Sự biến pháp lý là gì?

Sự biến pháp lý là gì” là một thuật ngữ pháp luật và có khá ít những đối tượng trong xã hội hiểu rõ được thuật ngữ này. Hiểu một cách nôm na thì sự biến pháp lý là sự việc xảy ra nằm ngoài sự liệu của con người và liên quan đến pháp luật. Vậy, khái niệm sự biến pháp lý được pháp luật giải thích như thế nào? Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc

Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>> Tư vấn của Luật sư tư vấn  sự kiện pháp lý như thế nào. Gọi ngay 19006174 

Sự biến pháp lý là gì?

 

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh/ tác động của các quy phạm pháp luật. Có hai yếu tố chính có thể gây ảnh hưởng đến các quan hệ pháp luật là hành vi của con người và các yếu tố tự nhiên. Những yếu tố này có thể tác động đến các quan hệ pháp luật một cách có chủ ý hoặc không có chủ ý. Trong phạm vi bài viết này, chủ yếu đề cập đến vấn đề “Sự biến pháp lý”.

Sự là sự kiện. Biến là sự biến đổi, biến hóa. Pháp lý là những yếu tố liên quan đến pháp luật. Vậy, Sự biến pháp lý được hiểu là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng pháp luật quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý.

>> Tư vấn của Luật sư về những sự biến Pháp lý là gì . Gọi ngay 19006174 

So sánh giữa sự biến pháp lý và hành vi pháp lý

 

(1) Sự biến pháp lý

Sự biến pháp lý là những sự kiện trên thực tế pháp lý xảy ra và hậu quả của sự kiện này nằm ngoài ý chí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật.

Sự biến pháp lý có thể là những hiện tượng, sự kiện của tự nhiên mà khó có thể lường trước được như: thiên tai, sự sống chết, dịch bệnh, chiến tranh,… Những sự kiện này chỉ được coi là sự biến pháp lý chỉ khi sự xuất hiện của chúng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của một hoặc một số chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Ví dụ: Chủ sở hữu tài sản chết đi sẽ làm phát sinh quan hệ thừa kế và chấm dứt quan hệ sở hữu tài sản đối với tài sản của họ.

Nhưng, nếu những sự kiện này không dẫn đến các hậu quả pháp lý thì không được coi là sự biến pháp lý mà chỉ được coi là một sự kiện tự nhiên bình thường mà thôi.

su-bien-phap-ly-la-gi

(2) Hành vi pháp lý

Hành vi pháp lý là sự kiện pháp lý được xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật hay nói cách khác hành vi pháp lý là những hành vi xử sự chịu sự điều khiển của ý chí con người và người thực hiện hành vi hoàn toàn có thể thấy hậu quả của hành vi đó. Do đó, chỉ có những chủ thể có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi một cách bình thường mới có hành vi pháp lý.

Ví dụ: một người bình thường mua một chiếc điện thoại là hành vi pháp lý làm phát sinh quyền sở hữu của mình đối với chiếc điện thoại.

Còn trong trường hợp trẻ em 7 tuổi khi đùa nghịch không để ý làm đổ cây nến đang được thắp dẫn đến cháy nhà. Trong trường hợp này dù đã làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản đối với những tài sản bị hư hại nhưng pháp luật không coi là hành vi pháp lý mà chỉ coi là sự biến pháp lý do trẻ em 7 tuổi là người chưa có đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình.

>> Tư vấn của Luật sư tư vấn sự khách nhau giữa hành vi pháp lý và sự biến pháp lý. Gọi ngay 19006174 

Sự biến pháp lý có phải sự kiện pháp lý không?

 

Câu trả lời là có. Sự biến pháp lý là một loại hình của sự kiện pháp lý.

Sự kiện pháp lý phải là một sự kiện có thật trong thực tế, nhưng một sự kiện có thật chỉ có thể trở thành sự kiện pháp lý khi được pháp luật quy định mà trở thành cơ sở làm nảy sinh quan hệ pháp luật.

Trong khi đó, sự biến pháp lý cũng là một sự kiện có thật trong thực tế và làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, sự biến pháp lý có đặc trưng là sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự miễn phí – Tổng đài tư vấn pháp luật 24/7

Sự kiện pháp lý và các quy định về sự biến tương đối và sự biến tuyệt đối

 

Như trên đã phân tích, sự biến pháp lý là một loại hình của sự kiện pháp lý. Vậy, sự kiện pháp lý là gì? Sự kiện pháp lý được chia thành mấy loại?

Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý cũng là sự kiện xảy ra trên thực tế và làm phát sinh ra các hậu quả pháp lý có thể là phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh (tình huống có thể xảy ra trên thực tế) được Nhà nước dự liệu trước và thường được thể hiện trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.

Những sự kiện pháp lý thường là những sự kiện mang tính phổ biến và có ảnh hưởng đến trật tự xã hội và cần được điều chỉnh bởi pháp luật. Chỉ những sự kiện chịu tự điều chỉnh của quy định pháp luật mới gọi là sự kiện pháp lý.

su-bien-phap-ly-la-gi-quy-dinh-ra-sao

Ví dụ: Sự kiện đăng ký kết hôn của nam nữ tại cơ quan có thẩm quyền là sự kiện pháp lý vì làm phát sinh quan hệ vợ chồng. Nhưng, sự kiện nam, nữ tổ chức lễ kết hôn (đính hôn) lại không được coi là sự kiện pháp lý vì pháp luật không điều chỉnh vấn đề này hay nói cách khác pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng khi nam, nữ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Như vậy, Sự kiện pháp lý là những sự kiện cụ thể có thể xảy ra trong đời sống hằng ngày phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh mà nhà làm luật đã dữ liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.

Ví dụ 1: Đăng ký khai sinh cho trẻ em làm phát sinh quyền đi học, quyền được khám chữa bệnh, … của trẻ em;

Ví dụ 2: Người nào đó bán căn nhà ở của mình làm chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với căn nhà đó.

Một sự kiện thực tế chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi có đầy đủ những đặc điểm sau đây:

– Sự kiện pháp lý phải là sự kiện xảy ra trên thực tế và được thể hiện dưới dạng hành vi hoặc những sự biến (sự kiện xảy ra nằm ngoài ý chí con người) nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ thể tham gia quan hệ đó.

– Sự kiện pháp lý phải là sự kiện được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra thì sẽ làm phát sinh hiệu lực pháp luật của các quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật đó. Hay nói cách khác, sự kiện pháp lý là những sự kiện chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật.

– Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật có liên quan đến sự kiện đó.

Nếu một sự kiện xảy ra trên thực tế không đáp ứng những điều kiện hay không có những đặc điểm trên thì không được coi là sự kiện pháp lý mà chỉ được coi là sự kiện thông thường.

Ví dụ:

– Sự kiện pháp lý: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Đăng ký kết hôn, Lập di chúc hợp pháp, …

– Sự kiện thông thường: Nam nữ yêu nhau, Đi học, …

>> Tư vấn của Luật sư  sự biến pháp lý là gì. Gọi ngay 19006174 

Ý nghĩa của sự kiện pháp lý

 

Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật. Đây là cơ sở để Nhà nước xác định nguồn luật điều chỉnh từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật.

Bên cạnh đó, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vì bản chất sự kiện pháp lý là những sự việc thông thường diễn ra trên thực tế. Trong khi đó, pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội và có vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội cần thiết.

Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

>> Tư vấn của Luật sư ý nghĩa của sự biến Pháp lý. Gọi ngay 19006174 

Phân loại sự kiện pháp lý

 

Tùy thuộc vào những căn cứ cụ thể mà có thể phân loại sự kiện pháp lý theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể như sau:

(1) Căn cứ vào vào quan hệ giữa sự kiện thực tế xảy ra trên thực tế với ý chí của thể tham gia quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được chia thành hai loại như sau:

– Sự biến pháp lý: là những sự kiện pháp lý xảy ra và hậu quả của sự kiện đó nằm ngoài ý chí các chủ thể quan hệ pháp luật. Sự biến pháp lý có thể những hiện tượng tự nhiên hoặc những sự việc xảy ra mà con người khó có thể lường trước được.

Nhưng, sự hiện tượng và sự việc này chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi sự xuất hiện của chúng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý một hoặc một số chủ thể theo quy định pháp luật.

– Hành vi pháp lý: là sự kiện pháp lý xảy ra được thể hiện dưới dạng hành vi và được thực hiện do ý chí của các chủ thể quan hệ pháp luật. Có thể nói, hành vi pháp lý là những hành vi xử sự do chính con người thực hiện mà pháp luật buộc các chủ thể thực hiện hành vi này phải hoàn toàn nhận thức được hậu quả của hành vi. Chính vì vậy, chỉ có những chủ thể có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi bình thường mới có thể thực hiện hành vi pháp lý.

su-bien-phap-ly-la-gi-phan-loai-ra-sao

(2) Căn cứ vào hậu quả pháp lý xảy ra, sự kiện pháp lý được chia thành 03 loại như sau:

– Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Sự kiện mua tài sản làm phát sinh quan hệ sở hữu của người mua đối với tài sản đó. Hoặc, cá nhân sở hữu tài sản chết đi làm phát sinh quan hệ thừa kế (nếu có người thừa kế theo quy định pháp luật).

– Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Cổ đông chuyển nhượng một phần cổ phần của mình cho người khác làm thay đổi quyền sở hữu của cổ đông đó đối với công ty.

– Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Người lao động A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (theo đúng quy định pháp luật) với công ty làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động A và công ty.

>>Xem thêm: Bộ luật dân sự năm 2015

Sự biến tương đối và sự biến tuyệt đối

 

Căn cứ vào nguồn gốc để xảy ra sự biến pháp lý, sự biến pháp lý được chia thành hai loại là sự biến tương đối và sự biến tuyệt đối.

– Sự biến pháp lý tuyệt đối: Đây là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên mà thời gian không phụ thuộc vào ý muốn của con người như: sóng thần, động đất, lốc xoáy, …

– Sự biến pháp lý tương đối: Đây là những sự kiện xảy ra trong thực tế xuất phát từ hành vi của con người nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức người thực hiện hành vi đó.

su-bien-phap-ly-la-gi-tinh-chat-ra-sao

Ví dụ: A không biết B bị bệnh tim nặng nên đã bày trò hù dọa B với mục đích là trêu chọc B. Việc này khiến B sợ quá mà chết. Sự kiện B chết không nằm trong ý thức của A nhưng đã làm chấm dứt quyền được sống của B và có thể A phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Tóm lại, trên thực tế có rất nhiều sự kiện xảy ra làm phát sinh, chấm dứt hoặc làm thay đổi một, một số các quan hệ pháp luật. Những sự kiện này cũng có thể xảy ra theo ý chí của các chủ thể pháp luật hoặc cũng có thể xảy ra nằm ngoài ý chí của các chủ thể pháp luật.

Trường hợp thứ hai ta gọi là sự biến pháp lý. Sự biến pháp lý không phải là những thuật ngữ phổ biến trong xã hội nên khá nhiều người vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc về những vấn đề xoay quanh “Sự biến pháp lý là gì”.

>> Tư vấn của Luật sư bản chất của sự biến tuyệt đối. Gọi ngay 19006174 

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề “Sự biến pháp lý là gì”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174