Địa giới hành chính là gì? Quy định pháp luật về địa giới hành chính

Địa giới hành chính là gì? Nội dung của bản đồ địa giới hành chính? Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính? Một trong những nội dung khá quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai tại nước ta đó chính là địa giới hành chính.

Chắc hẳn chúng ta cũng chúng ta đã từng nghe đến thuật ngữ này theo cách hiểu thông thường. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về bản chất cũng như những vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề trên.

Trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về Địa giới hành chính là gì? Nếu trong quá trình tìm hiểu có bất kỳ thắc mắc nào? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về địa giới hành chính là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Địa giới hành chính là gì?


Đầu tiên, Tổng Đài Pháp Luật xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Địa giới hành chính là gì?”

Địa giới hành chính có thể là đường ranh giới được sử dụng để phân chia giữa các đơn vị hành chính, được đánh dấu bằng các mốc địa giới. Đây được xem là cơ sở pháp lý để phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý đất đai, dân cư, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. Sự ổn định của địa giới hành chính là cơ sở, yếu tố cơ bản giúp đảm bảo cho sự ổn định của bộ máy nhà nước.

Để dễ dàng, thuận tiện cho việc quan sát, mốc địa giới hành chính sẽ được cắm ở những khu vực dễ thấy trên thực địa và cũng được biểu thị đầy đủ trên bản đồ địa giới hành chính.

dia-gioi-hanh-chinh-la-gi

Địa giới hành chính thường được xác định dựa trên những căn cứ về: dân cư, diện tích đất đai, mối quan hệ về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng, truyền thống, lịch sử, tập quán,… của địa phương. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Hiến pháp 2013, đơn vị hành chính của nước ta được phân định thành 4 cấp như sau: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các đơn vị hành chính ở các cấp này đều sẽ có ranh giới được thực hiện bằng các mốc địa giới có tọa độ của vị trí các mốc đó. 

Nội dung của bản đồ địa giới hành chính


Sau khi đã tìm hiểu về “Địa giới hành chính là gì“, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung của bản đồ địa giới hành chính.

Bản đồ địa giới hành chính là công cụ hữu ích giúp cho việc quản lý tài nguyên, đất đai, tuỳ vào từng khu vực mà đưa ra phương án, lập kế hoạch phát triển và định hướng đầu tư, nghiên cứu cũng như giảng dạy.

Khi lập bản đồ địa giới hành chính thì yếu tố đường được xem như nội dung cơ bản nhất cần phải được thể hiện. Yếu tố này được biên tập trên bản đồ nền địa hình đã có. 

Theo đó, khi lập bản đồ địa giới hành chính thì những nội dung cần phải thể hiện rõ gồm: 

+ Các yếu tố nội dung của bản đồ nền.

+ Điểm toạ độ, độ cao.

+ Các yếu tố địa giới hành chính gồm: mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính. Trong đó, mốc địa giới hành chính sẽ thường được cắm ở các nơi, khu vực dễ thấy trên thực địa và phải được hiển thị đầy đủ trên bản đồ này. 

+ Điểm đặc trưng trên đường địa giới như điểm cong, đỉnh đoạn cong, điểm ngoặt, điểm giao nhau của đường địa giới với các địa vật dài,… 

Trên bản đồ cấp xã thì các điểm đặc trưng này cần phải được thể hiện chi tiết. Còn đối với bản đồ của cấp huyện và tỉnh thì có thể khái quát hoá ở mức độ cần thiết. 

Trong trường hợp nếu có tuyến địa giới hành chính nào vẫn còn tranh chấp thì nội dung bản đồ cũng phải được thể hiện đường địa giới hành chính theo đúng thực trạng quản lý theo quan điểm của từng đơn vị hành chính liền kề và ký hiệu bằng đường địa giới chưa xác định.

+ Đối với những đơn vị hành chính có đường biên giới quốc gia thì đường địa giới hành chính phải thể hiện đến đường biên giới quốc gia.

>>> Địa giới hành chính là gì? Gọi ngay để được luật sư tư vấn: 1900.6174

Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm những gì?


Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật đất đai 2013, hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu ở dạng giấy, dạng số. Trong đó, hồ sơ địa giới hành chính sẽ thể hiện các thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp sẽ có thẩm quyền xác nhận hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới. Bộ Nội vụ sẽ có thẩm quyền xác nhận đối với hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hồ sơ địa giới hành chính của cấp nào sẽ được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và cấp trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ.

dia-gioi-hanh-chinh-la-gi-q

Theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 10 Thông tư 48/2014/TT-BTNMT, hồ sơ địa giới hành chính sẽ bao gồm 09 loại giấy tờ sau đây:

+ Các văn bản pháp lý về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có)

+ Bản đồ địa giới hành chính

+ Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính

+ Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính

+ Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính

+ Biên bản xác nhận mô tả về đường địa giới hành chính

+ Phiếu thống kê các yếu tố địa lý có liên quan địa giới hành chính

+ Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính

+ Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của đơn vị hành chính cấp dưới

>>> Luật sư tư vấn địa giới hành chính là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Cơ quan nào có thẩm quyền xác định địa giới hành chính?


Việc xác định địa giới hành chính là nội dung quan trọng. Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 29 Luật đất đai 2013, cơ quan có thẩm quyền xác định địa giới hành chính là: 

– Địa giới hành chính cấp tỉnh: Bộ Nội Vụ hướng dẫn UBND tỉnh

– Địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới trên địa bàn huyện: UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện

– Địa giới hành chính trên địa bàn xã: UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp dưới có liên quan

Nếu chưa thống nhất về địa giới hành chính thì Chính phủ sẽ hướng dẫn, tổ chức giải quyết việc chưa thống nhất dó.

Tại địa phương trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa sẽ thuộc thẩm quyền của UBND xã; trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, bị mất, hoặc hư hỏng, UBND xã cần phải kịp thời báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

>>> Xem thêm: Chỉ thị 260/CT-TTg năm 2008 về tổ chức thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành 

Quy định về giải quyết tranh chấp địa giới hành chính


Tranh chấp địa giới hành chính là một vấn đề phức tạp, việc xảy ra tranh chấp có thể do một số nguyên nhân như:

– Do có sự sai sót trong quá trình khi sáp nhập hoặc chia tách đơn vị hành chính: việc phân định và xác định ranh giới được thực hiện không chính xác giữa các đơn vị hành chính dẫn đến sự tranh chấp.

– Do có sự phân định ranh giới không đúng với thực tế: có thể khi xác định ranh giới đã có sự xem xét không chính xác và đầy đủ dẫn đến việc địa giới được thiết lập có sự không phù hợp và dẫn đến tranh chấp. 

dia-gioi-hanh-chinh-la-gi

Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật đất đai 2013, UBND của các đơn vị hành chính có sự tranh chấp địa giới hành chính sẽ cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp đã cùng giải quyết nhưng vẫn không thống nhất được về sự phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định như sau: 

+ Chính Phủ trình Quốc hội quyết định trong trường hợp tranh chấp địa giới hành chính có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định  trong trường hợp tranh chấp địa giới hành chính có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

>>> Tư vấn miễn phí về địa giới hành chính là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị một số nội dung liên quan đến vấn đề “Địa giới hành chính là gì?“. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến tongdaiphapluat.mkt@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.