BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 923/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em (sau đây gọi là Chỉ thị số 23/CT-TTg), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Bám sát nội dung của Chỉ thị số 23/CT-TTg , triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 23/CT-TTg .
2. Xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể tới từng cơ quan, đơn vị, có sự lồng ghép hiệu quả với việc thực hiện các nhiệm vụ chung của từng cơ quan, đơn vị.
3. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện các nội dung, hoạt động nhằm tăng cường việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án về thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2021 – 2025 và đến năm 2030 thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Bộ;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
c) Rà soát, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em.
2. Trực tiếp đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả
a) Xây dựng văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; giải quyết các vấn đề về trẻ em thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Tổ chức và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả.
3. Triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng tài liệu, sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em đến từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư, từng trường học, lớp học;
b) Chủ trì, phối hợp nhân rộng các mô hình, biện pháp can thiệp, phòng, chống đuối nước trẻ em và phòng, chống tai nạn giao thông trẻ em hiệu quả.
4. Chỉ đạo hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn, thân thiện và phòng, chống xâm hại trẻ em
a) Xây dựng và ban hành quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp trẻ em bị xâm hại;
b) Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là năng lực ứng phó, kết nối khẩn cấp đối với trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em bị mua bán;
c) Nâng cao chất lượng và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, dịch vụ công tác xã hội, phục hồi chức năng xã hội cho trẻ em.
5. Xây dựng đề cương, kế hoạch và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em
6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức; giáo dục kỹ năng; vận động xã hội để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
a) Xây dựng tài liệu, sản phẩm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em;
b) Chủ trì, phối hợp nhân rộng các mô hình, biện pháp truyền thông về quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em, quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đến cộng đồng, gia đình, cơ sở giáo dục;
c) Chủ trì, phối hợp triển khai các biện pháp truyền thông về quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em, quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 trên các kênh thông tin, truyền thông đại chúng, báo chí; mạng viễn thông, mạng xã hội và hệ thống bưu điện văn hóa xã;
d) Đẩy mạnh vận động xã hội đóng góp cho các dự án, chương trình, đề án bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
7. Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả triển khai Chỉ thị số 23/CT-TTg của các bộ, ngành, địa phương.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định hiện hành.
2. Lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nguồn tài trợ, viện trợ và huy động hợp pháp khác (nếu có).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị (Phụ lục kèm theo).
2. Các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan căn cứ nội dung của Chỉ thị số 23/CT-TTg và Quyết định này triển khai thực hiện.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trẻ em, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
Đào Ngọc Dung |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTg NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM(Kèm theo Quyết định số 923 /QĐ-LĐTBXH ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em | |||
a) | Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án về thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2021 – 2025 và đến năm 2030 thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Bộ | |||
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 | Cục Trẻ em | Vụ Pháp chế, các Bộ, ngành liên quan | Năm 2020 | |
Xây dựng Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021- 2025 | Cục Trẻ em | Vụ Pháp chế, các Bộ, ngành liên quan | Năm 2020 | |
Xây dựng Đề án Phát triển Hệ thống bảo vệ trẻ em giai đoạn 2021-2025 | Cục Trẻ em | Vụ Pháp chế, Cục Bảo trợ xã hội, các Bộ, ngành liên quan | Năm 2020 | |
Xây dựng Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 | Cục Trẻ em | Vụ Pháp chế, các Bộ, ngành liên quan | Năm 2020 | |
Xây dựng Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2021-2025 | Cục Trẻ em | Vụ Pháp chế, các Bộ, ngành liên quan | Năm 2020 | |
b) | Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | |||
Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội | Cục Bảo trợ xã hội | Vụ Pháp chế, Cục Trẻ em, các Bộ, ngành liên quan | Năm 2020 | |
c) | Rà soát, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em | Cục Trẻ em | Vụ Pháp chế, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Vụ Bình đẳng giới, Thanh tra Bộ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Hằng năm |
2 | Trực tiếp đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả | |||
a) | Xây dựng văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai chính sách, pháp luật về trẻ em; giải quyết các vấn đề về trẻ em thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp | Cục Trẻ em | Văn phòng Bộ | Hằng năm |
b) | Tổ chức và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình, chính sách, pháp luật về trẻ em bảo đảm thực chất, hiệu quả | Cục Trẻ em; Các địa phương |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan | Hằng năm |
3 | Triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước | |||
a) | Chủ trì, phối hợp truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em đến từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư, từng trường học, lớp học | Cục Trẻ em; Văn phòng Bộ; Các địa phương |
Các báo, tạp chí thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan |
Hằng năm |
b) | Chủ trì, phối hợp nhân rộng các mô hình, biện pháp can thiệp phòng, chống đuối nước trẻ em và phòng, chống tai nạn giao thông trẻ em hiệu quả | Cục Trẻ em; Các địa phương |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan | Hằng năm |
4 | Chỉ đạo hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn, thân thiện và phòng, chống xâm hại trẻ em | |||
a) | Nghiên cứu ban hành quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp trẻ em bị xâm hại | Cục Trẻ em | Cục Bảo trợ xã hội, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan | Hằng năm |
b) | Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là năng lực ứng phó, kết nối khẩn cấp đối với trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em bị mua bán | Cục Trẻ em | Cục Bảo trợ xã hội, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan |
Hằng năm |
c) | Nâng cao chất lượng và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, dịch vụ công tác xã hội, phục hồi chức năng xã hội cho trẻ em | Hằng năm | ||
5 | Xây dựng đề cương, kế hoạch và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em | Thanh tra Bộ, Cục Trẻ em |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan | Hằng năm |
6 | Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức; giáo dục kỹ năng; vận động xã hội để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em | |||
a) | Xây dựng tài liệu, sản phẩm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em | Cục Trẻ em, Vụ Pháp chế Các địa phương |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan | Hằng năm |
b) | Chủ trì, phối hợp nhân rộng các mô hình, biện pháp truyền thông về quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em, quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đến cộng đồng, gia đình, cơ sở giáo dục | Cục Trẻ em, Văn phòng Bộ, các địa phương, Báo LĐXH, Tạp chí LĐXH, Tạp chí GĐTE, Trung tâm Thông tin | Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan | Hằng năm |
c) | Chủ trì, phối hợp triển khai các biện pháp truyền thông về quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em, quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 trên các kênh thông tin, truyền thông đại chúng, báo chí; mạng viễn thông, mạng xã hội và hệ thống bưu điện văn hóa xã | Cục Trẻ em, các địa phương, Báo LĐXH, Tạp chí LĐXH, Tạp chí GĐTE, Trung tâm Thông tin | Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan | Hằng năm |
d) | Đẩy mạnh vận động xã hội đóng góp cho các dự án, chương trình, đề án bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em | Cục Trẻ em; Quỹ Bảo trợ TE VN; Các địa phương |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan | Hằng năm |
7 | Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg | Cục Trẻ em | Văn phòng Bộ, các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ có liên quan, các Bộ, ngành, địa phương | Hằng năm |