Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có địa chỉ ở đâu? Số điện thoại liên hệ của Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc là bao nhiêu? Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện Xuân Lộc được quy định như thế nào? Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp huyện Xuân Lộc là gì?

Giới thiệu sơ lược về huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Xuân Lộc nằm ở phía Đông tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 96 km, cách thành phố Biên Hòa 74 km, cách thành phố Phan Thiết 86 km. Huyện có vị trí địa lý:

– Phía Đông giáp với huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

– Phía Tây giáp với thành phố Long Khánh

– Phía Nam giáp với huyện Cẩm Mỹ và huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

– Phía Bắc giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, huyện Xuân Lộc đã định hướng phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như cao su, cà phê, điều, chôm chôm, sầu riêng, cây ăn quả,… Bên cạnh đó, Xuân Lộc cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang được xây dựng đi qua. 

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có địa chỉ ở đâu?

Trụ sở chính của trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đặt tại: số 5 đường Phan Bội Châu, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Số điện thoại: 02513 871 802

Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai

Địa chỉ Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trên Google Maps:

Nếu bạn có nhu cầu hỗ trợ – tư vấn luật bảo hiểm xã hội – bảo hiểm thất nghiệp – bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến hotline 1900.633.727 của Tổng Đài Pháp Luật để được chuyên viên bảo hiểm xã hội hỗ trợ miễn phí. 

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có thời gian làm việc như thế nào?

Thời gian làm việc tại Trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai làm việc theo giờ hành chính được quy định như sau:

– Thời gian làm việc buổi sáng từ: 8 giờ đến 12 giờ

– Thời gian làm việc buổi chiều từ: 14 giờ đến 17 giờ

Lưu ý: Trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, không làm việc ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc có vị trí, chức năng gì?

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc được tổ chức theo nội dung quy định tại Quyết định 969/QĐ–BHXH của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp; Bộ Y tế về bảo hiểm y tế và của Bộ Tài chính về chế độ tài chính về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai được xác nhận tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc là bảo hiểm xã hội cấp huyện trực thuộc tỉnh, có nhiệm vụ như một bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh theo quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ–BHXH năm 2019.

Nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc bao gồm:

– Xây dựng kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm để trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt

– Thực hiện các công tác thông tin, tuyên truyền, đồng thời phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh:

+ Tiến hành cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

+ Đăng ký, quản lý, khai thác các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhận tham gia.

+ Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng với quy định của pháp luật

+ Kiểm tra việc ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động

+ Tiến hành ký kết hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, đồng thời tổ chức các bộ phận để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện

+ Tiến hành chi trả theo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả theo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định cho người lao động

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ đóng, đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế

+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo sự phân cấp

+ Ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các cơ sở, trung tâm khám chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn và kỹ thuật theo sự phân cấp

– Giải quyết các khiếu nại, kiến nghị về việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở, trung tâm bảo hiểm y tế theo quy định

– Thực hiện kế hoạch, chương trình cải cách hành chính theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Đồng thời, tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO đối với hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện.

– Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tổ chức thực hiện các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật

– Quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

– Hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

– Chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

– Có quyền yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự để Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Xuân Lộc

– Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về việc đóng, thủ tục thực hiện, quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu

– Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

– Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về lao động để cập nhật thông tin tình hình sử dụng lao động trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thuế để cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân theo định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính mức thuế cần nộp của doanh nghiệp, tổ chức.

– Quản lý người lao động, viên chức của Bảo hiểm xã hội huyện

– Ứng dụng, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin, tham gia các nghiên cứu khoa học; thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao cho.

Nội dung tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc 

Tổng đài là đơn vị tư vấn bảo hiểm xã hội uy tín chuyên hỗ trợ người dân mọi vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Xuân Lộc cũng như trên địa bàn cả nước. Nội dung tư vấn cụ thể bao gồm:

– Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc bao gồm: thông báo việc tăng giảm lao động và giải quyết triệt để các thắc mắc khi thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Hướng dẫn chốt sổ bảo hiểm, chế độ tử tuất, chế độ hưởng BHXH 1 lần, chế độ hưu trí, chế độ thai sản

– Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp: điều kiện, hồ sơ, thủ tục, mức hưởng bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp và giải quyết các trường hợp vướng mắc trong vấn đề BHTN

– Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế: mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế, quy định về bảo hiểm y tế trái tuyến, bảo hiểm y tế vượt tuyến, không đúng tuyến, …

– Tư vấn các quy định của pháp luật về chế độ mất sức, chế độ hưu trí, chế độ nghỉ hưu sớm, chế độ tai nạn lao động

– Tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

– Tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

– Hướng dẫn, hỗ trợ cách kê khai, nộp bảo hiểm xã hội trực tuyến qua mạng bảo hiểm xã hội của cơ quan Nhà nước

– Tư vấn khiếu nại các quyết định hành chính không chính xác của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình quản lý doanh nghiệp

– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến bảo hiểm xã hội

Các hình thức tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc

Tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc qua số điện thoại 

Tư vấn bảo hiểm xã hội qua tổng đài là dịch vụ hỗ trợ tiện lợi, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao. Dù bạn ở nơi đâu, gọi đến vào thời điểm nào, chỉ một cuộc điện thoại, mọi vướng mắc của bạn về BHXH, BHTN, BHYT sẽ nhanh chóng được tháo gỡ. Đội ngũ chuyên viên với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chắc chắn sẽ giải quyết triệt để mọi khó khăn của bạn.

Cách thức kết nối đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc

Bước 1:

Để quá trình tư vấn diễn ra nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như nội dung cần được giải đáp và một không gian yên tĩnh. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại đã được sạc đầy pin và nạp cước phí điện thoại.

Bước 2:

Nhấc điện thoại lên và gọi ngay đến Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc qua hotline 02513 871 802 để nhận được sự tư vấn

Bước 3:

Trình bày các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần được giải đáp liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội và lắng nghe sự tư vấn, giải đáp từ các chuyên viên bảo hiểm xã hội giàu kinh nghiệm.

Tư vấn bảo hiểm xã hội tại bộ phận một cửa

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề cần xin ý kiến tư vấn trực tiếp từ các chuyên viên bảo hiểm xã hội thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tiếp tại văn phòng:

Trụ sở chính của trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đặt tại: số 5 đường Phan Bội Châu, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Số điện thoại: 02513 871 802

Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai

Lao động ngoài 60 tuổi có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Người lao động theo quy định nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, những người lao động ngoài 60 tuổi nếu giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định nêu trên mà không thuộc đối tượng đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời hạn gửi hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật việc làm năm 2013 quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Theo quy định trên, thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động làm việc, chứ không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người lao động đã thôi việc nhưng không ty không trả sổ, phải làm sao để nhận trợ cấp thất nghiệp?

Tại khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, cụ thể:

“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định thì công ty phải có trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm cho người lao động. 

Tại Điểm d Khoản 4 Điều 40 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 của Chính phủ quy định, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH.

Do đó nếu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động buộc phải yêu cầu công ty trả lại sổ, nếu công ty trốn tránh không trả sổ, lúc này người lao động có thể gửi đơn đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở để được giải quyết theo quy định.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
Chat Zalo
Đặt Lịch