Tội đe dọa giết người có bị ngồi tù không? Luật hình sự 2024

Tội đe doạ giết người là vấn đề thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của đại đa số người dân trên thực tế. Trong nội dung của bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc hay vấn đề nào liên quan cần được giải đáp hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

toi-de-doa-giet-nguoi

Tội đe doạ giết người là gì?

 

Đe dọa có thể được hiểu là việc dùng hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước cho người bị hành vi đó tác động đến bằng nhiều cách thức khác nhau để nói, truyền tải thông tin với người bị uy hiếp rằng họ sẽ làm hoặc không làm một việc nào đó bất lợi cho người bị uy hiếp hoặc cho người thân thích của người bị hành vi uy hiếp tác động đến nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.

Hành vi này sẽ khiến cho đối phương tin rằng thông tin mà mình nhận được sẽ xảy ra và họ sẽ gặp phải những bất lợi từ những cảnh báo trước đó vào khoảng thời gian mà người đó đã nói, nếu không thực hiện theo mong muốn, yêu cầu của người đe dọa. Đe dọa là một trong những loại tội danh tác động và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác được pháp luật bảo vệ.

Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, tội đe doạ giết người là một loại tội phạm theo Điều 133 của Bộ luật này. Người phạm tội thể hiện vi phạm đó qua các hành vi khác nhau như đe dọa trực tiếp, gửi tin nhắn cho nạn nhân hoặc bằng các hình thức khác có kèm theo những hành động cụ thể làm cho nạn nhân biết được thông tin và tin rằng nếu không làm, thực hiện theo các yêu cầu mà đối tượng này đã đặt ra thì người này có thể sẽ thực hiện hành vi giết người.

Tội đe doạ giết người là việc một người nào đó có hành vi đe dọa giết người đối với người khác, khiến cho nạn nhân biết và tin rằng nếu không thực hiện theo các yêu cầu đặt ra của người có hành vi đe dọa này thì người này sẽ thực hiện hành vi giết người.

>>> Xem thêm: Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm – Luật sư tư vấn CHI TIẾT nhất

Các yếu tố cấu thành tội đe doạ giết người

 

Bất cứ một loại tội danh nào đã được Bộ luật hình sự quy định thì đều sẽ dựa vào những yếu tố cấu thành để làm căn cứ xác định đúng tội và đúng khung hình phạt phù hợp với từng mức độ mà hành vi đó gây ra cho xã hội. Về cấu thành tội phạm đối với tội đe dọa giết người tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 được quy định như sau:

Thứ nhất, cấu thành dựa trên mặt chủ quan của tội phạm

Đối với người có hành vi đe dọa giết người, hành vi này có thể được xuất phát từ những hành động cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp của người. Hành vi này được thực hiện xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều hành vi đe dọa giết người được thực hiện hoặc xuất phát từ chính ý chí của người thực hiện hành vi đó hay còn có thể được người khác thuê.

Thứ hai, dựa trên căn cứ thể hiện ở mặt khách quan của tội này

+ Yếu tố khách quan của tội phạm, đây là khía cạnh được pháp luật xác định là việc một người phạm tội có những hành vi đe dọa đến chính tính mạng, sức khỏe của cá nhân, một người nào đó. Mặt khách quan của này được thể hiện thông qua hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố này.

+ Hành vi đe dọa giết người này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua lời nói để truyền tải yêu cầu, hành động, cử chỉ để đe dọa nhưng không phải với mục đích giết người ngay tại thời điểm đó mà là đe dọa sẽ thực hiện hành vi giết người.

+ Hành vi đe dọa giết người là hành vi của người phạm tội có thể khiến cho đối phương thực sự tin tưởng vào thông tin mà người có hành vi phạm tội đã đưa ra rằng sẽ bị giết, hành vi này không đơn thuần chỉ là câu nói thông thường mang tính giải trí. Đây được coi là yếu tố mang dấu hiệu đặc trưng của loại tội danh này.

+ Hậu quả mà hành vi này gây ra chính là tạo niềm tin là người bị đe dọa sẽ chết, ảnh hưởng đến tính mạng, nhiều trường hợp hậu quả xảy ra ngoài kiểm soát của người đe dọa. Hậu quả cụ thể như người bị đe dọa sẽ cảm thấy sợ hãi mà tự tử, hoặc có hành vi ngược lại là giết người đang đe dọa chính mình…

Chính vì những nội dung trên, mối quan hệ của hành vi đe dọa giết người mà người phạm tội hướng đến là nhằm khiến cho người khác nghĩ họ có khả năng sẽ bị giết, người phạm tội cố ý để cho người bị đe dọa thấy được hành vi đe dọa hoặc cho người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người biết được thông tin này sẽ nói lại cho người bị đe dọa biết giống như một phương thức để truyền tải thông tin cho người bị đe dọa và cùng với đó nạn nhân có thể biết được hành vi giết người thực sự xảy ra khi nào và cụ thể là hành vì gì.

Thứ ba, cấu thành dựa trên khách thể của tội phạm

Mặt khách thể của tội phạm là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ nhưng bị các đối tượng xâm phạm. Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân. Bất cứ tội phạm nào, kể cả tội đe doạ giết người cũng đều xâm hại một hoặc một vài quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ.

Hành vi đe dọa giết người xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ cụ thể trong hành vi này chính là tính mạng, sức khỏe của công dân. Nhiều người vì quá lo sợ mà có những hành vi dại dột, một số khác thì mất ăn, mất ngủ, không thể ăn uống bình thường, không dám đi làm hoặc ra ngoài, chỉ dám ở trong nhà. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng và kinh tế.

Thứ tư, mặt chủ thể cấu thành của loại tội phạm này

Chủ thể phạm tội khi thực hiện hành vi này là những đối tượng có đầy đủ về nhận thức về hành vi mà bản thân họ gây ra, họ có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và hoàn toàn làm chủ được hành vi của mình gây ra. Theo quy định của pháp luật hình sự thì những người thực hiện hành vi là người 16 tuổi trở lên và sẽ bị truy cứu trách nhiệm đối với hành vi đó, nếu dưới 16 tuổi thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đe dọa giết người.

Như vậy, có thể thấy rằng những dấu hiệu đặc trưng trên phương diện pháp lý về hành vi phạm tội được xác định là tội đe doạ giết người là một loại tội có tính nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng, có thể quyết định đến sự tồn vong, phát triển bền vững của một đất nước và do đó nên mức hình phạt đối với tội này cũng được quy định vô cùng nghiêm khắc. Do vậy, các yếu tố cấu thành tội đe doạ giết người cũng được quy định một cách chặt chẽ, nhằm mục đích để không bỏ lọt tội phạm và không làm oan những người vô tội.

>> Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?

cau-thanh-toi-de-doa-giet-nguoi

Hình phạt tội đe doạ giết người theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

 

Anh Quang (Bình Phước) có câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp như sau:

Tôi có được một người bạn cho tôi một mảnh đất với diện tích 436 m2 và đứng tên tôi. Cách đây 2 tháng, bạn tôi muốn lấy lại mảnh đất này nhưng tôi không đồng ý. Do đó người bạn này có thuê giang hồ hăm dọa sẽ giết tôi và không để yên cho gia đình tôi. Người bạn này cũng đã hăm doạ rất nhiều người trong gia đình và có thuê giang hồ hỗ trợ.

Gia đình tôi cũng khởi kiện nhưng ko làm được gì vì bạn tôi hiện đang ở nước ngoài. Bạn tôi nói tôi cướp mảnh đất đó nhưng trước đây đã cho tôi đứng tên giờ lại khẳng định chỉ nhờ tôi đứng tên giúp.

Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì để có thể bảo vệ tôi, gia đình tôi và pháp luật quy định mức phạt đối với tội đe dọa giết người này như thế nào? Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Tội đe doạ giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn anh Quang đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp này của anh, chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết như sau:

Để nhằm hạn chế và bảo đảm sự an toàn cho chính bản thân cũng như người thân của mình thi khi bị người khác đe dọa giết người, người bị đe dọa cần thực sự bình tĩnh và sau đó viết đơn tố giác, tố cáo hành vi của người đe dọa giết người đến cơ quan điều tra thuộc cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết hành vi đó theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Người bị đe dọa khi này sẽ cần phải cung cấp cho cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền các bằng chứng, chứng cứ liên quan khi cho rằng mình bị đe dọa như cung cấp các tin nhắn, thư từ cho cơ quan điều tra để họ có được thông tin và xác minh khi giải quyết vụ việc.

Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã quy định về tội đe doạ giết người như sau:

“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Có thể thấy nếu người phạm tội thể hiện hành vi phạm tội thông qua các hành vi cụ thể như đe dọa trực tiếp, gửi tin nhắn đe dọa cho nạn nhân, người bị đe dọa hoặc bằng các hình thức khác có kèm theo những hành động cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài khiến cho nạn nhân biết được và tin rằng yêu cầu mà đối phương đưa ra.

Nếu không làm, thực hiện theo những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của chủ thể có hành vi đe dọa này thì người này sẽ có khả năng rất cao thực hiện hành vi giết người, xâm phạm đến tính mạng của người bị đe dọa, các lời lẽ đe dọa này sẽ xảy ra trên thực tế thì người mà đã có hành vi đe dọa này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt trước pháp luật về tội đe doạ giết người.

Tuy nhiên, nếu như người đe dọa chỉ có hành vi nhắn tin hoặc thông qua các hình thức khác tương tự nhưng người này không thể hiện các hành động cụ thể khiến cho nạn nhân tin rằng điều đó sẽ xảy ra thì trong trường hợp này chưa đủ yếu tố và cũng chưa thể coi là dấu hiệu của tội đe doạ giết người.

Căn cứ theo nội dung Điều luật và thông tin anh Quang cung cấp ở trên thì hình phạt đối với tội đe doạ giết người ở mức độ nhẹ nhất sẽ là hình phạt cải tạo không giam giữ với thời gian kéo dài lên đến 03 năm hoặc có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và mức hình phạt cao nhất đối với hành vi đe dọa giết người là phạt tù từ 02 năm đến 07 khi thuộc một trong những trường hợp đã được quy định tại Khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội đe doạ giết người của người phạm tội.

Nếu anh Quang còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ, tư vấn Luật hình sự chính xác và nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?

Tố cáo hành vi đe dọa giết người

 

Đối với hành vi đe dọa giết người mà hành vi này có đầy đủ các căn cứ, yếu tố để cấu thành tội đe doạ giết người thì căn cứ theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, qua các Điều 145, Điều 146, Điều 147 đã quy định về thủ tục như sau:

Bước 1: Đây chính là bước vô cùng quan trong khi người tố giác phải xác định được cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm

Trước khi thực hiện tố giác tội phạm với cơ quan Công an, thì người tố giác phải xác định được một cách sơ bộ về tính chất hành vi, cũng như mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận tố giác, giải quyết của cơ quan Công an cấp có thẩm quyền để đơn tố giác về hành vi phạm tội của một người đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh việc làm mất thời gian, khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, xử lý tội phạm.

Với việc xác định được cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm được quy định rõ tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan Công an sẽ tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án..

Bước 2: Lựa chọn hình thức tố giác về tội phạm

Người bị hành vi này tác động đến có thể tố giác bằng lời nói (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền).

Tố giác bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan công an có thẩm quyền).
Khi tố giác tội phạm tới cơ quan công an, thì người tố giác cần cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản, tài liệu có thể thu thập được và trình bày rõ những hiểu biết của bản thân liên quan đến tội phạm mà mình đang tố giác.

Bước 3: Người tố giác theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm của cơ quan đó

Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Khi hết thời gian giải quyết tố giác về tội phạm theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết người tố giác có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015, có quy định về các căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự quy định: Người nào mà có hành vi gây xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại cho họ thì phải bồi thường, trừ các trường hợp Bộ luật này, hay luật khác liên quan có quy định khác.

>> Xem thêm: Tội đe dọa người khác bị xử phạt thế nào?

toi-de-doa-giet-nguoi-chong-de-doa-vo

Cần làm gì khi bị chồng đe dọa, đánh đập?

 

Chị Lan (Long An) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư. Tôi có vấn đề muốn nhờ đến sự trợ giúp của luật sư như sau:

Tôi tên Lan hiện đang cư trú ở Long An. Cách đây 5 năm tôi có lấy chồng tôi và sau đó hai vợ chồng chuyển ra ở riêng. Nhưng khoảng thời gian gần đây chồng tôi do làm ăn thất bại nên có uống rượu và chơi cờ bạc. Ngày nào say rượu là cũng đánh đập, dọa giết tôi và các con. Còn bắt tôi phải đi vay tiền hàng xóm không thì anh ta sẽ không để cho tôi sống yên ổn.

Tôi không chịu được cảnh này nữa nên đã làm đơn ly hôn thì anh ta dọa giết tôi và các con nếu còn cứ tiếp tục làm đơn ly hôn. Do đó, Luật sư cho tôi hỏi là chồng tôi có phạm tội gì không? Tôi phải làm sao để giải quyết được vấn đề này. Tôi cảm ơn Luật sư!

 

>>> Luật sư vấn cách xử lý khi bị bạo lực gia đình. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Thưa chị Lan! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp này của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thứ nhất, đối với hành vi đánh đập vợ của chồng chị:

Nếu hành vi đánh đập chưa đủ để cấu thành tội hình sự, thì chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính về tội bạo lực gia đình:

Căn cứ theo Điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khoẻ thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả.”

Nếu hành vi của chồng bạn gây ra tổn thương cơ thể trên 11% cho bạn hoặc con bạn thì người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm,…”

Thứ hai, đối với hành vi đe dọa giết vợ con của người chồng:

Với hành vi đe dọa trên của chồng bạn mà có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe doạ giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 133. Tội đe doạ giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Như vậy, hành vi đánh đập và dọa giết chị và các con của chồng chị là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vì vậy, những việc mà chị cần làm để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bạn và các con của chị thì chị nên sớm trình báo với chính quyền địa phương, cơ quan công án có thẩm quyền để có biện pháp giáo dục và răn đe đối với người chồng này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật đối với vấn đề về Tội đe doạ giết người, cũng như các vấn đề liên quan. Nếu còn có điều gì vướng mắc, hay cần hỗ trợ vấn đề pháp lý khác liên quan bạn vui lòng liên hệ đến đội ngũ luật sư tư vấn trực tuyến giàu kinh nghiệm để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình qua số hotline 1900.6174, hỗ trợ 24/7.