Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì? Khi nào thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu tang vật? Bài viết sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến tang vật. Nếu bạn còn băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn và giải đáp nhanh chóng!
>> Tư vấn quy định về Tang vật là gì? Gọi ngay 1900.6174
Tang vật là gì?
>> Tang vật là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Tang vật có thể là tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng từ; ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác và có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vụ uy tín chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn pháp luật hành chính,… Trải qua gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ kịp thời!
Tịch thu tang vật là gì?
>> Tịch thu tang vật là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Tịch thu tang vật được coi là một trong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Đó là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền hoặc hàng hoá có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân hoặc tổ chức.
Khi nào tiến hành tịch thu tang vật?
>> Các trường hợp được tiến hành tịch thu tang vật? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành biện pháp tịch thu tang vật trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tịch thu tang vật khi có vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
Thứ hai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tịch thu tang vật là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của người có hành vi vi phạm hành chính hoặc được người có hành vi vi phạm trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm đó.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải quy định tịch thu.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành tịch thu tang vật khi có vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý; đối với trường hợp các tang vật là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của người có hành vi vi phạm hành chính hoặc được người có hành vi vi phạm trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhưng nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm đó; và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm
>> Cơ quan nào có thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm? Gọi ngay 1900.6174
Anh Đăng (Hà Tĩnh) có câu hỏi: “Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh. Nhà văn hóa tại địa phương nơi tôi sinh sống có khuôn viên rộng và ở mặt đường chính. Trên vỉa hè bên ngoài cổng nhà văn hóa, có nhiều hộ kinh doanh hàng rong thường đem xe bán hàng rong và nhiều vật dụng như thùng đựng hàng, dù bạt vào cất giữ trong khuôn viên dù trưởng thôn không đồng ý, lực lượng quản lý đô thị có ra quân chấn chỉnh nhưng tình trạng buôn bán vẫn tiếp tục diễn ra. Vậy, nếu các hộ bên ngoài tự ý gửi đồ vào trong khuôn viên mà không được sự đồng ý của trưởng thôn thì hành vi đó có xem là vi phạm không? Những vật dụng mà họ gửi tại Nhà văn hóa có quyền thu giữ và xử lý hay không? Cảm ơn luật sư!”
Trả lời:
Xin chào anh Đăng. Cảm ơn anh đã tin tưởng và ủng hộ Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi, với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo quy định về mẫu tổ chức hoạt động, hoạt động nhà văn hóa nói chung tại Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/03/2011:
Thứ nhất, về chức năng của nhà văn hóa:
Nhà văn hóa giúp góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.
Nhà văn hóa là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.
Thứ hai, về nhiệm vụ của nhà văn hóa:
Nhà văn hóa xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn, dài hạn trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và được tổ chức thực hiện sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.
Nhà văn hóa có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh, công an nhân dân, kiểm lâm… có thẩm quyền tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm. Trong trường hợp của anh Đăng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an nhân dân có quyền tịch thu tang vật: dù, bạt, thùng đựng hàng mà hộ kinh doanh hàng rong gửi ở khuôn viên nhà văn hóa. Mọi thắc mắc liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tịch thu tang vật, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp kịp thời!
>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết
Tang vật trong vi phạm hành chính. Thủ tục xử lý tang vật vi phạm hành chính
>> Thủ tục xử lý tang vật vi phạm hành chính như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Dưới góc độ vi phạm hành chính, tang vật có thể hiểu là tài sản do cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính sử dụng trực tiếp để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Khi tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý tang vật vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại tang vật là gì, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với tang vật là tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ, chứng chỉ có giá, đá quý, vàng, bạc thì cơ quan chức năng có thẩm quyền phải nộp tang vật hoặc giá trị quy đổi của tang vật vào ngân sách Nhà nước;
Thứ hai, đối với tang vật là tài liệu, giấy tờ, chứng từ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản;
Thứ ba, đối với trường hợp mà tang vật cơ quan chức năng có thẩm quyền tịch thu được là ma túy, vũ khí, vật liệu cháy nổ, công cụ hỗ trợ hoặc vật có giá trị lịch sử văn hoá như: bảo vật, cổ vật, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì bị tịch thu hoặc chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên trách quản lý để xử lý theo quy định.
Thứ tư, đối với trường hợp tang vật đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì giữa các cơ quan này phải có sự phối hợp, phân công quản lý, sử dụng một cách hợp lý và theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ năm, đối với các trường hợp là tang vật khác với những trường hợp như đã nêu ở trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thuê tổ chức dịch vụ bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện thủ tục bán đấu giá. Sau khi ký hợp đồng bán đấu giá đối với tang vật, cơ quan có thẩm quyền xử phạt bàn giao tang vật, kèm theo biên bản bàn giao. Bên nhận bàn giao cần ký hoặc đóng dấu (nếu có) để xác nhận tình trạng tang vật, sau đó sẽ tiến hành bán đấu giá.
Thứ sáu, đối với trường hợp tang vật bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không thể bán đấu giá thì Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cần lập Hội đồng xử lý. Thành viên của Hội đồng xử lý tang vật này sẽ gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan.
Về thủ tục xử lý tang vật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tang vật, phương tiện vi phạm.
Thủ tục xử lý tang vật trong vi phạm hành chính trước hết cần phải được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Căn cứ theo Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính, theo đó chủ thể có thẩm quyền xử phạt lập biên bản cho đối tượng vi phạm.
Nội dung biên bản xử phạt vi phạm gồm:
– Tên tang vật, chủng loại, số lượng, tình trạng, số đăng ký (nếu có);
– Chất lượng tang vật, phương tiện vi phạm bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu.
– Cuối biên bản phải có chữ ký của người trực tiếp tiến hành biện pháp tịch thu tang vật, chữ ký của đối tượng bị xử phạt và chữ ký của người chứng kiến.
Nếu cá nhân vi phạm hoặc người đại diện tổ chức vi phạm vắng mặt khi áp dụng biện pháp tịch thu tang vật thì cần có hai cá nhân chứng kiến.
Trường hợp tang vật vi phạm cần phải được niêm phong thì cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện niêm phong ngay trước mặt cá nhân vi phạm, người đại diện của tổ chức vi phạm và người chứng kiến hoặc những người chứng kiến. Biên bản xử phạt vi phạm phải thể hiện nội dung thực hiện niêm phong tang vật.
Đối với trường hợp tang vật vi phạm đang bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt nếu nhận thấy tang vật đó có sự thay đổi tình trạng so với thời điểm ra quyết định tạm giữ tang vật thì cần ghi lại những thay đổi này vào biên bản. Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người tạm giữ, người chính kiến.
>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mức phạt mới nhất 2022
Chi phí quản lý tang vật vi phạm hành chính là bao nhiêu?
>> Quản lý tang vật vi phạm hành chính quý khách mất bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về chi phí cho việc quản lý tang vật, phương tiện vi phạm trong vi phạm hành chính như sau:
Các chi phí bảo đảm cho việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bao gồm:
– Một là, khoản chi cho hoạt động xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê địa điểm tạm giữ, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, giám định tang vật;
– Hai là, chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin;
– Ba là chi phí phục vụ xử lý tang vật;
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hàng hóa, tang vật bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh và có số lượng lớn thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải lưu kho, thuê bến bãi và cần thuê đơn vị bảo quản. Đối với trường hợp này thì các chi phí để lưu kho, phí thuê bến bãi, phí bảo quản tang vật cũng như các chi phí thuê dịch vụ đấu giá chuyên nghiệp được tính vào tiền bán tang vật bị tịch thu.
Tiền thu được từ việc bán đấu giá tang vật bị tịch thu, sau khi đã trừ các chi phí trên và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp tang vật sau khi được bán đấu giá nhưng số tiền bán được không đủ để chi trả và thanh toán các khoản phí nói trên thì phần còn thiếu đó để chi cho các khoản phí trên được đề xuất hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chi phí quản lý tang vật vi phạm hành chính chủ yếu gồm khoản chi cho hoạt động xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê địa điểm tạm giữ, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, giám định tang vật; chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin; chi phí phục vụ xử lý tang vật và các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Cách thức tố cáo như thế nào?
Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
>> Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, liên hệ ngay 1900.6174
Các nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tuân thủ theo quy định của pháp luật gồm:
– Thứ nhất là, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
– Thứ hai là, việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ tạm thu cần được bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
– Thứ ba là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, có ba nguyên tắc cơ bản về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ sau khi tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tạm thu.
Thời hạn ra quyết định trả tang vật phương tiện vi phạm hành chính
>> Thời hạn ra quyết định trả tang vật phương tiện vi phạm hành chính là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
Như vậy, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiến hành xác minh thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn 07 ngày nhưng tối đa không được vượt quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến tang vật. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.