Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một trong những vấn đề ít được các đương sự trong vụ án dân sự quan tâm tới, do đó, dẫn tới việc quyền và những lợi ích hợp pháp của họ không được đảm bảo một cách tối ưu nhất. Vậy, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động tố tụng dân sự và có ảnh hưởng như thế nào đối với đương sự? Để giải thích những vấn đề đó cũng như củng cố thêm hiểu biết về vấn đề này nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư!

>>> Tư vấn quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-thoi-hieu-khoi-kien-vu-an-dan-su

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì?

 

>>> Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền tiến hành khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì người có quyền sẽ mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp mà pháp luật có quy định khác.

Pháp luật hiện hành có nhiều quy định mới về thời hiệu khởi kiện, tuy nhiên, thực tiễn chưa có sự cập nhật kịp thời và có những nhận thức đúng cũng như áp dụng một cách thống nhất về thời hiệu khởi kiện.

Để việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện đạt được tính chính xác, phù hợp với mỗi loại tranh chấp và thời điểm phát sinh những tranh chấp đó, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, việc áp dụng những quy định về thời hiệu khởi kiện cần phải phân biệt theo thời gian khởi kiện và thụ lý giải quyết vụ án, cụ thể như sau:

– Thứ nhất, trong trường hợp Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của người có quyền trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa tiến hành giải quyết hoặc đang trong quá trình giải quyết thì Tòa án vẫn phải áp dụng những quy định về thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 và quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.

– Thứ hai, đối với những giao dịch về các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được xác lập trước ngày 01/01/2017, nhưng từ ngày 01/01/2017 đương sự mới có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi tới Tòa án (cũng có nghĩa là từ ngày 01/01/2017 mới phát sinh tranh chấp hoặc yêu cầu) thì Tòa án tiến hành áp dụng quy định về thời hiệu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết.

Thứ ba, khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, cần phải lưu ý một số quy định của pháp luật về những trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện và những quy định về thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để có những căn cứ giải quyết vụ án được chính xác và thống nhất.

Như vậy, để việc áp dụng những quy định về thời hiệu khởi kiện trong hoạt động tố tụng, giải quyết những tranh chấp về dân sự một cách chính xác, có căn cứ pháp luật, những cơ quan tiến hành tố tụng cần phải cập nhật kịp thời và áp dụng đúng các quy định của pháp luật trong từng thời điểm đối với mỗi vụ án cụ thể. Đồng thời, để các đương sự có những nhận thức đầy đủ hơn về thời hiệu khởi kiện thì trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, Tòa án cần phải giải thích cho đương sự biết những quy định mới của pháp luật về thời hiệu khởi kiện để đương sự kịp thời thực hiện quyền khởi kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.

Mọi thắc mắc về vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Tổng Đài Pháp Luật là một đơn vị chuyên tư vấn luật uy tín trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho hàng nghìn khác hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ luật sư!

 

thoi-hieu-khoi-kien-vu-an-dan-su-quy-dinh-chung-ve-thoi-hieu-khoi-kien

 

Quy định chung về thời hiệu khởi kiện

 

Anh Trần Quyền (Hòa Bình) có câu hỏi:

“Cách đây 5 năm, tôi có cho một người thuê nhà, tuy nhiên, người đó lại chưa trả được tiền thuê nhà cho tôi. Nay tôi muốn khởi kiện người này ra tòa để đòi lại số tiền đó. Tuy nhiên, tôi được một người bạn nhắc rằng nếu hết thời hiệu khởi kiện thì tôi sẽ không khởi kiện được nữa mà tôi không hiểu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì. Vậy, xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về thời hiệu khởi kiện? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>>> Thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Quyền! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền tiến hành khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì người có quyền sẽ mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp mà pháp luật có quy định khác.

Trong một số trường hợp, thời hiệu khởi kiện sẽ không được áp dụng. Điều 155 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp đó như sau:

– Yêu cầu bảo vệ quyền về nhân thân không gắn liền với tài sản;

– Yêu cầu bảo vệ quyền về sở hữu, trừ những trường hợp Bộ luật này hoặc luật khác liên quan có quy định khác;

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;

– Các trường hợp khác do luật quy định.

Theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015, thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong những sự kiện sau đây:

– Sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể tiến hành khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi của thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng được coi là những sự kiện xảy ra một cách khách quan mà không thể lường trước được và cũng không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép. Trở ngại khách quan được xem là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động vào khiến cho người có quyền và nghĩa vụ dân sự không thể biết về vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị chủ thể khác xâm phạm hoặc không thể thực hiện được những quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

– Người có quyền khởi kiện chưa có người đại diện hợp pháp trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là một trong những chủ thể sau: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự;

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện hợp pháp khác thay thế trong những trường hợp sau đây: Người đại diện của họ chết nếu là cá nhân, bị chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; Người đại diện của họ vì những lý do chính đáng mà không thể tiếp tục là đại diện được.

Điều 157 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong những trường hợp sau đây:

– Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

– Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận hoặc đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

– Các bên có quyền và có nghĩa vụ đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện trên.

Mọi thắc mắc về thời hiệu khởi kiện theo quy định hiện hành, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

 

bat-dau-lai-thoi-hieu-khoi-kien-vu-an-dan-su-khi-nao

 

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự khi nào?

 

Chị Ngọc Dung (Bắc Kạn) có câu hỏi:

“Mẹ tôi có 3 người con, khi mẹ tôi mất thì không để lại di chúc. Vì vậy, chúng tôi tự thỏa thuận chia thừa kế giữa những người có quyền nhận với nhau. Chúng tôi thống nhất chia mảnh đất của mẹ để lại làm 3 phần, mỗi người một phần, người anh cả lấy đất nên sẽ trả cho 2 người còn lại là mỗi người 700 triệu.

Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục về đất đai, anh tôi lại không trả tiền cho chúng tôi. Sau khoảng 11 năm sau, chúng tôi đòi người anh này số tiền mà anh chưa trả thì anh chỉ trả cho mỗi người 200 triệu. Vì vậy, tôi muốn khởi kiện anh cả ra Tòa để đòi lại tiền nhưng lại hết thời hiệu khởi kiện. Vậy, trong trường hợp này, thời hiệu khởi kiện có được bắt đầu lại không? Và khi nào thì bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Khi nào được bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Dung! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được pháp luật quy định có thời hạn là ba năm. Trong thời hạn cụ thể này, nếu người có quyền khởi kiện, yêu cầu không tiến hành khởi kiện mà không phát sinh những sự kiện bất khả kháng, những trở ngại khách quan theo quy định của Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người đó sẽ mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật đã có những quy định về phương pháp tính lại thời hiệu khởi kiện.

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có thể được hiểu là sự khôi phục lại từ đầu thời hiệu khởi kiện khi có những căn cứ cụ thể xác định nghĩa vụ dân sự mà một bên có thể căn cứ vào đó để khởi kiện chưa hoàn thành.

Việc khôi phục thời hiệu là khôi phục nhằm có hiệu lực pháp luật trở lại về mặt thời gian sau khi thời hạn để phát sinh hiệu quả đó đã chấm dứt với những điều kiện do pháp luật quy định.

Xét về mặt nguyên tắc, việc khôi phục lại thời hiệu được quy định theo hướng có lợi cho những chủ thể pháp luật. Tuỳ những trường hợp cụ thể mà những chủ thể được hưởng những quyền, được miễn trừ nghĩa vụ, được tiến hành khởi kiện hoặc phải thực hiện nghĩa vụ, bị truy cứu trách nhiệm về pháp lí khi thời hạn thực hiện những quyền, nghĩa vụ hoặc thời hạn để truy cứu trách nhiệm đó đã hết.

Việc khôi phục thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015, quyền khởi kiện có thể được khôi phục nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

– Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận hoặc đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

– Các bên có quyền và có nghĩa vụ đã tự hòa giải với nhau.

Theo đó, khi hai bên trong quan hệ dân sự đã có thỏa thuận hoặc bên có nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc đã thừa nhận, đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần của nghĩa vụ thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính lại kể từ thời điểm làm phát sinh sự kiện pháp lý này. Do đó, đối với những vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện, có thể xây dựng những phương án pháp lý để bên có nghĩa vụ phải thừa nhận một phần hoặc thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ của mình để có thể bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.

Thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại khi có những căn cứ ghi nhận một cách cụ thể được pháp luật dân sự quy định bên trên. Thời điểm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện được xác định là ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện pháp lý đó.

Trong trường hợp của chị, vì người anh cả đã thừa nhận và đã thực hiện một phần của nghĩa vụ (trả 200 triệu trong 700 triệu đã nợ của chị), thuộc vào trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 157 Bộ Luật dân sự 2015 nên thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp này sẽ được bắt đầu lại. Thời điểm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện sẽ được xác định là ngày tiếp theo của ngày mà anh cả của chị trả 200 triệu cho chị.

Mọi thắc mắc về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Một số tranh chấp dân sự cụ thể áp dụng thời hiệu khởi kiện

 

Anh Vũ Đại (Thái Bình) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được Luật sư giải đáp như sau: theo như tôi được biết thì mọi vụ án dân sự đều có thời hạn khởi kiện, khi hết thời hạn khởi kiện vụ án dân sự thì sẽ không thể tiến hành khởi kiện nữa. Tuy nhiên, mỗi vụ án dân sự lại có thời hiệu khởi kiện khác nhau. Vậy, xin hỏi Luật sư rằng có những tranh chấp dân sự cụ thể nào áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Một số tranh chấp dân sự cụ thể áp dụng thời hiệu khởi kiện, Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Đại! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Những trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự cụ thể như sau:

a) Thời hiệu thừa kế:

Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế như sau:

Thời hiệu để người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở chia thừa kế. Hết thời hạn được quy định này thì di sản thừa kế thuộc về người thừa kế đang nắm giữa, quản lý di sản đó. Trong trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thừa kế thì di sản đó được giải quyết như sau:

– Di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

– Di sản thuộc về Nhà nước, trong trường hợp không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 623 Luật này.

Thời hiệu để người có quyền thừa kế yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc ra quyết định bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở chia thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người có quyền thừa kế thực hiện những nghĩa vụ về tài sản của người đã chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở chia thừa kế.

Có thể thấy, quy định về thời hiệu thừa kế tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 là một quy định mới so với quy định về thừa kế theo Bộ luật dân sự năm 2005. Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005, thời hiệu khởi kiện để người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của chính mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của chủ thể khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở chia thừa kế.

b) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật dân sự năm 2015, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày mà người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị chủ thể khác xâm phạm. Đây cũng là một điểm mới so với quy định cũ của Bộ luật dân sự năm 2005. Theo quy định tại Điều 607 của Bộ luật dân sự năm 2005, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác bị xậm phạm.

c) Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Khoản 1 Điều 132 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với những giao dịch sau là 2 năm:

– Giao dịch dân sự bị vô hiệu do được người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể xác lập giao dịch không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định của pháp luật về mặt hình thức.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính kể từ ngày:

+ Người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết về việc người được đại diện tự mình thực hiện, xác lập, giao dịch;

+ Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối trong giao dịch biết hoặc phải biết về việc giao dịch được xác lập là do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

+ Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép xác lập giao dịch chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

+ Người không nhận thức và làm chủ hành vi của mình xác lập giao dịch;

+ Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự đó không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức.

Đối với những giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội; giao dịch dân sự bị vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu không bị hạn chế.

Đây cũng là điểm mới so với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại Điều 136 về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm, đối với những trường hợp sau:

– Giao dịch dân sự vô hiệu do một bên hoặc cả hai bên là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do được xác lập bởi người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu không bị hạn chế.

d) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 429 về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng là 03 năm. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính kể từ ngày mà người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị chủ thể khác xâm phạm.
Đây là điểm mới so với quy định cũ của Bộ luật dân sự năm 2005. Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng là 02 năm, kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác bị xâm hại.

Mọi thắc mắc về những trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện cụ thể theo quy định hiện hành, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!

Bài viết trên đây là câu trả lời cho những vấn đề xung quanh thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!

  19006174