Rút tiền bảo hiểm xã hội một lần ở đâu? Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội gồm những gì? Cách tính tiền bảo hiểm xã hội,… Luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi gì cần luật sư hỗ trợ, hãy gọi đến Tổng đài 19006174 để được hỗ trợ và tư vấn bảo hiểm xã hội kịp thời, nhanh chóng.
Rút bảo hiểm xã hội ở đâu? – Tổng đài tư vấn 19006174
Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Khi nào mới được rút?
Chị L. có gửi câu hỏi đến tổng đài nhờ tư vấn rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 10 tháng, hiện nay tôi đã nghỉ làm ở nhà máy tại Quảng Ninh. Do khó khăn nên tôi muốn rút tiền bảo hiểm xã hội. Vậy tôi có thể rút được tiền bảo hiểm xã hội được hay không. Và nếu rút được thì tôi rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Ở nơi tạm trú hay nơi cư trú theo hộ khẩu? Và làm thủ tục đến khi nào mới được rút ?
>>Tư vấn rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu, gọi 19006174
Cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người lao động được phép hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp sau:
– Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Trong trường hợp thông thường, nếu không thuộc vào các trường hợp như ra nước ngoài định cư, mắc các bệnh hiểm nghèo, phục viên, xuất ngũ hoặc không dủ điều kiện hưởng lương hưu thì sau 1 năm nghỉ việc, bạn sẽ được quyền hưởng BHXH 1 lần theo nghị quyết 93/2015/QH13.
– Thời hạn nộp hồ sơ: Trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Về nơi nộp hồ sơ: Người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi người lao động đang cư trú (Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật).
– Hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm:
+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần
+ Sổ BHXH
+ Khi đi mang theo căn cước công dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì cần giải đáp, hãy gọi đến tổng đài tư vấn luật lao động 19006174 để được các luật sư có kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!
Rút bảo hiểm xã hội ở đâu? Gọi ngay 19006174
Nộp hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần
Anh T.V có gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn về nộp hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội ở đâu
Luật sư cho tôi hỏi, tôi đi làm công ty ở Bắc Ninh và được đóng bảo hiểm xã hội đến nay được 5 năm, bây giờ tôi có việc cần dùng nên muốn rút tiền bảo hiểm xã hội. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì và nộp hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội ở đâu? Xin cảm ơn luật sư!
>>Tư vấn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội, gọi 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Để được nhận BHXH một lần, Bạn cần lập hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014 gồm:
1. Sổ BHXH.
2. Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
3. Đối với người ra nước ngoài định cư cần phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; có giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Khi có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện lãnh bảo hiểm xã hội thì bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi bạn cư trú hoặc nộp tại cơ quan Bưu điện gần nhất.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả số tiền BHXH cho bạn; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Vì hoàn cảnh, điều kiện mà bạn không thể bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để sau này được hưởng lương hưu, nếu bạn có yêu cầu nhận BHXH một lần, bạn có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương nơi gần nhất để được cung cấp các mẫu biểu và giải thích về chế độ chính sách.
Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Gọi 19006174
Rút tiền bảo hiểm xã hội khác với nơi chốt sổ bảo hiểm xã hội có được không?
Chị Y. gửi câu hỏi đến nhờ luật sư tư vấn:
Chào luật sư! Tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp. Tôi đã đóng BHXH được 4 năm, nay gia đình tôi gặp khó khăn nên tôi muốn rút tiền BHXH. Tôi đã chốt sổ BHXH tại Bắc Giang. Nay tôi làm việc và cư trú tại Đà Nẵng, có tạm trú, tạm vắng. Tôi làm thủ tục thanh toán BHXH một lần tại Đà Nẵng được không?
>>Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Căn cứ vào điểm 2.2 khoản 2 Điều 26 Quyết định 636/QĐ- BHXH quy định về quy trình giải quyết tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất.
“2.2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc, người chờ đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng; nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 20 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) để hưởng bảo hiểm xã hội một lần“.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 1 Quyết định 636/QĐ- BHXH:
“2. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú”.
Theo quy định trên, người tham gia BHXH nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) tại nơi cư trú, nghĩa là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi có đăng ký tạm trú.
Theo đó, nơi nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần là cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) nơi người đó có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Vậy nên, bạn có tạm trú tại Đà Nẵng nên có thể nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội Đà Nẵng.
Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Có cần sổ hộ khẩu không?
Anh H. gửi câu hỏi đến tổng đài pháp luật nhờ tư vấn:
Em nhờ luật sư tư vấn giúp em: Lúc trước em đi làm ở công ty, em đã tham gia bảo hiểm được 38 tháng em đã lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp đầy đủ và bây giờ em muốn lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên sổ hộ khẩu của em đã bị thất lạc sau một lần chuyển nhà. Vậy luật sư cho em hỏi: rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không? Em cần rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Em xin cảm ơn.
>>Tổng đài tư vấn mức hưởng bảo hiểm xã hội, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn tham gia bảo hiểm xã hội 38 tháng, trước hết bạn cần căn cứ vào khoản 1 Điều 60 Luật
Bảo hiểm xã hội để xác định xem mình có thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay không?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thi để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hồ sơ bao gồm:
– Sổ BHXH.
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
– Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:
– Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
– Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
– Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Theo đó, để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bạn không cần phải nộp sổ hộ khẩu.
Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Gọi 19006174
Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội bị quá hạn chứng minh thư thì phải làm sao?
Anh K. gửi câu hỏi đến nhờ luật sư tư vấn:
Luật sư cho em hỏi, em đã đi làm ở công ty và được công ty đóng cho BHXH được 5 năm. Nay em có việc cần dùng đến tiền và muốn rút bảo hiểm xã hội nhưng bị quá hạn chứng minh thư thì có được thay bằng hộ chiếu được không? Em cảm ơn ạ!
>>Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối với trường hợp của bạn, hồ sơ hưởng BHXH 1 lần gồm có:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB).
Như vậy, chứng minh thư hay thẻ căn cước công dân đều không phải là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, để đối chiếu thông tin về người hưởng BHXH thì bạn vẫn cần phải xuất trình CMND.
Do đó, trường hợp của bạn đang trong thời gian chờ cấp lại chứng minh thư quá hạn bạn vẫn được nhận tiền BHXH 1 lần. Bạn có thể thay thế bằng cách xuất trình hộ chiếu, giấy xác nhận nhân thân hoặc bằng lái xe,…giấy tờ tùy thân có ảnh khác có đầy đủ thông tin cá nhân cho cơ quan BHXH.
Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần và nơi rút bảo hiểm xã hội
Chị M. gửi câu hỏi đến tổng đài nhờ luật sư tư vấn:
Chào luật sư, Em có một vấn đề thắc mắc mong luật sư giải quyết giùm em ạ. Em tham gia bảo hiểm từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2017 có tổng thời gian là 3 năm 8 tháng trước năm 2015 em tham gia đóng bảo hiểm được 34 tháng với tổng số tiền được 75. 000. 000 sau 2015 được 10 tháng với tổng số tiền là 39. 200. 000.
Tổng số tháng đóng là 44 tháng mong luật sư tính giúp e số tiền được hưởng sẽ là bao nhiêu ạ ?
Mong nhận đước câu trả lời sớm nhất từ luật sư. Em chân thành cảm ơn.
>>Tổng đài tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, gọi 19006174
Trả lời:
Về mức hưởng:
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
“a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng bảo hiểm xã hội được tổng là 44 tháng.
Trong đó:
+ Trước năm 2015 là 34 tháng là 2 năm 10 tháng được tính là 3 năm x 1.5 tháng = 4,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Từ năm 2015 trở đi là 10 tháng được tính là 1 năm x 2 tháng = 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (75.000.000đ + 39.200.000đ) : 44 tháng = 2.595.000đ
Tổng mức hưởng = 2.595.000đ x 6,5 tháng = 16.867.500đ
Lưu ý: Mức hưởng trên chưa bao gồm tiền trượt giá BHXH.
Sau 1 năm nghỉ việc bạn hãy nộp hồ sơ hưởng BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Đơn đề nghị rút tiền bảo hiểm xã hội lấy ở đâu?
Anh P. gửi câu hỏi về việc rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu:
Thưa luật sư, tôi muốn rút tiền bảo hiểm xã hội nhưng không biết nên lấy đơn đề nghị rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Tổng đài pháp luật. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như sau:
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có mẫu là mẫu 14-HSB, người có nhu cầu lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần có thể dễ dàng tìm kiếm mẫu 14-HSB vì mẫu đơn này đã được ban hành công khai kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.
Người lao động khi rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần có thể tự mình tìm kiếm mẫu đơn 14-HSB trên mạng rồi in ra và tự điền mẫu đơn ở nhà trước khi đi đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh việc tự tìm kiếm và in mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội từ Internet, nếu người lao động không thể tìm được mẫu 14-HSB hoặc lo lắng mình sẽ tìm và điền sai mẫu thì người lao động có thể đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội nơi nộp hồ sơ lãnh tiền bảo hiểm xã hội 1 lần để xin mẫu đơn tại cơ quan này.
Một số cơ quan sẽ cung cấp mẫu có sẵn cho người lao động.
Ngoài đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội ra thì khi nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần người lao động cần mang theo:
– Sổ bảo hiểm xã hội bản chính đã được chốt với đầy đủ các tờ rời có quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội;
– Bản sao chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
– Bản sao sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú KT3
Trên đây là phần giải đáp câu hỏi của Tổng đài pháp luật. Nếu vẫn còn vướng mắc chưa rõ hoặc có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn, hãy gửi câu hỏi đến tổng đài 19006174 để được các luật sư hỗ trợ nhanh chóng, giải quyết vấn đề kịp thời.