái với những chuẩn mực đạo đức và xã hội.

dieu-131-bo-luat-dan-su-2015

Như vậy, có thể hiểu, giao dịch dân sự vô hiệu là những giao dịch dân sự bằng hợp đồng hoặc những hành vi pháp lý đơn phương không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã nêu trên, trừ những trường hợp quy định khác tại Bộ luật Dân sự 2015.

>>> Điều 131 bộ luật dân sự? Gọi ngay để được tư vấn chi tiết 1900.6174

Nội dung điều 131 bộ luật dân sự 2015

Nội dung Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định cụ thể như sau:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Trên đây là nội dung Điều 131 Bộ luật dân sự 2015. 

>>> Xem thêm: Điều 420 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng

Phân tích điều 131 bộ luật dân sự 2015

Về cơ bản Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 đã kế thừa được những nội dung về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trong Bộ luật Dân sự trước đó năm 2005. Tuy nhiên ở Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung về mặt hình thức, quy định mỗi hậu quả pháp lý thành một khoản riêng. Bên cạnh đó Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 cũng có sự sửa đổi về nội dung hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức của bên ngay tình theo hướng bảo vệ cho các bên ngay tình.

Theo đó bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.” Trong khi đó Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định các bên phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đã nhận dù là bên thứ ba ngay tình, chỉ trường hợp hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định pháp luật thì không cần hoàn trả.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí phân tích điều 131 bộ luật dân sự. Gọi ngay 1900.6174

Điểm nổi bật của Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 mới so với Bộ luật Dân sự cũ năm 2005

Điều 131 của Bộ luật dân sự 2015 so với luật cũ thì có những thay đổi chi tiết như sau:

– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

– Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên liên quan sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

dieu-131-bo-luat-dan-su-2015

Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu các hoa lợi, lợi tức sẽ không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

– Bên có lỗi gây ra các thiệt hại thì phải bồi thường.

– Việc giải quyết các hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu có liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này hay luật khác có liên quan quy định.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điểm nổi bật của bộ luật dân sự mới. Gọi ngay 1900.6174

Thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?

Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định cụ thể tại điều 408 của Bộ luật dân sự 2015

– Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị xem là vô hiệu

Theo đó mà ta có thể thấy được nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện sẽ quyết định đến thời hiệu yêu cầu của Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tính chất hợp đồng dân sự là một bộ phận của giao dịch dân sự, quy định về thời hiệu yêu cầu các tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng được quy định tại phần giao dịch dân sự.

– Trường hợp không thể áp dụng thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu cụ thể đó là:

+ Thứ nhất, các trường hợp về giao dịch dân sự do các bên xác lập với nhau thực hiện một cách giả tạo nhằm để che giấu một giao dịch dân sự khác, hoặc là trốn tránh nghĩa vụ mà đối tượng giao kết hợp đồng không có thực hoặc không thể thực hiện được;

+ Thứ hai, các bên thực hiện việc xác lập giao dịch dân sự dẫn đến đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện là tự nhiên, các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên tham gia hợp đồng, …

thoi-hieu-cua-bo-luat-dan-su-2015– Các trường hợp thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong thời gian là 02 năm cụ thể như sau:

+ Hợp đồng do người chưa thành niên, những người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ các hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập và không có khả năng để thực hiện hợp đồng đã giao kết

+ Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một hoặc các bên không thể đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch hoặc không thể nào thực hiện hợp đồng

+ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần là khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của phần giao kết còn lại của giao dịch.

Bên cạnh đó thì việc các định yếu tố có thể dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu còn góp phần trong việc xác định đến trách nhiệm pháp lý của mỗi bên, việc bồi thường theo như quy định của pháp luật… Cũng theo đó, trong phần cung cấp các thông tin khách hàng không nêu rõ hoàn cảnh dẫn đến việc hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện.

Thông thường, trường hợp việc dẫn đến vô hiệu là ngoài ý muốn của các bên chủ thể, thì sẽ không bị áp dụng thời hiệu, không yêu cầu bồi thường, các bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Tóm lại, theo như những nội dung đã phân tích ở trên có thể thấy rằng việc dẫn đến vô hiệu do việc cung cấp các thông tin sai lệch, giả tạo… thời hiệu yêu cầu vô hiệu sẽ áp dụng sẽ là hai năm, theo đó giao dịch dân sự vô hiệu trong các trường hợp khác nhau thì có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý về dân sự, thậm chí là về hình sự.

>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện không được áp dụng theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 

Thẩm quyền về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Thẩm quyền về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là quyền của tòa án hay cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng một giao dịch dân sự nào đó là không hợp lệ và không có giá trị pháp lý. 

Các trường hợp mà thẩm quyền này có thể được áp dụng bao gồm, nhưng không giới hạn, những trường hợp sau đây:

– Giao dịch được thực hiện bởi một bên không có năng lực hành vi dân sự. Ví dụ: một người chưa đủ tuổi trưởng thành, một người bị tuyên bố là tàn tật, một người bị mất trí nhớ hoặc bị bệnh tật nặng nề.

– Giao dịch được thực hiện bởi một bên dưới sức ép hoặc sai lệch thông tin từ bên kia. 

– Giao dịch vi phạm các quy định pháp luật hiện hành hoặc các nguyên tắc đạo đức, đối lập với quyền lợi của cộng đồng. 

Như vậy, khi thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, giao dịch đó sẽ không có giá trị pháp lý và các bên sẽ phải hoàn trả lại những gì đã được trao đổi trong giao dịch đó.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự. Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Điều 131 bộ luật dân sự 2015” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn. Tổng Đài Pháp Luật hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp