Thủ tục hành chính là gì? Các loại thủ tục hành chính phổ biến

Thủ tục hành chính hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy thủ tục hành chính là gì? Thủ tục có những nội dung bắt buộc nào? Thủ tục hành chính có những giai đoạn nào? Thấu hiểu được vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ hỗ trợ giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất từ những luật sư uy tín hàng đầu!

>> Tư vấn quy định về thủ tục hành chính, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-thu-tuc-hanh-chinh

 

Thủ tục hành chính là gì?

 

>> Thủ tục hành chính là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính quy định về thủ tục hành chính như sau:

Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể có liên quan đến cá nhân hoặc tổ chức.

Như vậy thì thủ tục hành chính sẽ bao gồm:

Các bước tiến hành (của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan giải quyết các thủ tục hành chính) trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân hoặc tổ chức.

Các loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc là xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện các thủ tục hành chính để giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân hoặc tổ chức.

Những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải đáp ứng hoặc là phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.

Thủ tục hành chính được quy định là để cho các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Thông qua thủ tục hành chính này thì các cá nhân, tổ chức sẽ có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.

Khi tiến hành xây dựng, ban hành, thủ tục hành chính sẽ phải đảm bảo được các nguyên tắc sau đây (căn cứ Điều 7 Nghị định 63/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP):

Đơn giản, dễ hiểu và dễ dàng thực hiện

Phù hợp với các mục tiêu quản lý hành chính của Nhà nước.

Bảo đảm về quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.

Đảm bảo được tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; cũng như thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định dựa trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính có liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch và hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào thì cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục hành chính là gì? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh nhất!

Tổng Đài Pháp Luật chuyên tư vấn luật trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tư vấn pháp luật hành chính, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự,… Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý thành công cho hàng nghìn trường hợp khách hàng. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp luật, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 được luật sư có trình độ chuyên môn cao giải đáp kịp thời!

08 nội dung bắt buộc của thủ tục hành chính

 

>> 08 nội dung bắt buộc của thủ tục hành chính là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP thì một thủ tục hành chính được xem là hoàn thành khi đã đáp ứng đủ 08 nội dung bắt buộc cơ bản sau:

Tên thủ tục hành chính;

Trình tự thực hiện;

Cách thức thực hiện;

Thành phần, số lượng hồ sơ;

Thời hạn giải quyết;

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

Trong một số trường hợp thì thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện cũng như phí, lệ phí.

Như vậy thì một thủ tục hành chính sẽ phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. Đối với các thủ tục hành chính càng được quy định rõ ràng và cụ thể bao nhiêu thì sẽ càng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và đời sống nhân dân.

cac-giai-doan-thu-tuc-hanh-chinh-la-gi

 

Các giai đoạn thủ tục hành chính là gì?

 

>> Các giai đoạn thủ tục hành chính là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Các giai đoạn của một thủ tục hành chính thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn sau đây:

Khởi xướng vụ việc: Đây được xem là giai đoạn đầu tiên của thủ tục hành chính. Giai đoạn này sẽ được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền khi xem xét các điều kiện, căn cứ làm phát sinh hoặc là chấm dứt thủ tục hành chính.

Xem xét và đưa ra quyết định để giải quyết vụ việc: Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất của một thủ tục hành chính, bởi vì trong giai đoạn này thì chủ thể thực hiện sẽ phải tiến hành các hoạt động như là thu thập, nghiên cứu và đánh giá các thông tin liên quan đến việc cần giải quyết cũng như lựa chọn, áp dụng các quy phạm pháp luật.

Giai đoạn thi hành quyết định hành chính: Đây được xem là giai đoạn mà các đối tượng có liên quan phải thực hiện quyền và nghĩa vụ được nêu trong quy định. Ngoài ra, chủ thể có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối tượng bị tác động trong các trường hợp cần thiết buộc phải thi hành quyết định.

Giai đoạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành: Đối với giai đoạn này, các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới quyết định đã ban hành sẽ có quyền khiếu nại sau khi quyết định mới được ban hành hoặc là sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét lại quyết định khi mà họ cho rằng quyết định đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ. Ngoài ra, bản thân cơ quan đã ban hành quyết định cũng có trách nhiệm xem xét lại quyết định. Nếu phát hiện trái pháp luật thì phải kịp thời sửa chữa và khắc phục ngay cả khi không có khiếu nại.

Tuy nhiên thì không phải lúc nào các thủ tục hành chính cũng phải giải quyết vụ việc qua 04 giai đoạn trên. Thông thường thì các thủ tục hành chính bao gồm có 03 giai đoạn sau: khởi xướng vụ việc, xem xét và đưa ra quyết định giải quyết, thi hành quyết định hành chính. Giai đoạn cuối cùng là khiếu nại, giải quyết khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành chỉ xảy ra khi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cho rằng quyết định đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ và làm thủ tục khiếu nại quyết định hành chính đã ban hành.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về các giai đoạn thủ tục hành chính là gì? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Các loại thủ tục hành chính và ví dụ về thủ tục hành chính

 

Chị Lan (Cà Mau) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi là người Việt Nam và người yêu tôi là người nước ngoài. Hiện tôi và người yêu tôi muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam để có thể được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nếu chúng tôi đi đăng ký kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền nào sẽ thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

 

>> Có những thủ tục hành chính nào phổ biến hiện nay? Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Lan! Cảm ơn chị Lan đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Để chị có thể hiểu rõ hơn về câu hỏi mà mình đang thắc mắc các Luật sư chúng tôi sẽ đưa ra các phân tích như sau:

Đối với mỗi tiêu chí khác nhau thì thủ tục hành chính cũng sẽ được phân thành các loại khác nhau. Ví dụ như:

Phân chia theo lĩnh vực thì sẽ có thủ tục hành chính về hộ tịch (ví dụ như là thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký kết hôn,…), thủ tục về kinh doanh sẽ có thủ tục về đăng ký hộ kinh doanh, thủ tục phá sản,…

Trường hợp phân chia theo cơ quan thực hiện thì sẽ có thủ tục hành chính cấp xã bao gồm có thủ tục đăng ký khai sinh không có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng ký kết hôn mà không có yếu tố nước ngoài,…; thủ tục hành chính cấp huyện sẽ gồm thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài; thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm xin lý lịch tư pháp,…

Phân chia theo quan hệ công tác thì sẽ được chia thành:

+ Thủ tục hành chính nội bộ: đây là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan Nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước (gồm Thủ tục ban hành quyết định quy phạm; Thủ tục ban hành quyết định nội bộ cá biệt; Thủ tục bổ nhiệm cán bộ,…)

+ Thủ tục hành chính văn thư: thủ tục này gồm toàn bộ những thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý, cung cấp hay lưu trữ công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức là văn bản để phục vụ giải quyết công việc,…

Quay trở lại với câu hỏi của chị Lan: Đối với câu hỏi mà chị đang thắc mắc thì cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn của anh chị là thủ tục hành chính cấp huyện.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về các loại thủ tục hành chính và ví dụ về thủ tục hành chính. Nếu bạn còn thêm thắc mắc gì hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Đặc điểm của thủ tục hành chính

 

>> Thủ tục hành chính có những đặc điểm gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Các thủ tục hành chính nhìn chung đều mang các đặc điểm sau:

Được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.

Có tính mềm dẻo và linh hoạt.

Chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện và được thực hiện trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Thủ tục hành chính phải được thực hiện theo đúng pháp luật.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về đặc điểm của thủ tục hành chính. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ tốt nhất!

https://tongdaiphapluat.vn/wp-content/uploads/2022/11/cong-khai-thu-tuc-hanh-chinh.jpg

 

Công khai thủ tục hành chính

 

>> Công khai thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Thông tin về thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố theo các quy định thì phải được công khai đầy đủ, thường xuyên và rõ ràng. Việc công khai này cũng phải đúng địa chỉ, dễ dàng tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Công khai thủ tục hành chính được quy định tại Điều 17 Nghị định 63/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP

Hình thức công khai thủ tục hành chính như sau:

 Thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố sẽ phải được công khai đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các hình thức sau đây:

+ Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

+ Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc là sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Ngoài những hình thức công khai bắt buộc nêu trên thì việc công khai thủ tục hành chính có thể được thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề công khai thủ tục hành chính. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để luật sư hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất!

Hành vi bị nghiêm cấm của cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính là gì?

 

>> Hành vi bị nghiêm cấm của cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Nghiêm cấm cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:

Có hành vi tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin có liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ các trường hợp mà được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc là pháp luật có quy định khác; cũng như có hành vi sử dụng thông tin đó để xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

Cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính có hành vi từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc là tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không thực hiện nêu rõ lý do bằng văn bản;

Cán bộ, công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cũng như gây khó khăn cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; có hành vi lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi cho bản thân;

Nhận tiền hoặc nhận quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai, rõ ràng;

Cán bộ, công chức có hành vi đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ và gây cản trở trong việc thực hiện nhiệm vụ đã được giao;

Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính có hành vi cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc là dùng các thủ đoạn khác nhau nhằm mục đích để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính;

Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về hành vi bị nghiêm cấm của cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính là gì? Nếu bạn còn những băn khoăn hay thắc mặc gì chưa sáng tỏ hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục hành chính. Nếu còn những vướng mắc, chưa được làm rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình theo số hotline 1900.6174!