Tố giác tội phạm ở đâu? Những hình thức tố giác tội phạm? Nộp đơn tố giác ở đâu…? Những kiến thức liên quan đến tố giác tội phạm là vô cùng quan trọng vì bất kỳ cá thể nào nếu phát hiện những hành vi phạm pháp thì có thể góp sức báo với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết mang lại sự bình yên cho xã hội. Vậy cụ thể, liệu bạn đã biết hay chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật để được giải đáp nhé.
>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Tố giác tội phạm là gì?
Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó lên cơ quan có thẩm quyền, quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trong hệ thống pháp luật, việc tố giác tội phạm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý và duy trì trật tự xã hội. Có ý nghĩa đặc biệt trong việc ngăn chặn và truy cứu trách nhiệm trước pháp luật của những người có hành vi vi phạm.
Như vậy, tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội của một cá nhân, tổ chức nào đó lên cơ quan có thẩm quyền. Tố giác tội phạm không chỉ là một trách nhiệm pháp lý mà còn là một hành động cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và an toàn.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí cách tố giác tội phạm nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Tố giác tội phạm ở đâu?
Căn cứ tại Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 TT liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC việc tổ giác tội phạm được thực hiện tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được quy định như sau:
– Cảnh sát điều tra
– Cơ quan An ninh điều triền
– Cơ quan cảnh sát điều tra
– Công an quận/ huyện/xã/ phường/ thị trấn.
Vì vậy, các cá nhân có thể gửi đơn tố giác tội phạm lên các cơ quan, tổ chức được nêu trên. Các cơ quan, tổ chức này cần có trách nhiệm tiếp nhận đơn và không được phép từ chối tiếp nhận đơn theo đúng quy định.
>>> Tố giác tội phạm ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí cách tố giác tội phạm online nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Tố giác tội phạm ở đâu? 4 Hình thức tố giác tội phạm
Tố giác tội phạm trực tiếp đến Cơ quan điều tra
Tố giác tội phạm trực tiếp là việc người tố giác sẽ đến trực tiếp trụ sở của Cơ quan điều tra nơi cư trú để tố giác bằng lời nói hoặc gửi đơn tố giác đến Cơ quan an ninh điều tra, cụ thể với quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đầu tiên, người làm đơn tố giác phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc tố giác tội phạm, bao gồm:
– Đơn trình báo công an
– Giấy tờ tùy thân: Bản sao công chứng CCCD/ CMND/ Hộ chiếu của bị hại
– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu của người bị hại
– Chứng cứ kèm theo như video, bản ghi âm, hình ảnh liên quan đến hành vi phạm tội
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, công dân gửi hồ sơ này đến cơ quan điều tra nơi cư trú, có thể là nơi thường trú hoặc tạm trú.
Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát là các đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
>>> Tố giác tội phạm ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí cách tố giác tội phạm trực tiếp nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Tố giác tội phạm qua mạng
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc tố giác tội phạm qua mạng đã trở thành một phương thức quan trọng và hiệu quả. Việc thông tin và trình báo qua mạng, đặc biệt là đối với các vụ lừa đảo, là một cách để bảo vệ quyền lợi và tài sản của người dân.
Đối với lừa đảo qua mạng, người dân là nạn nhân có thể sử dụng các kênh sau để trình báo: https://canhbao.ncsc.gov.vn./
Việc thông tin và trình báo tội phạm qua mạng là một phương tiện hiệu quả trong việc đảm bảo an ninh và trật tự xã hội. Điều này cho thấy sự tiến bộ của công nghệ không chỉ làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn hỗ trợ trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền lợi của người dân.
>>> Tố giác tội phạm ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí cách tố giác tội phạm qua mạng nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Tố giác tội phạm online qua ứng dụng VNeID
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc tố giác tội phạm qua các ứng dụng trực tuyến đang trở nên ngày càng phổ biến và hiệu quả hơn. Trong đó, ứng dụng VNeID, một phần của hệ thống định danh điện tử quốc gia, đã cung cấp một kênh tố giác tội phạm nhanh chóng và tiện lợi cho người dân.
Thông qua ứng dụng VNeID, người dân có thể tố giác tội phạm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID trên điện thoại di động (Tiến hành đăng ký nếu chưa có tài khoản)
Bước 2: Chọn mục “Dịch vụ khác” trên giao diện chính.
Bước 3: Lựa chọn “Kiến nghị, phản ánh về ANTT” và tạo mới yêu cầu.
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin cần thiết, có thể chọn tùy chọn “Ẩn danh” nếu muốn giữ bí mật thông tin.
Bước 5: Xác nhận thông tin và gửi yêu cầu.
Lưu ý:
– Những trường thông tin có xuất hiện dấu (*) tức là những thông tin bắc buộc phải điền
– Nếu người tố giác muốn tố giác bí mật, không lộ thông tin của mình thì có thể tích vào mục “Ẩn danh” để các thông tin về bản thân được giữ bí mật
– Nếu người tố giác là người đại diện cho cơ quan tổ chức thì trong quá trình tạo hồ sơ tích chọn vào mục “Là đại diện cho cơ quan tổ chức” để hệ thống hiển thị thêm các trường thông tin khác
– Tại phần “Tóm tắt nội dung” yêu cầu người tố giác phải tóm tắt ít nhất các nội dung về địa điểm, diễn biến, hậu quả, đặc điểm nhận dạng của người bị tố giác, tóm tắt thông tin cá nhân của người bị hại
– Hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan công an điều tra phụ trách trên địa bàn xảy ra vụ việc đó khi người tố giá cung cấp đầy đủ thông tin về địa điểm xảy ra vụ việc
– Hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan công an nơi công dân đang thường trú khi không cung cấp cụ thể, rõ ràng địa điểm xảy ra vụ việc
Sau khi tạo hồ sơ thành công, người dùng có thể kiểm tra tình trạng xử lý tại mục “Kiến nghị, phản ánh về ANTT”. Ứng dụng VNeID hiện nay cho phép tố giác nhiều loại hành vi phạm tội, từ lừa đảo đến vi phạm về lao động và trật tự công cộng.
Trong thời hạn tối đa 24h kể từ khi nhận được thông tin tố giác trên hệ thống VNeID, công an xã phải phân loại (lựa chọn tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận) để tổ chức điều tra. Hồ sơ kiến nghị, tố giác sau khi tạo thành công sẽ được lưu trữ trong trang quản lý hồ sơ kiến nghị, phản ánh.
Việc tố giác tội phạm thông qua ứng dụng VNeID không chỉ giúp người dân dễ dàng tố giác tội phạm và được bảo mật thông tin mà còn tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của công tác phòng chống tội phạm. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ để bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.
>>> Tố giác tội phạm ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí cách tố giác tội phạm online, gọi ngay 1900.6174
Tố giác tội phạm qua đường dây nóng
Tố giác tội phạm qua đường dây nóng là một trong những cách hiệu quả để người dân có thể phản ánh những hành vi phạm tội và tiêu cực trong xã hội. Bằng cách này, họ có thể đóng góp vào việc duy trì trật tự và an ninh công cộng.
1. Đường dây nóng tố giác tội phạm của Bộ Công an: 0692326555
– Số điện thoại mới của đường dây nóng tố giác tội phạm của Bộ Công an là 0692326555, được đặt tại Thanh tra Bộ công an, địa chỉ số 3 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
– Người phản ánh cần sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, nêu rõ thông tin về họ tên, địa chỉ và số điện thoại của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.
– Thông tin phản ánh phải được nêu rõ, có căn cứ và không được sử dụng lời lẽ xúc phạm, lăng mạ.
2. Đường dây nóng tố giác tội phạm của Công an các tỉnh:
– Số điện thoại đường dây nóng của cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội: 069.234.2431
– Số điện thoại đường dây nóng của cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hồ Chí Minh: 069.333.6310
– Số điện thoại đường dây nóng của công an thành phố Hà Nội: 069.219.6242 hoặc 069.219.6764
– Số điện thoại đường dây nóng của công an thành phố Đà Nẵng: 069.426.0254
– Số điện thoại đường dây nóng của công an thành phố Hải Phòng: 069.278.5874
– Số điện thoại đường dây nóng của công an thành phố Cần Thơ: 0693 672 214
Đường dây nóng tố giác tội phạm là một hình thức tố giác nhanh chóng và tiện lợi giúp cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ an ninh, trật tự.
>>Xem thêm: Tố giác tội phạm bằng cách nào? Thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm?
Quy định về việc tố giác tội phạm
Trong hệ thống pháp luật, việc quy định về tố giác tội phạm là một phần quan trọng trong việc duy trì trật tự và an ninh xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về quy định này, chúng ta cần phân tích chi tiết từng điểm được quy định tại Điều 144 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Trước hết, tố giác tội phạm là hành động của cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm của cá nhân, tổ chức với cơ quan có thẩm quyền. Điều này là cơ sở quan trọng để khởi xướng quá trình điều tra và truy cứu trách nhiệm của những người vi phạm.
Tiếp theo, tin báo về tội phạm được định nghĩa là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm được cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác từ cộng đồng trong việc ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm.
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra văn bản kiến nghị và cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc để khởi xướng quá trình xử lý tội phạm.
Người tố giác tội phạm có thể thực hiện tố giác qua hình thức lời nói hoặc văn bản theo đơn tố giác. Người tố giác phải đảm bảo các thông tin liên quan đến tố giác là đúng sự thật, không bịa đặt. Người nào cố ý tố giác khai báo thông tin không đúng sự thật thì sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vài tính chất vi phạm
Quy định về việc tố giác tội phạm tại Điều 144 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo sự trật tự và công bằng trong xã hội. Việc hiểu và tuân thủ những quy định này là trách nhiệm của mỗi công dân, đồng thời cũng là cơ hội để cùng nhau xây dựng một cộng đồng an toàn và phát triển.
>>> Tố giác tội phạm ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí cơ quan thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, gọi ngay 1900.6174
Quyền của người bị tố giác
Trong quá trình tố tụng hình sự, việc bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người bị tố giác là điều cực kỳ quan trọng. Tại Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đã được quy định một cách cụ thể về những quyền của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
– Thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố: Điểm đầu tiên là quyền được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
– Được thông báo và giải thích: Tiếp theo, người bị tố giác có quyền được thông báo và giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều này. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về quá trình pháp lý và quyền lợi của mình.
– Trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, bằng chứng, tài liệu, đồ vật… : Ngoài ra, người bị tố giác cũng có quyền trình bày lời khai, ý kiến của mình, đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu để chứng minh mình không phạm tội
– Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình: Người bị tố giác có thể tự bảo bản thân vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền lợi cho mình.
– Khiếu nại quyết định của cơ quan có thẩm quyền: Người bị tố giác cũng có quyền khiếu nại quyết định hoặc hành vi tố tụng của người tố giác hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Những quyền này nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình tố tụng hình sự. Việc quy định cụ thể các quyền này tại Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi của cá nhân và đảm bảo quy trình pháp lý diễn ra một cách công bằng và minh bạch.
>Xem thêm:Tố giác tội phạm online ? Cách gửi đơn tố cáo online?
Quy trình tố giác tội phạm
Dưới đây là quy trình tố giác tội phạm mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1. Xác định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm nhận tố giác
– Trước khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an, người tố giác cần xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc để chọn cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết. Điều này giúp tránh mất thời gian và gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra.
– Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố là Công an, Cảnh sát điều tra cấp huyện/ quận/ thị xã; Cơ quan An ninh điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh/ thành phố thuộc Trung ương
Bước 2. Lựa chọn hình thức tố giác
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố bằng miệng (trực tiếp hoặc qua điện thoại) hoặc bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện). Bạn có thể tham khảo qua 4 cách tố giác đã nêu trên.
– Khi tố giác, báo tin, cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết liên quan đến tội phạm được tố giác. Người tố giác cần lưu ý đảm bảo các thông tin tố giác là đúng sự thật, không bịa đặt, không làm giả. Nếu người nào tố giác sai sự thật, nói dối, bịa đặt sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tùy theo tính chất và mức độ vi phạm
Bước 3. Theo dõi kết quả
– Khi quá thời hạn 3 ngày mà người tố giác không nhận được thông báo về việc tiếp nhận kể từ ngày tố giác, báo tin thì người tố giác có quyền yêu cầu thông báo văn bản.
– Khi không nhận được kết quả giải quyết theo quy định, người tố giác có quyền đề nghị thông báo văn bản về kết quả giải quyết.
>>> Tố giác tội phạm ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí các hình thức tố giác tội phạm nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Dịch vụ luật sư tư vấn đơn tố giác tội phạm uy tín nhất hiện nay
Nếu bạn đang cần được tư vấn cũng như hướng dẫn làm đơn tố giác tội phạm thì bạn hãy liên hệ ngay với Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất và uy tín nhất. Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ quý khách hàng với đa dạng các dịch vụ tư vấn pháp lý như tư vấn bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, hôn nhân gia đình, đất đai,…bởi đội ngũ Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm.
Và trên đây là tất cả những thông tin mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã tìm hiểu và cung cấp tới các bạn về tố giác tội phạm ở đâu. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần được hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Liên hệ với chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |