Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định mới nhất năm 2022

Doanh nghiệp xã hội là gì? Thành lập doanh nghiệp xã hội cần những điều kiện nào? Thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xã hội ra sao? Trong bài viết này, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp các thắc mắc về doanh nghiệp xã hội trong luật doanh nghiệp 2014 một cách chi tiết,nhanh chóng và hiệu quả nhất.

>> Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại 1900.6174

thành lập doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là gì? 3 loại mô hình doanh nghiệp xã hội phổ biến ?

Doanh nghiệp xã hội trong Luật doanh nghiệp 2014 là loại hình doanh nghiệp có các tiêu chí chính như sau:

– Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
– Doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng
– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư vào mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký.

Cũng theo quy định về doanh nghiệp xã hội trong luật doanh nghiệp 2014, có 3 loại hình chính được cho phép thành lập doanh nghiệp xã hội là:

Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận:
Là các doanh nghiệp có hình thức hoạt động như các tổ chức phi chính phủ (hội người khuyết tật, người HIV/AIDS, hội phụ nữ,…) Nguồn vốn của các doanh nghiệp này đến từ việc thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư cho xã hội bằng việc đưa ra các kế hoạch, chương trình và các giải pháp hữu ích để giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội.

Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận:
Những doanh nghiệp này có cơ chế hoạt động như các tổ chức từ thiện, hoàn toàn không kinh doanh vì lợi nhuận. Thông thường người thành lập các doanh nghiệp này là các doanh nhân, nhà đầu tư đã có nguồn vốn và tiềm lực tài chính từ trước ở các doanh nghiệp mà họ sở hữu.

Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận
Loại doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhờ các chiến lược kinh doanh, hướng đến mục đích tái đầu tư đối với các mục tiêu về xã hội, môi trường.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội là gì?

Anh Hữu Trung Bắc Giang) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi và các cộng sự muốn thành lập doanh nghiệp xã hội nhưng không biết cần có những điều kiện cơ bản nào. Tôi có tham khảo nhiều nguồn tài liệu nhưng mỗi nơi lại có một vài sự khác nhau. Luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi không? Trân trọng cảm ơn.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp xã hội, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Doanh nghiệp xã hội trong Luật doanh nghiệp 2014, để có thể thành lập cần có các điều kiện như sau:

– Điều kiện vốn đăng ký doanh nghiệp xã hội:

Pháp luật không quy định mức vốn đăng ký tối thiểu hoặc tối đa để thành lập doanh nghiệp, vì vậy tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô kinh doanh mà chủ sở hữu công ty có thể đăng ký mức vốn đăng ký phù hợp. Với năng lực tài chính của mình, phải đảm bảo đăng ký đủ vốn góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Điều kiện trụ sở chính:

Địa điểm được chọn làm trụ sở chính của doanh nghiệp xã hội phải được đặt tại Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng, số nhà, ngách, ngõ, ngách, phố, ấp, khóm, ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. thành phố, Bang / Tỉnh;
Trụ sở chính của công ty không được đặt tại địa chỉ nhà chung cư (trừ chung cư có chức năng thương mại), nhà ở tập thể.

– Tổ chức, cá nhân thành lập DNXH phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Một tổ chức có tư cách pháp nhân
  • Cá nhân trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc diện cấm hoạt động và thành lập

– Điều kiện đặt tên khi thành lập doanh nghiệp xã hội:

  • Tên doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo đủ 2 yếu tố: loại hình doanh nghiệp + tên riêng
  • Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân
  • Cụm từ “xã hội” có thể được thêm vào tên công ty. Ví dụ: Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội Ngôi sao Phương Nam
  • Tên không được trùng hoặc nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký quốc gia

– Dòng điều kiện kinh doanh:

Doanh nghiệp có quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhưng những ngành này phải có trong hệ thống mã ngành kinh tế của Việt Nam. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện của từng ngành nghề theo quy định.

Trên đây là những điều kiện để thành lập DNXH. Nếu anh và quý độc giả có thắc mắc hay cần tư vấn luật doanh nghiệp cụ thể về thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội, liên hệ ngay để được đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao của Tổng đài Pháp luật tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội là gì?

Chị Mai Vân Trang (Hưng Yên) có câu hỏi:
Sau nhiều năm kinh doanh hai vợ chồng tôi có dành ra được chút vốn. Trời thương nên làm ăn được, vợ chồng tôi cũng muốn chia sẻ niềm vui này tới những hoàn cảnh khó khăn hơn. Nên hai vợ chồng tôi có ý định thành lập doanh nghiệp xã hội để có thể góp 1 phần công sức vào giải quyết các vấn đề của xã hội, môi trường. Vậy thì doanh nghiệp xã hội trong Luật doanh nghiệp 2014 quy định có những quyền và nghĩa vụ gì ạ, tôi mong luật sư tư vấn để sớm hoàn thiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội. Tôi cảm ơn luật sư!

>>> Liên hệ luật sư hỗ trợ làm đăng ký thành lập doanh nghiệp, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Chào chị Mai Vân Trang, đầu tiên về vấn đề quyền của doanh nghiệp xã hội chúng tôi xin giải đáp như sau:

Một là, chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý DNXH được xem xét, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ đăng ký doanh nghiệp xã hội và các giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật

Hai là, được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Về nghĩa vụ của các doanh nghiệp xã hội được quy định như sau:

Một là, duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu như đã đăng ký trong suốt quá trình hoạt động.

Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành DNXH hoặc DNXH muốn từ bỏ mục tiêu xã hội môi trường, không muốn sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

thành lập doanh nghiệp xã hội

Hai là, không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Ba là, trường hợp nhận các ưu đãi, DNXH phải định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra nếu bạn đang muốn tìm hiểu hoặc có nhu cầu cần tư vấn thuế khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6174 để được hướng dẫn chi tiết!

Các bước để thành lập doanh nghiệp xã hội

Anh Hoàng Hồ có câu hỏi như sau:
Chào luật sư, đi làm ăn kinh doanh nhiều nơi, tiếp xúc nhiều tôi mới nhận ra xã hội còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người không có công ăn việc làm, mưu sinh vất vả, lang bạt khắp nơi.
Nhiều năm làm ăn, vốn cũng đủ lớn nên nay tôi muốn thành lập doanh nghiệp xã hội nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Luật sư có thể tư vấn cho tôi thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội
không? Cảm ơn luật sư rất nhiều.

>>> Liên hệ luật đại diện pháp lý cho doanh nghiệp, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Chào anh Hoàng Hồ, sau đây Tổng đài pháp luật xin gửi đến anh các bước thành lập DNXH như sau:

Bước 1: Đặt tên doanh nghiệp khi thành lập DNXH
Doanh nghiệp đặt tên phải đảm bảo 02 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng (bao gồm cụm từ “xã hội”). Tên doanh nghiệp không được trùng lặp với những doanh nghiệp đã được đăng ký trước để tránh gây nhầm lẫn, không được sử dụng tên của tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước…

Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập DNXH
Người thành lập, chủ sở hữu doanh nghiệp xã hội sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 4: Xử lý hồ sơ DNXH và cấp phép thành lập DNXH
Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp. Theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo đúng yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện cập nhật Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản, trong văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp biết.

Trên đây những giải đáp về các bước thành lập DNXH, anh và quý độc giả nên chú ý các loại hồ sơ cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nếu có vấn đề cần được hỗ trợ, anh có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn luật lao động để các luật sư tư vấn cụ thể anh nhé.

Thực tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng cho doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội gồm những gì?

Chị Vũ Thị Liên (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
Chào luật sư, tháng 8 tới đây tôi muốn thành lập DNXH với số vốn khoảng 10 tỷ đồng. Tôi đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập DNXH. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ vẫn còn 1 số vướng mắc. Luật sư có thể liệt kê giúp tôi những loại giấy tờ cần thiết tôi cần chuẩn bị trong hồ sơ thành lập DNXH không ạ? Cảm ơn luật sư.

>>> Liên hệ luật sư hỗ trợ làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội gọi ngay 19006174

Trả lời:
Chào chị Vũ Thị Liên, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, chị cần chuẩn bị các loại giấy tờ trong hồ sơ khác nhau. Sau đây là các giấy tờ chính, cần thiết cho thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội, mời chị tham khảo:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập DNXH theo mẫu sẵn

– Điều lệ của doanh nghiệp xã hội, điều lệ yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc doanh sách cổ đông của công ty với trường hợp thành lập là công ty cổ phần

thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội (1)

– Giấy ủy quyền cho luật sư thay mặt thực hiện các thủ tục liên quan và tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

– Bản sao căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực không quá 6 tháng của các thành viên tham gia góp vốn, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.
– Bản Cam kết của Doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo mẫu của Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT.

Trên đây là những giải đáp về hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu chị và quý độc giả có thắc mắc về thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội hay cần tư vấn thêm về bất cứ thủ tục pháp lý nào, hay liên hệ tới những luật sư có trình độ chuyên môn cao của Tổng đài Pháp luật để được tư vấn cụ thể hơn.

Doanh nghiệp muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần làm gì?

Anh Tuấn Hùng (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, công ty của gia đình tôi thành lập từ năm 1985. Đến nay theo nguyện vọng của ông cố tôi, gia đình tôi quyết định chuyển từ công ty cổ phần sang doanh nghiệp xã hội. Vậy công ty gia đình tôi có được chuyển đổi không, nếu có thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào thưa Luật sư?

>>> Chuyển đổi doanh nghiệp cổ phần thành doanh nghiệp xã hội, Tổng đài pháp luật 19006174

Trả lời:
Chào Anh Tuấn Hùng, trước hết nếu công ty gia đình anh muốn chuyển từ doanh nghiệp cổ phần sang doanh nghiệp xã hội, anh cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Giấy cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường

– Quyết định về việc thông qua nội dung bản cam kết của chủ sở hữu/chủ tịch công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên

– Quyết định và bản sao biên bản họp về việc thông qua nội dung bản cam kết của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh, của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần

– Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện)

– Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ nêu trên, anh gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Anh có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội online thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội sẽ được tiến hành trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.

Anh nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để thủ tục được diễn ra nhanh chóng hơn, hoặc anh có thể liên hệ tới các luật sư đại diện pháp lý để uỷ quyền cho họ tiến hành các thủ tục theo đúng quy trình anh nhé.

Thành lập doanh nghiệp xã hội trên cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Chú T.H.Nam (Quảng Bình) có câu hỏi:
Năm 2004 tôi cùng mấy ông bạn thành lập một quỹ bảo trợ xã hội, hoạt động đến nay được gần 18 năm quỹ cũng phát triển. Chúng tôi đã lớn tuổi nên không còn quản lý tốt quỹ nữa nên đang muốn chuyển quyền lại cho các thế hệ phía sau. Trước khi chuyển về cho các cháu quản lý, tôi muốn được đăng ký thành lập một doanh nghiệp xã hội. Vậy hồ sơ để thành lập gồm những gì thưa luật sư. Tôi rất cảm ơn!

>>> Tư vấn chuyển đổi quỹ bảo trợ, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội. Gọi ngay 19006174

Trả lời:
Chào chú T.H.Nam, về vấn đề của chú Tổng đài pháp luật xin được tư vấn như sau:

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội từ tổ chức an sinh xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thực hiện tại Phòng đăng ký thương mại nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp xã hội thành lập.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xã hội bao gồm các giấy tờ như việc thành lập mới doanh nghiệp xã hội nhưng không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, kèm theo các giấy tờ sau:

– Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cho phép chuyển thành doanh nghiệp xã hội;

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, giấy phép thành lập và phê duyệt điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện của tổ chức bảo trợ xã hội;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế;

– Văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

đăng ký doanh nghiệp xã hội (1)

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận thành lập cho người khởi xướng tức là chú Nam đây.

Quỹ xã hội, quỹ từ thiện được phê duyệt kèm theo giấy phép thành lập và điều lệ quỹ phải được thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập cơ sở an sinh xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cũng chấm dứt hoạt động của cơ sở an sinh xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện hiện tại.

Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp xã hội tại Tổng Đài Pháp Luật

Nếu bạn không hiểu rõ các quy định của pháp luật và chưa có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước thì thủ tục thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xã hội có thể gây khó khăn cho bạn. Vì vậy, để quá trình thành lập doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí, Tổng đài pháp luật cung cấp dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp xã hội, làm hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội,… gồm các nội dung sau:

– Liên hệ với khách hàng để biết thông tin, Tổng đài pháp luật sẽ tư vấn tất cả những điều liên quan đến thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội, hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp đúng cách, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, v.v.

– Nghiên cứu và gửi email báo giá cho các yêu cầu của khách hàng

– Nếu khách hàng quyết định hợp tác, hai bên sẽ ký hợp đồng dịch vụ

– Khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Các luật sư sẽ chuẩn bị, trình duyệt, giám sát việc thực hiện hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng theo đúng thời hạn đã thống nhất.

– Hỗ trợ và tư vấn các vấn đề pháp lý sau khi đăng ký kinh doanh thành công

Trên đây Tổng đài pháp luật đã giải đáp những vấn đề liên quan đến thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu quý độc giả có thắc mắc hay cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý đăng ký doanh nghiệp xã hội, các bạn có thể liên hệ tới hotline 19006174 kết nối với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.