Luật thừa kế đất đai của bố mẹ mới nhất

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ mới nhất theo quy định pháp luật? Có thể thấy, việc thừa kế di sản của người đã chết luôn là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Đặc biệt là di sản liên quan đến đất đai.

Do đó, việc phân chia di sản cần phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch, tránh gây lên những tranh chấp và rùi ro không đáng có. Sau đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ làm rõ những thắc mắc liên quan đến “Luật thừa kế đất đai của bố mẹ” một cách chi tiết, đầy đủ nhất. Trong trường hợp cần được hỗ trợ giải đáp khẩn cấp, hãy kết nối với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận được lời tư vấn kịp thời!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về luật thừa kế đất đai của bố mẹ, Gọi ngay 1900.6174 

Quy định về luật thừa kế đất đai của bố mẹ


Luật thừa kế đất đai của bố mẹ
được quy định rõ trong Bộ Luật Dân Sự (BLDS) năm 2015. Việc phân chia di sản thừa kế có thể được thực hiện theo hai hình thức chính: Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Cụ thể:

Thừa kế theo pháp luật


Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng theo hàng thừa kế. Căn cứ Điều 650 khoản 1 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Người để lại di sản không để lại di chúc

– Người để lại di sản có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp: Do một vài nguyên nhân như nội dung di chúc vi phạm các điều cấm theo quy định, hình thức di chúc không phù hợp hay do người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, lập di chúc do bị cưỡng éo, đe dọa…

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc

– Tại tời điểm mở thừa kế, cơ quan hoặc tổ chức thừa kế theo di chúc không tồn tại

– Người thừa kế theo di chúc không có quyền thừa hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

luat-thua-ke-dat-dai-cua-bo-me

Về hàng thừa thế: Phân chia di sản thừa kế sẽ phân chia theo quy tắc hàng thừa kế. Trong đó, hàng thừa kế là những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng với người để lại di sản và được chia thành 03 hàng thừa kế, bao gồm:

– Hàng thừa kế thứ nhất:

+ Vợ, chồng của người chết.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ của người chết.

+ Cha nuôi, mẹ nuôi của người chết.

+ Con đẻ, con nuôi của người chết.

– Hàng thừa kế thứ hai:

+ Ông nội, bà nội của người chết.

+ Ông ngoại, bà ngoại của người chết.

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

+ Cháu ruột mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba:

+ Cụ nội, cụ ngoại của người chết.

+ Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết.

+ Cháu ruột mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

+ Chắt ruột mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Việc chia di sản sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các hàng thừa kế. Theo đó, những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản bằng nhau. Người thuộc hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do các nguyên nhân như đã chết, không có quyền thừa hưởng di sản, bị truất quyền thừa hưởng di sản hay từ chối nhận di sản.

Như vậy, quy định về luật thừa kế đất đai của bố mẹ trong trường hợp phân chia theo pháp luật thì sẽ áp dụng các quy định và cách phân chia trên.

>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ nhất chết thì phân chia di sản như thế nào?

Thừa kế theo di chúc


Thừa kế theo di chúc là quá trình phân chia tài sản của người đã mất dựa trên ý chí của họ, được thể hiện trong di chúc. Di chúc là văn bản hoặc lời nói của người để lại tài sản, nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác sau khi họ qua đời. 

Di chúc được lập dưới 02 hình thức chính sau: Di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng, trong đó:

– Di chúc bằng văn bản: Đây là hình thức phổ biến nhất, trong đó người lập di chúc ghi lại ý chí của mình về việc phân chia tài sản. Di chúc bằng văn bản có thể được công chứng, chứng thực hoặc do chính người lập di chúc viết tay và ký tên.

– Di chúc miệng: Được sử dụng khi người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản do tình trạng sức khỏe hoặc hoàn cảnh cấp bách. Di chúc miệng phải được lập trước ít nhất hai người làm chứng và được ghi lại, công chứng hoặc chứng thực trong vòng 03 tháng kể từ khi lập di chúc.

Bên cạnh đó, để di chúc được công nhận là hợp pháp và có hiệu lực, nó phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 630 BLDS 2015 như sau:

– Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt: Trong thời điểm lập di chúc, người lập di chúc phải có đủ năng lực hành vi dân sự, không bị đe dọa, hoặc cưỡng ép hay lừa dối

– Nội dung của di chúc: Không trái đạo đức xã hội và không được vi phạm các điều cấm của luật 

– Hình thức của di chúc: Phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Nếu di chúc bằng văn bản, nó cần có chữ ký của người lập di chúc. Nếu là di chúc miệng, cần có sự chứng thực hợp pháp trong thời gian quy định.

Nếu di chúc không đáp ứng các điều kiện trên, nó sẽ không có hiệu lực pháp lý. Trong trường hợp này, tài sản của người đã mất sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật về thừa kế mà không dựa trên nội dung của di chúc không hợp pháp.

Do vậy, quy định về luật thừa kế đất đai của bố mẹ trong trường hợp phân chia theo di chúc thì sẽ áp dụng các quy định trên.

>>> Luật thừa kế đất đai của bố mẹ? Liên hệ luật sư tư vấn: 1900.6174 

Điều kiện để được hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ.


Về luật thừa kế đất đai của bố mẹ: Để được hưởng thừa kế đất đai thì sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện về đất


Để thừa kế đất đai từ bố mẹ, mảnh đất đó phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đất phải được sử dụng ổn định

– Không thuộc trường hợp đất tranh chấp

– Đất không thuộc diện bị thu hồi hoặc kê biên để thực hiện quyết định thi hành án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Đất thừa kế phải là tài sản hợp pháp của bố mẹ và họ có quyền để lại di sản này cho người thừa kế.

luat-thua-ke-dat-dai-cua-bo-me

Thứ hai, điều kiện về người thừa kế


Người thừa kế cũng phải đáp ứng một số điều kiện để có quyền hưởng thừa kế đất đai. Các điều kiện này bao gồm việc không vi phạm pháp luật, đạo đức liên quan đến người để lại di sản và một số trường hợp khác đi kèm. Cụ thể:

– Tại thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải còn sống hoặc đã thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết

– Người thừa kế không bị truất quyền thừa kế

Không thuộc một trong các trường hợp không được quyền hưởng di sản dưới đây:

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của họ.

+ Người không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo, sửa chữa, hủy hoặc che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Những người vi phạm các quy định trên vẫn có thể được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết về hành vi của họ nhưng vẫn quyết định cho họ hưởng di sản theo di chúc. Điều này được quy định tại Điều 621 Bộ Luật Dân Sự năm 2015.

Quy định pháp luật về thừa kế đất đai từ bố mẹ yêu cầu đất phải thỏa mãn các điều kiện pháp lý về quyền sử dụng và tình trạng pháp lý, trong khi người thừa kế phải không vi phạm các quy định về đạo đức, pháp luật và thuộc một trong trường hợp được phép hưởng di sản thừa kế.

>>> Luật thừa kế đất đai của bố mẹ? Gọi ngay 1900.6174 

Những khoản phí phải đóng khi thừa kế đất đai của bố mẹ?


Khi nhận thừa kế đất đai từ bố mẹ, người thừa kế cần nộp một số loại phí và thuế theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người thừa kế sẽ phải đóng 04 loaị lệ phí sau:

– Thuế thu nhập cá nhân: Bằng 10% giá trị của bất động sản được thừa kế

– Lệ phí trước ba: Bằng 0,5% giá trị của bất động sản được thừa kế. Trong đó, lệ phí địa chính  và lệ phí thẩm định sẽ phụ thuộc vào quy định của từng địa phương, có thể thay đổi tùy theo từng khu vực cụ thể. 

– Lệ phí cấp giấy chứng: Tuy theo quy định của từng địa phương, thông thường mức lệ phí này sẽ khoảng dưới 100.000 đồng/Giấy chứng nhận/Lần cấp

– Lệ phí thẩm định hồ sơ: Chỉ có một vài tỉnh, thành phố cần đóng và khoản phí này sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số trường hợp sau đây sẽ được miễn đóng thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn luật Thuế thu nhập cá nhân, những trường hợp thừa kế nhà, đất sau đây được miễn nộp lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân:

– Thừa kế nhà, đất giữa vợ và chồng

– Thừa kế nhà, đất giữa cha mẹ và con: Bao gồm cả cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ, cũng như cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi. Trong trường hợp này, cả hai bên đều không phải nộp các khoản thuế và lệ phí liên quan.

– Thừa kế giữa cha mẹ chồng (vợ) và con dâu (rể): Khi nhà, đất được thừa kế từ cha chồng, mẹ chồng sang con dâu hoặc từ cha vợ, mẹ vợ sang con rể, người nhận thừa kế sẽ được miễn các khoản thuế và lệ phí.

– Thừa kế giữa ông bà và cháu: Cụ thể là thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội và ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. Trường hợp này cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

– Thừa kế giữa anh chị em ruột: Khi anh chị em ruột nhận thừa kế nhà, đất từ nhau, họ sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

>>> Xem thêm: Tư vấn luật thừa kế – Luật sư tư vấn về luật thừa kế đất đai của bố mẹ miễn phí

Hồ sơ chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai của bố mẹ bao gồm những gì?


Khi nhận thừa kế đất đai từ bố mẹ, người thừa kế cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để chuyển nhượng và sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ: Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), hồ sơ này bao gồm các giấy tờ sau:

Trường hợp thừa kế theo di chúc


– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ̣(bản gốc)

– Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế

– Di chúc hợp pháp: Có chữ ký của người lập di chúc và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

– Biên bản mở di chúc: Biên bản này cần có sự chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất

luat-thua-ke-dat-dai-cua-bo-me

Trường hợp thừa kế theo di chúc


– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ̣(bản gốc)

– Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế

 – Bản án, quyết định của Tòa án

– Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế: Văn bản này cần có sự xác nhận của UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế.

Lưu ý:

– Nếu chỉ duy nhất có một người thừa kế thì cần chuẩn bị thêm đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

– Nếu có người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì phải có văn bản xác nhận việc từ chối nhận di sản này

Như vậy, theo quy định về luật thừa kế đất đai của bố mẹ, người thừa kế sẽ cần chuẩn bị hồ sơ như trên để tiến hành chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất khi thừa kế đất đai.

>>> Tư vấn nhanh chóng về Luật thừa kế đất đai của bố mẹ, liên hệ ngay 1900.6174

Quy trình chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai của bố mẹ


Luật thừa kế đất đai của bố mẹ: Sau đây là quy trình, thủ tục chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai của bố mẹ mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Nộp hồ sơ


– Hồ sơ: Người tiến hành thủ tục cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như trên

– Địa điểm nộp:

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường

+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND tỉnh

+ UBND xã

Lưu ý: Nếu di sản thừa kế là một phần thửa đất thì trước khi nộp hồ sơ, người sử dụng đất cần tiến hành việc đo đạc và tách thửa phần diện tích được thừa kế trước. Lúc này, người sử dụng đất cần làm đề nghị đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ


Cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và ghi các thông tin quy định vào Sổ tiếp nhận hồ sơ. Sau đó trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.
Nếu người đăng ký nộp tại UBND xã, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND xã phải chuyển hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn tối đa là 03 ngày.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ


Các cán bộ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ có trách nhiệm và nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và thỏa mãn điều kiện, văn phòng sẽ tiến hành các công việc sau:

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế nếu người đăng ký thuộc trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính

– Xác nhận nội dung biến động vào trong Giấy chứng nhận đã cấp.

– Lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mới nếu cần thiết.

– Chỉnh lý và bổ sung, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

– Cấp Giấy chứng nhận: Có thể cấp trực tiếp hoặc gửi đến UBND xã nếu hồ sơ nộp tại cấp xã.

Theo đó, thời hạn để thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế là không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Lưu ý:

– Thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, lễ tết theo quy định; không bao gồm thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không bao gồm thời gian xem xét xử lý trong trường hợp vi phạm pháp luật về sử dụng đất, thời gian trưng cầu giám định

– Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thời gian trên là 20 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải được trả cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về Luật thừa kế đất đai của bố mẹ, liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích liên quan đến “Luật thừa kế đất đai của bố mẹ”  mà Tổng đài pháp luật muốn gửi cho các bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin vừa nêu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của quý bạn đọc gần xa.

Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề thừa kế trên thực tế, các bạn hãy gọi ngay cho các Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chính xác nhất!

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@luatthienma.com.vn.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.