Tổng đài tư vấn thủ tục đăng ký lại kết hôn 1900.6174 luôn thường trực 24/7, sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của người dân về vấn đề đăng ký lại kết hôn. Trường hợp giấy đăng ký kết hôn bị thất lạc hoặc không còn nguyên vẹn, vợ chồng có cần phải làm thủ tục đăng ký lại kết hôn không hay chỉ cần xin bản sao giấy đăng ký kết hôn? Câu hỏi sẽ được đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây.
>> Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký lại kết hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Điều kiện làm thủ tục đăng ký lại kết hôn
Câu hỏi của anh Tuyền (Sơn La):
“Xin chào Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật, tôi có một câu hỏi mong được Luật sư giải đáp ạ. Vợ chồng tôi đã kết hôn từ năm 2010 nhưng tuần trước chúng tôi có mua 1 mảnh đất nên cần đến giấy đăng ký kết hôn. Lúc tìm giấy chứng nhận kết hôn để sử dụng thì tôi phát hiện bị mất. Dù đã tìm đi tìm lại rồi nhưng không thấy. Vậy nếu vợ chồng tôi muốn đăng ký lại kết hôn thì cần điều kiện gì vậy Luật sư?
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
> Dịch vụ làm thủ tục đăng ký lại kết hôn hiệu quả, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn, chúc bạn một ngày tốt lành. Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của bạn được Luật sư giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:
“Mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính giấy chứng nhận kết hôn”
Như vậy, khi cả hai bên đăng ký kết hôn sẽ được cấp 02 bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, tức là mỗi bên giữ 01 bản.
Theo đó, quy định tại Điều 24 của Nghị định này nêu rõ:
“Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.”
Căn cứ theo quy định trên, việc làm thủ tục đăng ký lại kết hôn chỉ được thực hiện khi người yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện:
– Đã kết hôn trước ngày 01/01/2016 nhưng bị mất sổ hộ tịch và bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Người yêu cầu đăng ký lại kết hôn phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Bên cạnh đó, Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hai bên phải thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, hai bên nam, nữ sẽ đăng ký lại kết hôn theo đúng thủ tục quy định pháp luật hiện hành.
Mọi thắc mắc về điều kiện làm thủ tục đăng ký lại kết hôn vui lòng gửi câu hỏi tới Tổng Đài Pháp Luật, các Luật sư luôn thường trực 24/7, sẵn sàng giải đáp tất cả các câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Thẩm quyền đăng ký lại kết hôn
>> Đặt câu hỏi qua email ngay cho Luật sư về thẩm quyền đăng ký lại kết hôn
Khi thực hiện đăng ký lại kết hôn, vợ chồng phải nộp hồ sơ đến đúng cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật hộ tịch, Điều 25 và Điều 41 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP xảy ra 02 trường hợp như sau:
Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn
– Ủy ban nhân dân cấp xã đã đăng ký kết hôn trước đây
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cầu thường trú, thực hiện việc đăng ký lại giấy khai sinh
Đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài
– Ủy ban nhân dân cấp huyện trước đây đã đăng ký kết hôn
– Trước đây đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì hiện nay thực hiện đăng ký lại kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Trước đây đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc Sở Tư pháp thì hiện nay sẽ thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn tại UBND cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú. Nếu người yêu cầu không cư trú tại Việt Nam thì sẽ thực hiện đăng ký lại kết hôn tại UBND cấp huyện nơi trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp.
Trong quá trình tham khảo nội dung về thẩm quyền đăng ký lại kết hôn, nếu có bất kỳ thắc nào hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn hôn nhân gia đình trong thời gian ngắn nhất.
Thủ tục đăng ký lại kết hôn như thế nào?
>> Dịch vụ đăng ký lại kết hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ chia sẻ với mọi công dân quy trình thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn mới nhất. Hy vọng sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại kết hôn.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Tờ khai đăng ký lại kết hôn (Theo mẫu ban hành tại Thông tư 04/2020);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trước đây
*Lưu ý:
Trường hợp không có bản sao có thể cung cấp hồ sơ, giấy tờ cá nhân có chứa các thông tin liên quan tới nội dung đăng ký kết hôn.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ nêu trên, người dân sẽ nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền đã được quy định như trên.
Bước 3: Người tiếp nhận sẽ kiểm tra và đối chiếu hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi nhận hồ sơ đăng ký lại kết hôn, người tiếp nhận sẽ có trách nhiệm kiểm tra giấy giờ và đối chiếu thông tin đó với tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
– Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: Người tiếp nhận viết giấy tiếp nhận và điền rõ ngày, giờ trả kết quả
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai sót thông tin: Người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu bổ sung và hoàn thiện.
*Lưu ý:
Nếu nộp bản sao có chứng thực từ bản chính: Người tiếp nhận hồ sơ đăng ký lại kết hôn không được yêu cầu xuất trình bản chính
Nếu người yêu cầu nộp bản chụp và xuất trình bản chính: Người tiếp nhận đối chiếu và ký vào bản chụp xác nhận là đã đối chiếu với các giấy tờ.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra và xác minh hồ sơ. Thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và trả lời kết quả sẽ không tính vào thời gian này.
Nếu hồ sơ đăng ký lại kết hôn đã đầy đủ, thông tin cung cấp chính xác thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn theo trình tự dưới đây:
– Ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch
– Vợ, chồng ký tên vào sổ hộ tịch, sổ đăng ký kết hôn và giấy đăng ký kết hôn
– Báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã/huyện để trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên.
Nếu cơ quan thẩm quyền đăng ký lại kết hôn không phải nơi đã đăng ký trước đây thì UBND cấp xã trước đây sẽ tiến hành xác minh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ sổ hộ tịch nơi đã đăng ký, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn cho hai bên.
Bước 5: Nộp lệ phí thủ tục đăng ký lại kết hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch, lệ phí của thủ tục đăng ký lại kết hôn cho công dân Việt nam cư trú ở trong nước sẽ được miễn phí. Đối với các trường hợp khác thì quyết định thuộc về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).
Nếu lời tư vấn của Luật sư về thủ tục đăng ký lại kết hôn chưa được rõ ràng hoặc bạn muốn đặt thêm câu hỏi để nắm được toàn bộ vấn đề, hãy nhanh tay liên hệ cho chúng tôi đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn cụ thể.
Tờ khai đăng ký lại kết hôn mới nhất hiện nay
TẢI NGAY MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI KẾT HÔN CHUẨN NHẤT
>> Luật sư hướng dẫn điền tờ khai đăng ký lại kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Dưới đây là mẫu tờ khai đăng ký lại kết hôn mới nhất được quy định tại Thông tư số 04/2020/NĐ-CP, bạn có thể tham khảo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI KẾT HÔN
Kính gửi: (1) ………………………………………………………………………………………………….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:
Nơi cư trú: (2)
Giấy tờ tùy thân: (3)
Đề nghị cơ quan đăng ký lại kết hôn theo nội dung dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên của vợ:
Ngày, tháng, năm sinh:
Dân tộc: ………………………………………………Quốc tịch:
Nơi cư trú:(2)
Giấy tờ tùy thân:(3)
Họ, chữ đệm, tên của chồng:
Ngày, tháng, năm sinh:
Dân tộc: ………………………………………………Quốc tịch:
Nơi cư trú:(2)
Giấy tờ tùy thân:(3)
Đã đăng ký kết hôn tại: (4)
…………………………………..ngày ………. tháng ……….năm
Theo Giấy chứng nhận kết hôn số: (5)…………………………., Quyển số: (5)
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: …………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..
NGƯỜI YÊU CẦU
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Đề nghị cấp bản sao(6): Có Không
Số lượng:…….bản
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn.
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có cả nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Điền đẩy đủ thông tin về giấy tờ nhân thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế
Ví dụ: Căn cước công dân số 001302030112 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 07/03/2017.
(4) Ghi rõ tên cơ quan thẩm quyền đã đăng ký kết hôn trước đây.
(5) Chỉ cung cấp trong trường hợp đã biết rõ.
(6) Đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Mọi thắc mắc trong quá trình cung cấp thông tin tờ khai đăng ký lại kết hôn nhanh tay để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp với Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và miễn phí.
Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký lại kết hôn
Thủ tục đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài
Câu hỏi của Anh Châu (Hà Nội):
“Thưa Luật sư, vợ chồng tôi đã kết hôn tính đến nay được 7 năm rồi. Vợ tôi là người Đài Loan, hiện tại cả hai chúng tôi đang làm việc bên Đài Loan. Tuần trước chúng tôi có việc cần dùng đến giấy đăng ký kết hôn, lúc tìm thì không thấy cùng các giấy tờ của hai vợ chồng. Tôi đã tìm nhiều lần nhưng cả hai đều không nhớ cất ở đâu. Vợ chồng tôi tính sẽ làm lại thủ tục đăng ký lại kết hôn ở Việt Nam bởi vì đến tháng 7/2022 này chúng tôi về thăm gia đình nhân tiện sẽ đăng ký lại kết hôn ở Việt Nam.
Luật sư giải đáp cho tôi nếu tôi làm thủ tục đăng ký lại kết hôn với người Đài Loan thì thủ tục như thế nào, có phức tạp không vậy Luật sư.
Tôi cảm ơn!”
>> Tư vấn thủ tục đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:
Về trình tự thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn bao gồm những bước sau:
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện có thẩm quyền.
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ; đối chiếu thông tin cung cấp trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
Bước 3:
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy tiếp nhận và ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, còn sai sót thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Bước 4: Hồ sơ sau khi được hướng dẫn theo quy định nhưng không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận sẽ từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối và ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Bước 5:
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra và xác minh hồ sơ. Thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và trả lời kết quả sẽ không tính vào thời gian này.
Nếu cơ quan thẩm quyền đăng ký lại kết hôn không phải nơi đã đăng ký trước đây thì UBND cấp xã trước đây sẽ tiến hành xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ sổ hộ tịch trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị.
Sau khi xác minh nếu hồ sơ hợp lệ, phòng Tư pháp sẽ báo cáo với Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và đồng ý giải quyết. Sau đó sẽ ký 02 Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bước 6: Phòng Tư pháp sẽ trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho cả 2 bên, mỗi bên sẽ giữ 01 bản.
Đồng thời, công chức Tư pháp – hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ sẽ ký vào sổ và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
*Lưu ý:
Nếu nộp bản sao có chứng thực từ bản chính: Người tiếp nhận hồ sơ đăng ký lại kết hôn không được yêu cầu xuất trình bản chính
Nếu người yêu cầu nộp bản chụp và xuất trình bản chính: Người tiếp nhận đối chiếu và ký vào bản chụp xác nhận là đã đối chiếu với các giấy tờ.
Nếu pháp luật yêu cầu xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch: Người tiếp nhận kiểm tra giấy tờ đối chiếu với thông tin cung cấp trong tờ khai và trả lại cho người xuất trình. Người tiếp nhận không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ đó để lưu hồ sơ.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
Người tiếp nhận có trách nhiệm phải tiếp nhận đúng, đầy đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người tiếp nhận không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
Cách thức thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn
Người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn phải trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện có thẩm quyền.
Thành phần và số lượng hồ sơ cần nộp
*Thành phần hồ sơ:
Giấy tờ phải xuất trình
Hộ chiếu hoặc CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, vẫn còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của cả hai bên.
Giấy tờ phải nộp
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Tờ khai đăng ký lại kết hôn (Theo mẫu ban hành tại Thông tư 04/2020);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trước đây.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký lại kết hôn: 05 ngày làm việc.
Trường hợp yêu cầu có văn bản xác minh thì thời gian giải quyết không quá 13 ngày làm việc (không tính thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và thời gian gửi văn bản trả lời kết quả xác minh).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài
– Ủy ban nhân dân cấp huyện trước đây đã đăng ký kết hôn
– Trước đây đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì hiện nay thực hiện đăng ký lại kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Trước đây đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc Sở Tư pháp thì hiện nay sẽ thực hiện đăng ký lại kết hôn tại UBND cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú. Nếu người yêu cầu không cư trú tại Việt Nam thì sẽ thực hiện đăng ký lại kết hôn tại UBND cấp huyện nơi trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn
Phí, lệ phí:
*Phí: Miễn phí
*Lệ phí: Không quá 1.500.000VNĐ.
Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
Tên tờ khai: Tờ khai đăng ký lại kết hôn (Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 Bộ Tư pháp).
Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc làm thủ tục đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ được thực hiện khi người yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện:
– Đã kết hôn trước ngày 01/01/2016 nhưng bị mất sổ hộ tịch và bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Người yêu cầu đăng ký lại kết hôn phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Trên đây là giải đáp của Luật sư về thủ tục cần thiết đăng ký lại kết hôn với trường hợp có yếu tố nước ngoài. Nếu bạn có thêm câu hỏi khác liên quan cần được giải đáp, nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174, Luật sư luôn sẵn sàng đón nhận những câu hỏi từ các bạn và hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Thủ tục đăng ký lại kết hôn khi mất giấy đăng ký kết hôn
>> Xem thêm: Mất giấy đăng ký kết hôn có được cấp lại không – Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
Trả lời:
Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật giải đáp thắc mắc cho bạn. Luật sư đã tiếp nhận và đưa ra câu trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.”
Như vậy, theo quy định trên, anh hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn tại UBND cấp xã nơi vợ chồng anh đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi thường trú hiện tại.
Vì vậy, vợ chồng bạn có thể làm thủ tục đăng ký lại kết hôn tại UBND cấp xã phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và không nhất thiết phải trở về UBND xã An Hòa nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây.
Dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ chia sẻ với bạn quy trình thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn mới nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại kết hôn.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Tờ khai đăng ký lại kết hôn (Theo mẫu ban hành tại Thông tư 04/2020);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trước đây
*Lưu ý:
Trường hợp không có bản sao có thể cung cấp hồ sơ, giấy tờ cá nhân có chứa các thông tin liên quan tới nội dung đăng ký kết hôn.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ nêu trên, người dân sẽ nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền đã được quy định như trên.
Bước 3: Người tiếp nhận sẽ kiểm tra và đối chiếu hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi nhận hồ sơ đăng ký lại kết hôn, người tiếp nhận sẽ có trách nhiệm kiểm tra giấy giờ và đối chiếu thông tin đó với tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
– Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: Người tiếp nhận viết giấy tiếp nhận và điền rõ ngày, giờ trả kết quả
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai sót thông tin: Người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu bổ sung và hoàn thiện.
*Lưu ý:
Nếu nộp bản sao có chứng thực từ bản chính: Người tiếp nhận hồ sơ đăng ký lại kết hôn không được yêu cầu xuất trình bản chính.
Nếu người yêu cầu nộp bản chụp và xuất trình bản chính: Người tiếp nhận đối chiếu và ký vào bản chụp xác nhận là đã đối chiếu với các giấy tờ.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra và xác minh hồ sơ. Thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và trả lời kết quả sẽ không tính vào thời gian này.
Nếu hồ sơ đăng ký lại kết hôn đã đầy đủ, thông tin cung cấp chính xác thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn theo trình tự dưới đây:
– Ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch
– Vợ, chồng ký tên vào sổ hộ tịch, sổ đăng ký kết hôn và giấy đăng ký kết hôn
– Báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã/huyện để trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên.
Nếu cơ quan thẩm quyền đăng ký lại kết hôn không phải nơi đã đăng ký trước đây thì UBND cấp xã trước đây sẽ tiến hành xác minh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ sổ hộ tịch nơi đã đăng ký, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ thực hiện đăng ký lại kết hôn cho hai bên.
Bước 5: Nộp lệ phí thủ tục đăng ký lại kết hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch, lệ phí của thủ tục đăng ký lại kết hôn cho công dân Việt nam cư trú ở trong nước sẽ được miễn phí. Đối với các trường hợp khác thì quyết định thuộc về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).
Trên đây là chia sẻ của Luật sư về các vấn đề liên quan tới thủ tục đăng ký lại kết hôn. Bạn bị mất giấy đăng ký kết hôn muốn làm thủ tục đăng ký lại? Bạn đang có vướng mắc khi chuẩn bị hồ sơ? Hãy để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng 1900.6174 để được lắng nghe ý kiến và cách giải quyết của Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Trân trọng!