Quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn cách giành quyền nuôi con hợp pháp

Quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp mâu thuẫn khi vợ chồng quyết định ly hôn. Quyền nuôi con về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn được quy định như thế nào? Làm cách nào để thay đổi quyền trực tiếp nuôi con?

Ở bài viết dưới đây, luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn về các vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn trực tuyến, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

quyen-nuoi-con-khi-ly-hon-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao

>>> Luật sư tư vấn miễn phí quyền nuôi con khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174 

Quyền nuôi con về việc chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Các quy định về quyền nuôi con về việc chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn đã được quy định cụ thể tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo đúng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng có quyền tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của con.

Hiện nay việc giành quyền nuôi con là một tranh chấp rất phổ biến trong các vụ án, vụ việc ly hôn. Theo đó, dựa vào việc đảm bảo quyền lợi được phát triển về mọi mặt của con về cả vật chất cũng như tinh thần để quyết định xem ai sẽ là người có quyền được trực tiếp chăm nuôi và giáo dục con cái. Trường hợp không được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái thì cha/ mẹ sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng và phối hợp giáo dục con cùng đối phương.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí quyền nuôi con, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174 

Đồng thời, theo quy định trên thì cha mẹ chỉ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng và giáo dục con cái trong trường hợp người con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự và không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình.

Về nguyên tắc thì con dưới 3 tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận khác và người mẹ có đủ điều kiện để chăm sóc và nuôi con. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định: nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét nguyện vọng của con thường ít được xem xét để làm căn cứ quyết định người được nuôi con trực tiếp như các điều kiện về kinh tế, điều kiện nuôi dưỡng con,…

Như vậy, pháp luật hôn nhân đã đưa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ nuôi con của cha mẹ sau khi ly hôn trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên. Vì vậy, trước khi nộp đơn xin ly hôn, hai vợ chồng nên suy nghĩ rõ hoàn cảnh và điều kiện của mình để thỏa thuận người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con để con có được môi trường phát triển tốt nhất. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định dựa trên lợi ích về mọi mặt của con.

Trên đây là quy định của pháp luật về quyền nuôi con, chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline  1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí từ luật sư.

>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn nhanh nhất hiện nay cần giấy tờ gì?

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con

Căn cứ theo Điều 82 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Theo đó, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm nom con. Không một ai được cản trở việc thăm nuôi con của cha mẹ. Trong trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con có hành vi lạm dụng việc thăm nom con để gây cản trở hay ảnh hưởng xấu tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái thì khi đó, người trực tiếp nuôi con mới có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền này.

Bên cạnh đó, người có hành vi cản trở việc thăm nuôi con của người không trực tiếp nuôi con trái với quy định của pháp luật có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về quyền và nghĩ vụ khi không trực tiếp nuôi con, gọi ngay 1900.6174 

Ngoài ra, cha mẹ cũng phải có nghĩa vụ đối với con. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải tôn trọng quyền của con được sống với người trực tiếp nuôi. Bên cạnh đó, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con phải tôn trọng quyết định của Tòa án trong trường hợp Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con.

Người không trực tiếp nuôi con cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng cho con được quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”

Trên đây là giải đáp về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con. Mọi thắc mắc về của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

quyen-nuoi-con-khi-ly-hon-cua-cha-me

Nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi như sau:

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 82 Luật này

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về quyền và nghĩ vụ khi không trực tiếp nuôi con, gọi ngay 1900.6174 

Như vậy, cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. Bên cạnh đó, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cũng có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo đúng quy định của pháp luật. Mức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận hoặc do Tòa án quy định.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng những thành viên trong gia đình cũng có nghĩa vụ tôn trọng quyền thăm nom, chăm sóc con của người không trực tiếp nuôi con. Bởi lẽ, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là quyền cơ bản của cha mẹ, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, việc sống chung hay không đều không làm mất đi quyền này của cha mẹ.

Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi về nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng từ luật sư.

>>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương | Điều kiện – Hồ sơ – Thủ Tục – Chi phí giải quyết

Thay đổi quyền trực tiếp nuôi con

Việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con phát sinh trong trường hợp có yêu cầu của mẹ, cha hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Việc thay đổi cũng có thể do thỏa thuận của cha và mẹ về việc thay đổi người nuôi con hoặc do Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Điều kiện để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và phải phù hợp với lợi ích của con;

– Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Ngoài ra, trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp Toà án xét thấy cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

>>> Gọi ngay 1900.6174 Để được tư vấn về việc thay đổi quyền nuôi con trực tiếp 

Ngoài cha mẹ của con có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con thì trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dựa trên cơ sở lợi ích của con, những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Để được luật sư tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn về quyền nuôi con khi ly hôn, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng  1900.6174.

thay-doi-quyen-nuoi-con-khi-ly-hon

Hạn chế quyền nuôi con của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi con chưa thành niên trong những trường hợp sau đây:

– Bị kết án về một trong những tội xâm phạm tính mạng, nhân phẩm, sức khỏe, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội

Việc hạn chế quyền nuôi con của cha mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp chế tài trong Luật hôn nhân và gia đình 2014. Điều này góp phần hạn chế những hành vi tiêu cực của cha mẹ ảnh hưởng tới con cái. Việc hạn chế quyền nuôi con không đồng nghĩa với việc loại bỏ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Theo đó, cha mẹ vẫn có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái.

Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất, mức độ của từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức (quy định tại Điều 86 của Luật này) ra quyết định không cho phép cha, mẹ trông nom, giáo dục, chăm sóc con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong một thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tòa án cũng có thể xem xét về việc rút ngắn thời hạn này.

Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ về vấn đề hạn chế quyền nuôi con của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định hiện hành, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.

>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Quyền nuôi con theo độ tuổi đúng quy định của pháp luật

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:

– Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi bản thân mình theo quy định của Luật này, quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy quyền nuôi con khi ly hôn với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, trừ trường hợp cha và mẹ có những thỏa thuận khác phù hợp với quyền và lợi ích của con hoặc người mẹ không có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Để được luật sư giải đáp nhanh chóng, miễn phí về vấn đề hạn chế quyền nuôi con khi ly hôn với con dưới 36 tháng tuổi, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174.

Quyền nuôi con trên 36 tuổi

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 36 tháng tuổi được xác định như sau:

– Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận được về việc ai là người có quyền trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên sau ly hôn thì người đó sẽ là người giành được quyền trực tiếp nuôi con.

– Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ ra quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên căn cứ vào quyền và lợi ích về mọi mặt của con.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề hạn chế quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 36 tháng tuổi, hãy nhấc máy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

Quyền nuôi con trên 7 tuổi

Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 7 tuổi như sau:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Như vậy, quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 7 tuổi được xác định như sau:

– Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận được về việc ai là người có quyền trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên sau ly hôn thì người đó sẽ được quyền trực tiếp nuôi con.

– Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ ra quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên căn cứ vào quyền và lợi ích về mọi mặt của con.

Bên cạnh đó, vì con đã đủ 7 tuổi trở lên nên Tòa án sẽ phải xem xét nguyện vọng của con về vấn đề con muốn sống chung với ai.

Nếu bạn vẫn còn câu hỏi về quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 7 tháng tuổi, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Tòa lấy ý kiến về việc quyết định ở với cha mẹ đối với trẻ trên 7 tuổi bao nhiêu lần?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, Tòa án sẽ ra quyết định về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Đối với con trên 7 tuổi, Tòa án sẽ phải xem xét tới nguyện vọng của con.

Việc lấy ý kiến của trẻ để đưa ra quyết định về quyền nuôi con khi ly hôn phải đảm bảo tính thân thiện, phù hợp với tâm lý, với lứa tuổi, nhận thức, mức độ trưởng thành của trẻ, không được hỏi dồn ép hay đả kích vào tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến phải bảo đảm tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo bí mật cá nhân của trẻ.

Thủ tục lấy nguyện vọng của trẻ trên 7 tuổi là bắt buộc trong việc giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn được quy định theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Số lần lấy ý kiến của con sẽ phụ thuộc vào những trường hợp sau:

– Việc lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ được tiến hành tại trụ sở Tòa án trước khi tiến hành xét xử vụ việc ly hôn. Tòa án có nghĩa vụ hướng dẫn cha mẹ cho con viết bản tự khai và thể hiện ý chí, nguyện vọng của con, phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và của cha, mẹ ngoài trụ sở Tòa án.

– Trong trường hợp khác, Tòa án sẽ tiến hành lấy ý kiến, nguyện vọng của con bằng văn bản trước đó. Sau đó, theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa án sẽ triệu tập con để con thể hiện nguyện vọng cũng như xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng xét xử sẽ liên lạc trực tiếp với con qua điện thoại nhằm xác định lại ý nguyện của con.

Trong trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, con trên 7 tuổi không thể lên Tòa để lấy ý kiến, nguyện vọng thì Tòa vẫn sẽ tiếp tục xét xử vụ việc. Việc lấy ý kiến nguyện vọng của con sẽ là 1 trong những căn cứ để Tòa án quyết định giao con cho 1 bên nuôi dưỡng chứ không có ý nghĩa quyết định đến việc xác định người trực tiếp nuôi con.

Mọi thắc mắc của bạn về việc lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ trên 7 tuổi để quyết định quyền nuôi con khi ly hôn, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được tư vấn miễn phí từ luật sư.

Khi nào bị tước quyền nuôi con?

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con sẽ bị tước đi nếu cha mẹ có một trong những hành vi sau đây:

– Bị kết án về một trong những tội xâm phạm tính mạng, nhân phẩm, sức khỏe, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội

Căn cứ vào tính chất, mức độ của từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho phép cha, mẹ trông nom, giáo dục, chăm sóc con, quản lý tài sản riêng của con hoặc là đại diện theo pháp luật cho con trong một thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tòa án cũng có thể xem xét về việc rút ngắn thời hạn này.

Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề khi nào bị tước quyền nuôi con theo luật ly hôn mới nhất. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được nhận sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư.

khi-nao-bi-tuoc-quyen-nuoi-con-khi-ly-hon

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện ly hôn [MỚI NHẤT – CHUẨN NHẤT]

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Việc tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn là điều khó tránh khỏi. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các nguyên tắc để giải quyết việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn như sau:

Nguyên tắc thứ nhất:

Con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ được trao quyền nuôi dưỡng trực tiếp, trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với quyền và lợi ích của trẻ hoặc người mẹ không có đủ khả năng để nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc cho con.

Nguyễn tắc thứ hai

Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì quyền trực tiếp nuôi con của cha và mẹ là ngang nhau. Trường hợp cha mẹ không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên căn cứ vào các điều kiện sau:

– Về vật chất: Cha mẹ cần phải chứng minh điều kiện kinh tế vững chắc để có thể nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tốt nhất. Điều này thể hiện ở: thu nhập thực tế, khối lượng tài sản, chỗ ở,…

– Về tinh thần: thể hiện ở thời gian chăm sóc con cái, giáo dục, dạy dỗ con, thời gian vui chơi với con,…

– Về các điều kiện khác: đạo đức, nhân cách, yếu tố lỗi,…

Nguyên tắc thứ ba

Con trên 7 tuổi thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của trẻ và phải ghi nhận bằng văn bản.

Trong trường hợp con trên 7 tuổi, ngoài việc cân nhắc, xem xét những yếu tối như ở nguyên tắc 2, Tòa án cần phải lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ, xem xét nguyện vọng của trẻ xem trẻ muốn chung sống với ai. Việc lấy ý kiến này chỉ là 1 trong những căn cứ để Tòa án có thể đưa ra quyết định về người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ.

Để được luật sư giải đáp chi tiết về nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định hiện hành, gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174.

>>> Xem thêm: Phân chia tài sản khi ly hôn theo quy định của pháp luật mới nhất

Có được giành lại quyền nuôi con khi con không đồng ý về ở?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 7 tuổi cần phải được xem xét dựa trên nguyện vọng của con. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến, nguyện vọng của con trên thực tế chỉ là một trong những căn cứ để Tòa án xác định người được giao quyền nuôi con. Ngoài nguyện vọng của con, Tòa cần phải xem xét dưới nhiều yếu tố khác nhau.

Như vậy, nếu trẻ không có nguyện vọng muốn ở với cha hoặc mẹ, thì cha hoặc mẹ hoàn toàn có thể giành lại quyền nuôi con nếu như chứng minh được những điều kiện sau đây của mình tốt hơn của đối phương, cũng như là việc cha/mẹ có thể cho con những điều tốt đẹp hơn đối phương:

– Về mặt vật chất, cần phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có thể đáp ứng được tốt những điều kiện để con có thể được nuôi dưỡng, giáo dục trong một môi trường tốt, có chỗ ở,…

– Về mặt tinh thần, cần phải chứng minh được thời gian chăm sóc, thời gian dành cho con, giáo dục con, có đủ điều kiện để con vui chơi, phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần một cách lành mạnh.

– Về những điều kiện khác, chứng minh được nhân thân tốt, không truyền đạt, lây nhiễm cho con những tật xấu hay những hành vi lệch chuẩn,…

– Ngoài ra, có thể chứng minh đối phương không đủ điều kiện để nuôi con, ví dụ như: không có thời gian để chăm sóc con, không có thu nhập ổn định, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích hay có hành vi bạo lực,…

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định hiện hành, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con, thay đổi quyền nuôi con và các vấn đề liên quan.

Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về quyền nuôi con khi ly hôn, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư ly hôn dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174