Thành lập công ty con – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục nhanh gọn

Việc thành lập công ty con với mục đích nâng cao năng lực kinh doanh và nó là xu hướng tốt cho nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, khi có nhu cầu mở công ty con, doanh nghiệp cần cân nhắc đến nhu cầu phát triển thực tế và năng lực quản trị của chính doanh nghiệp. Thành lập công ty con sẽ giảm được nhiều rủi ro cho công ty mẹ vì trong bối cảnh hiện nay các công ty thường có nhiều dự án, nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau do đó doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro là điều không tránh khỏi. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp các công ty hiểu rõ hơn về việc thành lập công ty con. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

thanh-lap-cong-ty-con

Thế nào là công ty mẹ – công ty con?

Các công ty, tập đoàn kinh tế lớn hiện nay thường hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Vậy mô hình công ty mẹ – công ty con được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty mẹ, công ty con được quy định rõ ràng, chi tiết như sau:

“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

a) Sở hữu tổng số cổ phần phổ thông hoặc trên 50% vốn điều lệ của công ty đó;

b) Có quyền gián tiếp hoặc trực tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”

Theo đó, quý độc giả có thể hiểu đơn giản như sau:

Công ty mẹ

Công ty mẹ trong nhóm công ty, tập đoàn kinh tế lớn có thể chi phối công ty con về vốn, quản lý hoặc về chiến lược phát triển công ty. Cụ thể như sau:

– Thứ nhất, chi phối về tài chính: công ty mẹ sẽ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty con

– Thứ hai, chi phối về bộ máy quản lý: công ty mẹ có các quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm tất cả hoặc đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty con.

– Thứ ba, chi phối về các hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh: công ty mẹ có các quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con đó.

Công ty con

Công ty con là công ty bị chi phối bởi công ty mẹ.

– Công ty con này không được mua cổ phần, đầu tư góp vốn của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ này không được cùng nhau mua cổ phần, góp vốn để sở hữu chéo lẫn nhau.

– Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật này.

Như vậy, được coi là công ty mẹ của công ty con khác nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp trên.

Lưu ý:

– Công ty con, công ty mẹ không phải là loại hình doanh nghiệp.

– Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ này không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (căn cứ theo khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Mọi thắc mắc liên quan đến mô hình công ty mẹ – công ty con, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 1900.6174 để được Luật sư tiếp nhận và tư vấn nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2022

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công mẹ đối với công ty con

 

Anh Tân (Thanh Hóa) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong Luật sư tư vấn giải đáp:

Tôi là người đại diện theo pháp luật của một tập đoàn kinh tế lớn có trụ sở ở nước ngoài. Hiện nay, công ty tôi muốn thành lập công ty con ở Việt Nam để tiện cho chiến lược cũng như kế hoạch đầu tư của tập đoàn. Tuy nhiên, tập đoàn chúng tôi vẫn còn một số thắc mắc về quyền và nghĩa vụ giữa công ty mẹ và công ty con.

Vậy tôi mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con theo pháp luật hiện hành. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Tân đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề thắc mắc của anh, các Luật sư của chúng tôi đã phân tích, nghiên cứu, nhận định và đưa ra câu trả lời như sau:

Bản chất pháp lý của mô hình tổ hợp công ty mẹ – công ty con thể hiện ở mối quan hệ sở hữu vốn của công ty mẹ với công ty con. Việc nắm giữ trên có thể là một phần hoặc toàn bộ vốn của công ty con. Thông thường trên thực tiễn, việc nắm giữ vốn giữa công ty này với công ty khác phải đủ để tạo nên sự chi phối thì mới hình thành mô hình quan hệ công ty mẹ – công ty con. Do vậy, sự thay đổi mức sở hữu vốn của công ty này đối với vốn Điều lệ của công ty khác dẫn tới sự thiết lập mối quan hệ mẹ – con hoặc chấm dứt quan hệ này.

Xét căn cứ Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:

– Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con căn cứ theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.

– Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty con và công ty mẹ đều phải được thiết lập và thực hiện bình đẳng, độc lập theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.

– Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của công ty trong các trường hợp can thiệp ngoài thẩm quyền và buộc công ty con này phải thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện các hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan và gây thiệt hại cho công ty con. Trong trường hợp này cần lưu ý:

+ Người quản lý của công ty mẹ liên đới cùng công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại.

+ Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con của mình thì chủ nợ hoặc cổ đông, thành viên có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh công ty con hoặc nhân danh chính mình yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

+ Trường hợp hoạt động kinh doanh này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con này được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ đó hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con này bị thiệt hại.

Nếu anh còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con hoặc thủ tục thành lập công ty con, hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết nhất!

>> Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo quy định Việt Nam năm 2022

Hồ sơ thành lập công ty con

 

Anh Phúc (Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được Luật sư tư vấn giải đáp:
Công ty cổ phần Bầu Trời do tôi là chủ sở hữu. Công ty tôi có dự định lập một công ty con ở thành phố Bắc Ninh để tiện cho việc đầu tư kinh doanh của công ty. Vậy tôi mong Luật sư có thể tư vấn, hướng dẫn tôi hồ sơ thành lập công ty con? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư hướng dẫn!”

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty con, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Phúc đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi! Về vấn đề thắc mắc của anh, các Luật sư của Tổng đài chúng tôi đã phân tích, nghiên cứu, nhận định và đưa ra câu trả lời như sau:

Trong thời đại kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện nay, mô hình công ty mẹ – công ty con đã trở nên rất phổ biến và quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là những công ty, doanh nghiệp mới; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại gặp vấn đề, khó khăn thắc mắc đăng ký, thành lập công ty con. Để hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, thông thường các công ty mẹ sẽ cử người đại diện và góp vốn điều lệ thành lập công ty con.

Căn cứ theo Nghị định số 122/2020/NĐ–CPQuyết định số 1523/QĐ BKHĐT, hồ sơ đăng ký thành lập công ty con được thực hiện giống như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tương ứng như với các loại hình sau:

 

Loại hình công ty Link
Công ty cổ phần Tải về
Công ty TNHH 1 thành viên Tải về
Công ty TNHH 2 thành viên Tải về
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải thể hiện công ty mẹ là thành viên/ cổ đông góp vốn sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông hoặc vốn điều lệ của công ty.

 

Ngoài các giấy tờ như trên, công ty mẹ phải nộp thêm các loại giấy tờ dưới đây:

– Quyết định của chủ sở hữu công ty/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử quản lý hoặc người góp vốn công ty con.

– 01 bản sao y CCCD/CMND/Hộ chiếu của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.

– 01 bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ.

*Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Như vậy, công ty mẹ của anh khi muốn đăng ký thành lập công ty con ở Bắc Ninh thì công ty mẹ của anh cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ như trên. Trên đây là tư vấn của tổng đài chúng tôi về vấn đề thắc mắc hồ sơ thành lập công ty con, nếu anh có câu hỏi thắc mắc về vấn đề liên quan, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần cần những gì? Thủ tục trọn gói A

ho-so-thanh-lap-cong-ty-con

Thủ tục thành lập công ty con

 

Chị Nhung (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong Luật sư tư vấn giải đáp:
Tôi là người đại diện theo pháp luật của một công ty trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Do chiến lược, cũng như kế hoạch của công ty nên công ty tôi dự định sẽ thành lập một công ty con ở tỉnh Thái Bình. Vậy tôi mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi các thủ tục thành lập công ty con? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư tư vấn!”

 

>> Tư vấn thủ tục thành lập công ty con nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị về thủ tục thành lập công ty con và đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ Quyết định số 1523/QĐ–BKHĐT quy định rõ về trình tự, thủ tục thành lập một công ty con được thực hiện theo 03 bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Công ty chị nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Công ty chị đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc công ty, doanh nghiệp sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội phải đăng ký qua mạng).

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

Khi nhận kết quả, chị Nhung cần mang giấy biên nhận giải quyết hồ sơ;

*Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

*Lệ phí giải quyết: Miễn lệ phí.

Như vậy, thủ tục thành lập công ty con giống như thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp mới. Công ty mẹ của chị cần lưu ý cần phải sở hữu trên 50% tổng vốn điều lệ hoặc số cổ phần phổ thông mới đủ điều kiện thành lập công ty con này.

Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty con, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Chi phí thành lập công ty bao gồm những khoản nào? [MỚI NHẤT]

 

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-con

Một số câu hỏi liên quan đến việc thành lập công ty con

Công ty thành viên có phải công ty con?

 

Chị My (Ninh Bình) có câu hỏi?
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư tư vấn giải đáp:
Tôi có mua lại 49% số cổ phần của công ty cổ phần A từ đầu năm 2022 đến nay. Tuy nhiên, công ty B lại nắm giữ 50% số vốn điều lệ và công ty của tôi là thành viên của công ty này. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này thì công ty thành viên có phải công ty con không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư tư vấn!

 

>> Giải đáp thắc mắc công ty thành viên có phải công ty con không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và giải đáp như sau:

Do công ty B sở hữu dưới 50% cổ phần của công ty anh. Khi đó, công ty anh là công ty thành viên của công ty B. Vì vậy có thể hiểu đơn giản, công ty thành viên là công ty được một công ty nào đó nắm giữ dưới 50% cổ phần. Một công ty có thể là thành viên của nhiều công ty khác. Nhưng chỉ có thể là công ty con của duy nhất một công ty. Do vậy, một công ty vừa có thể làm công ty con, vừa có thể làm công ty thành viên của một hoặc nhiều công ty khác.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thành lập công ty con, hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>> Xem thêm: Thành lập công ty TNHH Thủ tục, điều kiện thành lập 2022

Có thể thành lập công ty con khác ngành nghề công ty mẹ được không?

 

Chị Huyền (Nam Định) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư tư vấn giải đáp:
Tôi là người đại diện của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại Hà Nội. Công ty tôi chuyên kinh doanh thiết bị điện tử. Tuy nhiên để phù hợp với chiến lược, cũng như là kế hoạch đầu tư của công ty. Công ty của tôi dự định sẽ lập một công ty con ở TP. HCM chuyên về lĩnh vực marketing.
Vậy thưa Luật sư trong trường hợp này công ty của tôi có thể thành lập công ty con khác ngành nghề công ty mẹ được không?”

 

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập công ty con mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Chúc chị một ngày tốt lành! Với thắc mắc chị đưa ra, Luật sư của chúng tôi phản hồi như sau:

Tổ hợp công ty mẹ – công ty con là một loại hình liên kết giữa các công ty có tư cách pháp lý độc lập. Trong đó, có một công ty có vai trò là trung tâm quyền lực (công ty mẹ) nắm giữ phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối trong một hoặc một số các công ty khác (công ty con), từ đó kiểm soát được hoạt động của các công ty con này;

Thành lập công ty con khác ngành nghề kinh doanh công ty mẹ hoàn toàn được bởi công ty con đó có tư cách pháp nhân độc lập với công ty mẹ và sẽ không hoạt động theo ủy quyền của công ty mẹ (như chi nhánh công ty). Do đó, công ty con này có thể đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh khác với công ty mẹ. Như vậy, trong trường hợp của chị Huyền, công ty của chị hoàn toàn có thể thành lập công ty con khác ngành nghề của công ty mẹ.

Trong trường hợp chị còn câu hỏi nào khác về thành lập công ty con, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174, Luật sư luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân Thủ tục mới nhất năm 2022

Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?

 

Anh Hoàng (Cầu Giấy) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư tư vấn giải đáp:
Năm 2018, tôi và nhóm bạn tôi có cùng nhau lập một công ty cổ phần chuyên kinh doanh bất động sản do tôi là chủ sở hữu. Sau 03 năm kể từ ngày đăng ký thành lập công ty, công ty tôi làm ăn thuận lợi và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Vừa qua, công ty tôi có mở một họp cổ đông thường niên. Công ty tôi đang phân vân nên thành lập công ty con hay chi nhánh. Vậy tôi mong Luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi thắc mắc trên.”

 

>> Giải đáp chi tiết thắc mắc nên thành lập công ty con hay chi nhánh, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh! Nội dung câu hỏi của anh được Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Trong quá trình tư vấn cho quý khách hàng, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc liên quan đến về vấn đề lựa chọn hình thức thành lập công ty con tốt hơn chi nhánh hay ngược lại. Do đó, để quý khách hàng tham khảo, chúng tôi đã so sánh ưu nhược điểm của 2 loại hình mô hình này. Qua đó, Tổng đài pháp luật chúng tôi mong quý khán giả có thể chọn lựa được mô hình tốt nhất cho chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mô hình này.

 

Hình Thức Thành Lập Thành Lập Chi nhánh công ty Thành Lập Công ty con
Hình thức Hoạt động Đăng ký hoạt động chi nhánh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ Không ghi nhận, do công ty giao cho chi nhánh Quy định tại Điều lệ và ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bô Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào
Hạch toán kế toán và thuế Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, báo cáo tài chính phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty Là đơn vị kế toán độc lập, báo cáo tài chính không bắt buộc phải hợp nhất trong báo cáo tài chính của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ)
Tiêu chí nộp thuế Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính
Về mã số đối tượng nộp thuế Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty Được cấp một mã số độc lập

 

>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định mới nhất 2022

Dịch vụ thành lập công ty con tại Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Liên hệ Luật sư tư vấn thành lập công ty con nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, gọi ngay 1900.6174

Việt Nam ta là một đất nước rất tiềm năng phát triển kinh tế thì không chỉ có các nhà kinh doanh nước ngoài muốn thành lập công ty mới tại đây mà có cả các công ty đã thành lập trên địa bàn cả nước muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại các tỉnh khác khi công ty họ chưa có chi nhánh. Đối với những công ty đã thành lập để muốn có hoạt động kinh doanh tại các tỉnh khác thì mô hình công ty mẹ – con thường là một sự lựa chọn của nhiều người.

Tổng Đài Pháp Luật chuyên cung cấp dịch vụ thành lập thành lập công ty con trên địa bàn cả nước. Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ được hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho các khách hàng có nhu cầu. Công ty quý khách hàng đang muốn thành lập công ty con trên địa bàn cả nước hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn trực tiếp bởi những luật sư hàng đầu.

Khách hàng làm thủ tục thành lập công ty con tại Tổng Đài Pháp Luật sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như sau:

– Tư vấn soạn thảo hồ sơ: Luật sư sẽ tư vấn soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập doanh nghiệp;

– Nộp hồ sơ và nhận kết quả: Sau khi Quý khách hàng hoàn thành việc ký hồ sơ và giấy tờ, chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách hàng nộp hồ sơ, trao đổi với chuyên viên thụ lý, nhận kết quả và chuyển tới Quý khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

– Bàn giao cho quý khách hàng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và dấu pháp nhân công ty;

– Lập tất cả các giấy tờ khai thuế cho Công ty sau khi thành lập; Cam kết với Quý khách hàng sau khi thành lập công ty con

– Giảm 10% phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo) đầu tiên cho Quý khách hàng

– Tư vấn thuế và các vấn đề khác liên quan đến quá trình hoạt động của Công ty trong 03 tháng đầu tiên sau khi thành lập

– Bàn giao đầy đủ các hồ sơ nội bộ công ty thành lập cho Quý khách hàng

– Tặng dấu chức danh cho khách hàng;

Trong trường hợp có nhu cầu thành lập công ty con, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực doanh nghiệp tại Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn cụ thể!

>> Xem thêm: Quy định thành lập công ty tại Hà Nội năm 2022 [Nhất định phải biết]

Trên đây là toàn bộ thông tin Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ về vấn đề thành lập công ty con. Hy vọng bài viết phần nào sẽ giúp anh, chị có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng trong trường hợp cụ thể của mình. Nếu anh, chị có bất kỳ thắc mắc nào cần sự hỗ trợ từ Luật sư, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!