Sổ đỏ có phải là tài sản không? Bị mất có được cấp lại sổ đỏ không?

Sổ đỏ có phải là tài sản không? Mất sổ đỏ có thể làm lại được không? Cấp lại sổ đỏ bị mất cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật về vấn đề trên. Mọi thắc mắc của các bạn, vui lòng kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất.

so-do-co-phai-la-tai-san-khong
Sổ đỏ có phải là tài sản không?

Sổ đỏ là gì?

 

>> Tư vấn miễn phí quy định của pháp luật về sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174

Hiện nay, trên thực tế pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm sổ đỏ. Căn cứ theo màu sắc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đỏ là màu sắc bên ngoài của giấy chứng nhận, có thể vì lẽ đó mà chúng ta gọi là sổ đỏ, theo thời gian nó dần trở thành một cái tên phổ biến và quen thuộc đối với mỗi người. 

Xuyên suốt theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận được pháp luật công nhận cụ thể :

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Sổ đỏ hay còn được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi ” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ đỏ có phải là tài sản không?

 

Chị Lan (Hà Nam) có câu hỏi gửi tới Luật sư như sau :

“ Chào Luật sư, tôi có thắc mắc liên quan đến sổ đỏ cần được Luật sư giải đáp, cụ thể như sau:

Tôi và chồng cưới nhau được bốn năm. Hai vợ chồng tôi lúc mới lấy nhau có cùng kinh doanh và làm ăn rất thuận lợi. Tuy nhiên, dạo gần đây, cửa hàng của vợ chồng tôi gặp sự cố và nợ một khoản tiền. Chồng tôi muốn mang sổ đỏ đi cầm cố và vay mượn.

Nhưng tôi được một người bạn tư vấn rằng sổ đỏ không phải là tài sản nên không thể cầm cố để vay tiền được, làm vậy là trái với quy định của pháp luật. Do đang cần tiền nên hiện tại tôi rất rối, không biết lời tư vấn kia của người bạn tôi là đúng hay sai.

Vì vậy, nhờ luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi sổ đỏ có phải là tài sản không? Tôi xin cám ơn Luật sư.”  

 

>> Sổ đỏ có phải là tài sản không? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư tư vấn đất đai:

Chào chị Lan. Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi và những thắc mắc cho Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ vào sự việc chị đã trình bày nêu trên, căn cứ vào những quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của chị về vấn đề sổ đỏ có phải là tài sản không như sau:

Về định nghĩa tài sản, áp dụng quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:

Tài sản là vật, tiền, những loại giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bên cạnh đó, tài sản còn bao gồm bất động sản và động sản. Những loại hình tài sản thuộc bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện đang sở hữu hoặc được hình thành trong tương lai.

Phải đảm bảo tài sản mình làm ra là minh bạch, do công sức của mình hình thành nên và đúng với quy định của pháp luật hiện hành. 

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định rằng:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp theo quy định pháp luật của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Dựa vào những căn cứ pháp lý nêu trên, chị Lan có thể thấy sổ đỏ không phải là tài sản. Quyền sở hữu đối với các loại tài sản bất động sản và động sản mới được coi là quyền sở hữu đối với tài sản, sổ đỏ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, không phải là loại hình tài sản theo quy định định của pháp luật.

Do không phải là tài sản nên sổ đỏ không thể mang đi cầm cố. Chị cần lưu ý nếu vẫn mang sổ đỏ đi cầm cố thì rủi ro rất cao là không lấy lại được, sổ đỏ không thể sang tên cho chủ sở hữu mới và việc cầm cố thuộc điều cấm của pháp luật.

Vì vậy trường hợp của chị Lan nên cân nhắc kỹ việc lấy sổ đỏ đem đi cầm cố vì sổ đỏ chỉ là một loại giấy tờ pháp lý không phải là tài sản nên không có cơ sở để cầm cố được. Tuy nhiên, nếu gia đình chị khó khăn cần vay mượn 1 số tiền lớn thì chị có thể sử dụng sổ đỏ của mình để vay thế chấp

Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề sổ đỏ có phải là tài sản không, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng.

>> Xem thêm: Sổ đỏ không chính chủ có cầm được không? Tư vấn chi tiết A – Z

tu-van-so-do-co-phai-la-tai-san-khong
Tư vấn sổ đỏ có phải là tài sản không

Mất sổ đỏ có thể làm lại được không?

 

Chị Trang (Hà Nội) có câu hỏi gửi tới Luật sư như sau:

“Chào Luật sư, tôi có vướng mắc liên quan đến vấn đề sổ đỏ cần được tư vấn, giải đáp cụ thể như sau:

Vợ chồng tôi và hai con sinh sống ở Thành Phố Hồ Chí minh được 5 năm. Do ảnh hưởng của dịch covid-19 năm ngoái nên vợ chồng tôi có làm ăn thua lỗ và không thể gồng gánh được. Vì thế chúng tôi quyết định về quê vào tháng trước.

Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển từ Thành Phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ, vợ chồng tôi có làm rơi một số loại giấy tờ trong đó có cả sổ đỏ đứng tên hai chúng tôi. Hiện vợ chồng tôi rất hoang mang và lo lắng, sợ kẻ gian nhặt được sổ đỏ thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của chúng tôi. Nếu không có sổ đỏ thì nhiều giao dịch về đất đai của chúng tôi sẽ gặp khó khăn rất lớn. 

Vì vậy, tôi muốn nhờ Luật sư giúp tôi trả lời câu hỏi rằng vợ chồng tôi có được làm lại sổ đỏ với lý do nêu trên hay không ? Và nếu có ai nhặt được sổ đỏ của vợ chồng tôi thì có được mang đi sử dụng không?“

 

>> Tư vấn miễn phí thủ tục làm lại sổ đỏ bị mất, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Trang, cám ơn chị đã gửi câu hỏi cho Tổng Đài Pháp luật. Theo như trường hợp mà chị đã trình bày nêu trên, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin gửi tới chị câu trả lời như sau :

Dựa theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

– Khi đảm bảo các điều kiện sau đây, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất : 

+  Phải có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

+ Thửa đất đang thực hiện giao dịch dân sự phải không có bất cứ tranh chấp nào;

+ Để bảo đảm thi hành án và đảm bảo các quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất không bị kê biên 

+ Đất được chuyển nhượng, đang thực hiện các giao dịch dân sự phải đảm bảo vẫn trong thời hạn sử dụng đất.

– Ngoài các điều kiện quy định được quy định nêu trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền và chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo đó, sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ là giấy tờ hợp pháp lý, ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp, đồng thời, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp chỉ được thực hiện bởi chính người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

Do đó các giao dịch liên quan đến bất động sản theo quy định của pháp luật đều phải do người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện hoặc phải có sự ủy quyền bằng văn bản cho người khác, được công chứng chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Vì thế, mặc dù bạn bị mất sổ đỏ nhưng việc này cũng không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của bạn.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành khi mất sổ đỏ công dân vẫn có thể làm lại được. Bạn nên khai báo với UBND xã nơi đăng ký quyền sử dụng đất để UBND xã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau 30 ngày bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp xã, phường nơi bạn cư trú để xin cấp lại.

Căn cứ về những nội dung pháp lý nêu trên, với lý do làm mất sổ trong quá trình về quê, vợ chồng chị Trang hoàn toàn có thể làm lại sổ đỏ. Anh chị cần về Văn phòng đăng ký đất đai nơi mình cư trú để tiến hành thủ tục xin cấp sổ đỏ đã mất.

Ngoài ra về vấn đề có người nhặt được sổ đỏ của anh chị thì chị Trang cũng đừng quá lo lắng bởi sổ đỏ chỉ được thực hiện bởi chính người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật. 

Nếu chị còn bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc pháp lý 24/7.

Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất

 

Chị Dung (Hà Tĩnh) có câu hỏi gửi tới Luật sư như sau :

“ Chào Luật sư, tôi có câu hỏi cần được luật sư tư vấn, giải đáp như sau:

Năm 2019, do mâu thuẫn nên vợ chồng tôi có cãi nhau và chúng tôi sống ly thân một thời gian, thời điểm đó tôi có cầm các loại giấy tờ nhà đất và sổ đỏ. Bẵng đi một thời gian, vợ chồng tôi có làm hòa và quay về chung sống với nhau.

Tuy nhiên do bất cẩn trong việc lưu trữ và cất giữ, hiện tại tôi chỉ còn giữ lại được giấy tờ, còn sổ đỏ tôi không biết đã làm rơi mất ở đâu. Tôi có hỏi và nhận được thông tin từ phía anh họ tôi làm bên UBND xã rằng làm mất sổ đỏ thì vẫn có thể làm thủ tục cấp lại sổ được. Tuy nhiên tôi không biết về thủ tục cấp lại sổ đỏ như thế nào là hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi về trình tự, thủ tục để cấp lại sổ đỏ theo quy định của pháp luật.”

 

>> Hướng dẫn miễn phí chuẩn bị hồ sơ cấp lại sổ đỏ bị mất, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời:

Chào chị Dung, cám ơn chị vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hàng, chúng tôi xin hướng dẫn chị trình tự, thủ tục làm lại sổ đỏ như sau :

Khai báo UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi cấp sổ đỏ

 

Khi mất sổ đỏ, công dân cần tiến hành khai báo lại với UBND cấp xã nơi có đất như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận bị mất cần phải khai báo lại với UBND cấp xã nơi tọa lạc đất về việc bị mất Giấy chứng nhận. Tuy nhiên cần lưu ý, không cung cấp lý do làm mất vì thiên tai, hỏa hoạn.

Sau khi tiếp nhận thông tin khai báo của hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận, UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã.

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo nếu không tìm được thì hộ gia đình, UBND thông báo lại cho cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.

Vì vậy, khi mất sổ đỏ, việc đầu tiên chị Dung phải ra UBND nơi có mảnh đất vợ chồng chị đứng tên trong sổ đỏ để tiến hành khai báo mất sổ đỏ. Theo đó, UBND xã sẽ có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ và có những chỉ dẫn tiếp theo cho anh chị. 

Cấp lại sổ đỏ bị mất cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

 

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân khi muốn cấp lại sổ đỏ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Thứ nhất: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

– Thứ hai: Phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận.

– Trường hợp Giấy chứng nhận mất do thiên tai, hỏa hoạn, cá nhân, hộ gia đình cần phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc xảy ra thiên tai, hỏa hoạn đó.

Như vậy, vợ chồng chị Dung cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ như trên để tiến hành thủ tục làm lại sổ đỏ. Chị cần lưu ý giấy tờ phải còn đầy đủ thời hạn và có giá trị pháp lý. 

Trình tự, thủ tục cấp lại sổ đỏ

 

Các bước tiến hành để cấp lại sổ đỏ bao gồm:

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu

Cách 2: Nếu không nộp tại UBND cấp xã

– Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.

– Trường hợp nếu địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì công dân nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng 

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian cấp lại: Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết và hoàn thành cho công dân trong thời hạn không quá 10 ngày,  đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã không quá 20 ngày.

Như vậy, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chị Dung tiến hành thực hiện các bước trong thủ tục theo hướng dẫn như trên. Căn cứ vào ngày chị nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện giải quyết và cấp lại sổ đỏ cho vợ chồng chị theo quy định của pháp luật. 

Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ đỏ, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

tu-van-mien-phi-so-do-co-phai-la-tai-san-khong

Nhà đất không có sổ đỏ có thể sang tên không?

 

Anh Minh – Nam Định có câu hỏi gửi tới Luật sư như sau :

“ Chào Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan tới vấn đề sổ đỏ cần Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc như sau :

Năm 2015, tôi có giúp một người bạn tên là Thuận trong lúc khó khăn. Tôi và anh Thuận là chỗ quen biết lâu năm, hai chúng tôi có nhận nhau làm anh em kết nghĩa. Tới năm 2019, Thuận có dựng lại được kinh tế và làm ăn phát đạt. Thuận có tặng cho tôi một mảnh đất và tài sản gắn liền với đất là một căn nhà 4 tầng tại quận Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Cả hai bên đã tiến hành giao kết hợp đồng tặng cho tài sản, nhà đất mà Thuận tặng tôi không xảy ra tranh chấp. Tới cuối năm 2020, tôi sang Thụy Điển định cư cùng gia đình con gái theo diện bảo lãnh. Hiện tại tôi muốn thực hiện thủ tục sang tên nhà đất mà anh Thuận tặng tôi cho một người bạn tôi ở Việt Nam.

Tuy nhiên, lúc làm hợp đồng tặng cho, anh Thuận không đưa cho tôi sổ đỏ của nhà đất nêu trên. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nhà đất không có sổ đỏ có thể sang tên, đổi chủ đất không ?”

 

>> Tư vấn miễn phí thủ tục sang tên nhà không có sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chào anh Minh, cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho Tổng Đài Pháp Luật. Dựa vào sự việc mà anh trình bày thông qua tình huống nêu trên, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin gửi tới anh câu trả lời như sau : 

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 :

– Khi có giấy chứng nhận , người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

– Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Nếu thửa đất đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ, người nhận thừa kế được phép chuyển nhượng di sản ngay cả khi không có sổ đỏ. 

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định:

– Không được cấp sổ đỏ nhưng được phép chuyển nhượng/ tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế đó trong trường hợp tất cả người thừa kế đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài (không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam).

– Người nhận thừa kế sẽ đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Người nhận thừa kế đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất . Người được tặng cho phải là đối tượng đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Do đó, thông qua những quy định của pháp luật hiện hành, nếu thuộc một trong hai trường hợp trên thì nhà đất khi sang tên không cần phải có sổ đỏ.

Như vậy,dựa theo căn cứ pháp lý nêu trên, anh Minh thuộc trường hợp được phép chuyển nhượng/ tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế khi tất cả người thừa kế đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được tặng cho quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, anh Minh là đối tượng phù hợp với điều kiện được pháp luật quy định nên khi anh Minh tiến hành tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế đứng tên là bên tặng cho (anh Minh) trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho.

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề sổ đỏ có phải là tài sản không. Mọi thông tin chia sẻ đều căn cứ dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, qua đó chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ được cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích, chính xác để có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước pháp luật. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp