Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 được quy định như thế nào?

Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Hành vi này không chỉ gây tổn hại trực tiếp đến ngân sách và tài sản công, mà còn làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự minh bạch và hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.

Việc quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong bài viết sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi vào nghiên cứu và phân tích sâu về Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

>>> Hướng dẫn điều 219 Bộ luật hình sự 2015 nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Các yếu tố cấu thành tội phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí?


Mặt khách quan


*Hành vi:

Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí bao gồm những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Như

– Mua sắm vượt tiêu chuẩn: Ví dụ, việc mua sắm tài sản công mà không tuân theo các quy định về tiêu chuẩn và định mức đã được đặt ra.

– Sử dụng sai mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ: Sử dụng tài sản nhà nước cho các mục đích cá nhân hoặc không liên quan đến nhiệm vụ được giao.

– Không bảo quản đúng cách: Ví dụ, để tài sản nhà nước dưới mưa nắng mà không có biện pháp bảo quản, dẫn đến hư hỏng.

Những hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Gây lãng phí, thất thoát tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên

– Gây lãng phí, thất thoát tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm

* Hậu quả:

Hậu quả của hành vi này là gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Đây là tội có cấu thành vật chất, nghĩa là hậu quả thiệt hại đến tài sản Nhà nước là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Việc xác định mức độ thiệt hại tài sản là yếu tố quan trọng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Mặt chủ quan

Về mặt chủ quan, hành vi này được coi là cố ý. Người thực hiện hành vi vi phạm nhận thức rõ ràng rằng hành vi của mình là sai phạm, nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Người vi phạm có ý thức và ý muốn gây ra thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

dieu-219-bo-luat-hinh-su-2015

Mặt khách thể


Trước hết, hành vi phạm tội này xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước. Chế độ này được thiết lập để đảm bảo rằng tài sản công được quản lý một cách hợp lý, hiệu quả. Các quy định về quản lý tài sản Nhà nước được áp dụng tại nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau, bao gồm:

– Cơ quan nhà nước: Những tổ chức này chịu trách nhiệm quản lý hành chính và điều hành chính sách quốc gia. Do đó cần có sự quản lý nghiêm ngặt về tài sản để tránh lãng phí và thất thoát.

– Đơn vị vũ trang nhân dân: Tài sản tại các đơn vị này bao gồm trang thiết bị, vũ khí, và cơ sở hạ tầng quan trọng cho quốc phòng và an ninh quốc gia. Do đó, việc quản lý chặt chẽ là cực kỳ quan trọng.

– Đơn vị sự nghiệp công lập: Các đơn vị này cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế, và văn hóa. Do đó, tài sản công phải được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả để phục vụ cộng đồng.

– Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội: Những tổ chức này hoạt động vì lợi ích của cộng đồng và xã hội

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp: Các tổ chức này kết hợp giữa hoạt động chính trị, xã hội và nghề nghiệp, yêu cầu sự quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí trực tiếp tác động và gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước. Trong đó, tài sản Nhà nước bao gồm như:

– Tài sản cố định: Bao gồm đất đai, công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, thiết bị và máy móc, các công trình công cộng và các tài sản khác có giá trị lớn và có tính cố định.

– Tài sản lưu động: Bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, vật tư, hàng hóa, và các tài sản khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày của cơ quan, tổ chức.

Mặt chủ thể


Mặt chủ thể của tội này đề cập đến những người nào chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm này. Bao gồm:

– Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự là những người đã đủ tuổi và có khả năng phân biệt đúng sai, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu họ vi phạm pháp luật.

– Là người được giao quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước: Điều này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý các khoản tài sản Nhà nước, bao gồm cả quản lý, sử dụng, bảo quản và thống kê tài sản.

>>> Xem thêm: Quy định điều 355 Bộ Luật hình sự 2015 mới nhất hiện nay

 Điều 219 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí


Điều 219 của Bộ luật Hình sự 2015
quy định về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Cụ thể Điều 219 của Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

dieu-219-bo-luat-hinh-su-2015

Như vậy, ta có thể hiểu Điều 219 của Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí có 03 khung hình phạt chính:

– Khung 01: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 01 năm – 05 năm khi:

+ Gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước từ 100 triệu đồng – dưới 300 triệu đồng

+ Gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước dưới 100 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm

– Khung 02: Phạt tù 03 năm – 12 năm khi thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Phạm tội vì vụ lợi

+ Phạm tội có tổ chức

+ Dùng những thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi để phạm tội

+ Gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỉ đồng

– Khung 03: Phạt tủ 10 năm – 20 năm khi:

+ Gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước từ 01 tỉ đồng trở lên

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định 01 năm – 05 năm

+ Tịch thu một phần/toàn bộ tài sản

Trên đây là quy định về Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 mà bạn có thể tham khảo.

>>> Điều 219 Bộ luật hình sự 2015? Tư vấn nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174

Người che dấu tội phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?


T
heo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 về tội che giấu tội phạm:

– Người không hứa hẹn trước mà che giấu tội phạm được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng – 05 năm. Ngoại trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 sau:

+ Người có hành vi che giấu tội phạm là: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ/chồng của người phạm tội

Lưu ý: Nếu che dấu người phạm tội trong trường hợp tội xâm phạm an ninh quốc gia hay tội đặc biệt nghiêm trọng thì những đối tượng trên vẫn có thể vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự

dieu-219-bo-luat-hinh-su-2015

Như vậy, người che dấu tội phạm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí CÓ THỂ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi:

– Người được che giấu phạm tội thuộc một trong những trường hợp:

+ Phạm tội vì vụ lợi

+ Phạm tội có tổ chức

+ Dùng những thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi để phạm tội

+ Gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước từ 300 triệu đồng trở lên

(Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 trên)

>>> Điều 219 Bộ luật hình sự 2015? Liên hệ ngay 1900.6174

Ý nghĩa của việc quy định Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)


Trước đây, tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng không đáp ứng đủ nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Đặc biệt là trong việc xử lý các hành vi vi phạm quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Tội vi phạm này được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015, giúp rõ ràng hơn về hành vi vi phạm và mức độ phạm tội.

Việc quy định cụ thể tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi vi phạm với khung hình phạt rõ ràng và nghiêm ngặt nhằm tăng cường sự răn đe và giảm thiểu các hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, bảo vệ tài sản Nhà nước. Quy định này đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc xử lý các trường hợp vi phạm.

Việc bổ sung về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là một bước đi cần thiết và hợp lý. Điều này không chỉ giúp củng cố hệ thống pháp luật mà còn đóng góp vào công tác phòng chống tội phạm của nước ta.

>>> Xem thêm: Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

Trên đây là những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích liên quan đến Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015  mà Tổng Đài Pháp Luật muốn gửi cho các bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin vừa nêu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của quý bạn đọc gần xa.

Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề thừa kế trên thực tế, các bạn hãy gọi ngay cho các Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chính xác nhất!

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.