Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cha con cần phải tiến hành thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc xác định cha, mẹ, con lại nảy sinh ra một số vấn đề pháp lý hết sức phức tạp. Vì thế, bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí và nhanh chóng nhất.
Quy định về việc xác định cha, mẹ
>> Giải đáp chi tiết các quy định xác định cha, mẹ, con miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề xác định cha mẹ như sau:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Trường hợp con sinh ra mà cha mẹ có hôn nhân hợp pháp: căn cứ để xác định cha, mẹ, con bao gồm: căn cứ vào thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào thụ thai, sự kiện sinh đẻ và căn cứ vào sự thừa nhận của cha mẹ và con.
Trường hợp con sinh ra mà cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp: việc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú phức tạp hơn nhiều so với việc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú. Pháp luật hiện chưa có quy định về căn cứ xác định trong trường hợp này. Việc xác định con thể dựa vào những yếu tố sau đây: Giám định ADN; thời điểm thụ thai, thời gian mang thai và thời điểm sinh con; căn cứ vào khoảng thời gian hai bên nam nữ quan hệ tình dục; căn cứ vào mối quan hệ cha mẹ và con trên thực tế.
Đây là quy định của pháp luật về việc xác định cha, mẹ cho con theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn 24/7.
>> Xem thêm: Nhận lại cha mẹ ruột – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thực hiện
Ai có quyền yêu cầu xác nhận cha cho con?
Anh Kiên (Buôn Ma Thuột) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi và vợ quen nhau từ năm 2015, chúng tôi chưa kết hôn nhưng hai đã có quá trình chung sống như vợ chồng. Vào năm 2020, cả hai đã có ý định về việc tổ chức đám cưới, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên chúng tôi không thể thực hiện được.
Vào tháng 10/2022, vợ chồng tôi vừa tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã. Hiện tại, tôi và vợ đã có một người con chung 3 tuổi. Do vậy, luật sư cho tôi hỏi: ai sẽ có quyền thực hiện thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án. Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.
>> Luật sư tư vấn về quyền thực hiện thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Kiên. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ theo quy định pháp luật về thủ tục xác nhận cha/mẹ cho con tại Tòa án, luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:
Để thực hiện thủ tục xác nhận cha/ mẹ cho con Tòa án, Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha/ mẹ cho con như sau:
“1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Trước hết, người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha/ mẹ cho con phải là cha hoặc mẹ hoặc con, vì đây là quyền nhân thân gắn liền với các chủ thể trong chính mối quan hệ cần xác định và không thể chuyển giao cho người khác. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, việc xác định cha/mẹ cho con mới do các chủ thể khác yêu cầu.
Mặt khác, theo Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, còn có chủ thể có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con, đó là “người thân thích”:
“Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết”.
Như vậy, căn cứ quy định pháp luật nêu trên, căn cứ vào sự thừa nhận của anh Kiên, anh hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án. Việc xác nhận cha cho con sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Tòa án sẽ căn cứ vào các tài liệu chứng cứ và quy định pháp luật để xác định rằng anh Kiên có phải là cha của bé hay không.
Trên đây là câu trả lời của Tổng đài pháp luật về quyền yêu cầu xác nhận cha/mẹ cho con tại Tòa án. Trong trường hợp bạn có vướng mắc hay gặp phải bất kỳ khó khăn nào khi tiến hành thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án, liên hệ ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.
>> Xem thêm: Mẫu đơn từ chối nhận con chính xác nhất – Hướng dẫn chi tiết
Thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án
Anh Văn Hà (Đắk Lắk) có câu hỏi như sau:
Tôi và bạn gái quen nhau từ năm 2020. Trong thời gian ở cùng nhau, giữa chúng tôi có phát sinh quan hệ và đã có con riêng là con trai do bạn gái tôi sinh ra vào tháng 9/2021. Căn cứ vào thời gian thụ thai và sự kiện sinh con, tôi xác định đây là con chung của cả hai. Tuy nhiên bạn gái tôi lại từ chối và khẳng định đứa bé không phải là con chung của cả hai, không cho tôi được nhận con hay thăm nom và chăm sóc đứa bé. Vì thế tôi đã xét nghiệm ADN tại Viện khoa học hình sự và nhận được kết luận là tôi và bé có quan hệ huyết thống.
Hiện giờ tôi đang muốn làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án để yêu cầu xác nhận cha cho con. Vậy luật sư cho tôi hỏi: thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Hướng dẫn thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án miễn phí, nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Văn Hà. Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn Tổng đài pháp luật là nơi hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý của mình. Trường hợp của anh là có tranh chấp nên Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thực tế về thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án không quá phức tạp nếu như anh có đủ bằng chứng chứng minh. Quy trình xác nhận cụ thể như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xác nhận cha cho con tại Tòa án bao gồm:
+ Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con (theo mẫu của Tòa án);
+ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ khẩu của anh;
+ Giấy khai sinh của con trai;
+ Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha – con của anh và cháu bé như kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng… (theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành).
– Bước 2: Gửi hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Sau khi anh đã chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ, giấy tờ, anh gửi hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi thông qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh hoặc gửi hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).
– Bước 3: Đăng ký, cải chính hộ tịch tại UBND
Sau khi Tòa án có quyết định công nhận quan hệ cha con, anh mang bản án hoặc quyết định của Tòa án đến UBND xã nơi đăng ký khai sinh của con trai anh trước đây để được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký họ tên anh và họ tên của con anh trên giấy khai sinh theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch năm 2014.
Như vậy, anh Hà cần tiến hành thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án một cách cẩn thận và kỹ lưỡng theo các bước như trên để có thể thực hiện thủ tục này một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên đây là quy định về thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án,. Để được luật sư hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn về thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án với từng trường hợp khách hàng, bạn hãy nhấc máy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ miễn phí và tận tình nhất.
>> Xem thêm: Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú theo quy định pháp luật
Thẩm quyền xác nhận cha cho con tại Tòa án
>> Hướng dẫn xác định thẩm quyền xác nhận cha/mẹ cho con tại Tòa án, liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.”
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc xác định cha, mẹ, con. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
– Tranh chấp về xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ
– Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai hộ vì mục đích nhân đạo(Khoản 4 và Khoản 6 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
– Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
– Yêu cầu xác định cha mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình (Khoản 6 và Khoản 10 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm “tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này” (Điểm a Khoản 1 Điều 35 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, theo quy định của Bộ luật này, việc giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Tuy nhiên, các đương sự có quyền thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ, con (Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Nhưng đối với thủ tục xác nhận cha mẹ cho con hoặc thủ tục xác nhận con cho cha/mẹ, Bộ luật không có quy định riêng về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết loại việc dân sự này.
Như vậy, Tòa án không phải cơ quan duy nhất có thẩm quyền xác định cha, con. Theo đó, tùy vào những trường hợp cụ thể mà cơ quan khác có thẩm quyền bao gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Uỷ ban nhân dân cấp xã theo Luật Hộ tịch năm 2014.
Mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về thẩm quyền xác nhận cha cho con tại Tòa án xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi luôn hy vọng được đồng hành và hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong cuộc sống.
>> Xem thêm: Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú xử lý như thế nào?
Vai trò Luật sư hỗ trợ tư vấn thủ tục xác nhận cha cho con
>> Hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án từ A-Z, gọi ngay 1900.6174
Luật sư có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tư vấn khách hàng trong việc thực hiện thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án. Khi sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ, bạn sẽ được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm và đúng theo quy định pháp luật. Theo đó, luật sư sẽ giúp bạn những vấn đề sau đây:
– Tư vấn các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án;
– Hỗ trợ khách hàng soạn thảo văn bản yêu cầu xác nhận cha/mẹ cho con;
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận cha/mẹ cho con gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
– Đồng hành cùng khách hàng tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án;
Thông tin liên hệ Tổng Đài Pháp Luật:
Số điện thoại: 1900.6174
Website: tongdaiphapluat.vn
Email: [email protected]
>> Xem thêm: Giấy ủy quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành 2022
Trên đây là chia sẻ của Tổng đài pháp luật về thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án. Đây là một thủ tục phức tạp đòi hỏi người yêu cầu xác nhận phải chuẩn bị thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Do đó, trong quá trình thực hiện thủ tục xác nhận cha/mẹ cho con tại Tòa án, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay gặp phải khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.