Tội giả mạo chữ ký xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Tội giả mạo chữ ký hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng và càng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Khoa học công nghệ phát triển kéo theo hành vi bắt chước người khác cũng phát triển theo. Nhận thấy được sự nguy hiểm của điều đó các nhà làm luật đã đưa ra các chế tài xử phạt đối với những trường hợp phạm tội giả mạo chữ ký. Hành chính, hay hình sự đều có quy định về Tội giả mạo chữ ký nhưng chưa rõ ràng và chưa tách riêng với những tội khác làm cho người đọc cảm thấy rất khó hiểu. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn có thắc mắc về tội giả mạo chữ ký hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí.

>> Tội giả mạo chữ ký bị phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

quy-dinh-toi-gia-mao-chu-ky

Thế nào là giả mạo chữ ký?

 

Giả mạo chữ ký có thể được hiểu là hành vi tạo ra biểu tượng viết tay không thực tế, không đúng với chữ ký của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác. Chủ thể thực hiện hành vi này gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn và những người không có chức vụ, quyền hạn.

Tội giả mạo chữ ký là một trong những tội phạm nguy hiểm cho xã hội, hành vi giả mạo chữ ký có thể gây ra sự sai lệch về tính xác thực, tính chính xác của văn bản. Giả mạo chữ ký là hành vi xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của người khác, xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người bị giả mạo chữ ký đó.

Hiện nay đối với tội giả mạo chữ ký chưa được các nhà làm luật quy định rõ ràng trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi giả mạo chữ ký để thực hiện các giao dịch dân sự có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vi gian dối.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 359 về tội giả mạo trong công tác thì với hành vi giả mạo chữ ký sẽ là tình tiết tăng nặng. Đối với tội giả mạo chữ ký có thể thấy được nó tổn tại dưới dạng tình tiết tăng nặng hay còn gọi là tình tiết định khung tăng nặng; cũng có thể tội giả mạo chữ ký nó tồn tại dưới dạng 1 trong những yếu tố cấu thành tội phạm của 1 tội độc lập nào đó được gọi là tình tiết định tội.

Về các tội giả mạo chữ ký và gây ra hậu quả không nghiêm trọng hay chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Có thể kể đến tội giả mạo chữ ký thuộc các lĩnh vực như: Công chứng, chứng thực, kế toán kiểm toán, sở hữu trí tuệ… thì nếu như nặng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm có liên quan còn nếu như không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy vào mức độ vi phạm và tùy vào lĩnh vực vi phạm để đưa ra mức xử phạt phù hợp theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung pháp luật hiện nay còn chưa đặt nặng vấn đề về tội giả mạo chữ ký chỉ khi nào gây ra hậu quả nghiêm trọng hay gây ảnh hưởng lớn cho xã hội cho danh dự, nhân phẩm tài sản… của con người mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra nếu nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với mức độ vi phạm mà người giả mạo chữ ký thực hiện.

Xử phạt hành chính đối với hành vi giả mạo chữ ký

 

Anh T (Long An) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau mong được luật sư tư vấn:

Tôi là T năm nay 31 tuổi hiện đang làm việc và sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12/7/2022, tôi có đi công tác ở Hà Nội. Trong thời gian tôi đi công tác có 1 khách hàng đến giao dịch với cửa hàng của tôi. Việc giao dịch này cần phải có chữ ký của tôi vì tôi là kế toán trưởng của cửa hàng.

Do đi công tác lâu nên nhân viên ở phòng của tôi đã tự giả mạo chữ ký và giả mạo luôn cả là thân phận của kế toán đứng ra thay mặt tôi ký vào hợp đồng mặc dù tôi chưa ủy quyền cho nhân viên đó để ký. Sau khi ký xong, nhân viên đó đã bán hàng hóa đó đi nhưng tôi không biết và cũng không nói gì lại với tôi.

Sau khi tôi đi công tác về có truy hỏi, nhân viên cũng nói do không liên lạc được với tôi và khách hàng hối thúc nên đã giả mạo chữ ký để thực hiện giao dịch luôn và quên hỏi lại. Tôi rất là bức xúc với cách làm việc không theo cấp bậc của nhân viên của tôi. Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi nếu như tội giả mạo chữ ký của nhân viên tôi như vậy thì bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Xử phạt hành chính đối với hành vi giả mạo chữ ký, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư!

Thưa anh T! Cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Qua thông tin mà anh cung cấp cũng như bằng những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này như sau:

Thứ nhất, các dạng xử lý vi phạm hành chính đối với tội giả mạo chữ ký

Tội giả mạo chữ ký nếu như không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm liên quan hay không có hậu quả xảy ra thực tế thì không cấu thành tội phạm. Những hành vi giả mạo chữ ký là một hành vi vi phạm pháp luật nên các nhà làm luật không thể bỏ qua hành vi vi phạm này và có đưa ra các quy định về xử phạt hành chính đối với tội giả mạo chữ ký.

Để mang tính răn đe, phòng ngừa và ngăn chặn thì cần phải đưa ra những chế tài xử phạt mang tính hành chính, hình sự hay dân sự. Tội giả mạo chữ ký nếu như xét trên góc độ pháp luật thì nó có rất nhiều vấn đề hay nói cách khác giả mạo chữ ký được thực hiện dưới dạng nhiều loại văn bản. Người phạm tội có thể thực hiện việc giả mạo chữ ký trong nhiều trường hợp cụ thể.

Đối với từng hoạt động cụ thể mà người phạm tội giả mạo chữ ký thực hiện nếu như chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính. Cụ thể mức xử phạt hành chính đó sẽ được quy định như sau:

– Giả mạo chữ ký trong hoạt động như công chứng, chứng thực:

Theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

+ Phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của công chứng viên (điểm b khoản 6 Điều 15);

+ Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực (điểm a khoản 2 Điều 34).

– Giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức xử phạt sẽ là: phạt tiền từ 03 triệu đồng – 05 triệu đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc giả mạo chữ ký chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải tỏa kê biên tài sản để thi hành án dân sự.

– Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt cụ thể như sau: phạt tiền từ 10 triệu đồng – 15 triệu đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm. Đồng thời, buộc phải tiêu hủy tang vật vi phạm.

– Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kiểm toán:

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng với trường hợp chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký.

Thứ hai, nhân viên của anh T có bị xử phạt không

Pháp luật quy định về việc nghiêm cấm ký thay tên trong mọi hình thức. Đối với những trường hợp ký thay tên mà vi phạm đến quyền tác giả hay quyền được ký tên của chủ chữ ký hay là người được ký thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp này nhân viên của anh T đã thay mặt anh T để ký tên nhưng không hỏi ý kiến của anh T và không trình bày rõ ràng với anh T trong lĩnh vực kiểm toán nên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP anh nhân viên kia có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra hợp đồng ký thay đó có thể bị hủy bỏ và buộc anh nhân sự đó phải bồi thường nếu xảy ra vi phạm của hợp đồng và gây thiệt hại thực tế cho hợp đồng đó.

Mức xử phạt cụ thể, chính xác là bao nhiêu còn phải tùy thuộc vào cơ quan điều tra điều tra về có kết luận về mức độ của hành vi vi phạm cũng như mức độ thiệt hại thực tế mà anh nhân viên này gây ra. Nếu như mức độ nguy hiểm lớn cũng như mức thiệt hại thực tế cao thì anh Nhân viên này còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo chữ ký trong công tác,…

Trong trường hợp này của anh T chúng tôi đã giải thích cho anh T hiểu rõ vấn đề về tội giả mạo chữ ký của nhân viên mình sẽ bị xử lý ra sao. Nếu như trong quá trình nghiên cứu hồ sơ hay các quy định của pháp luật mà anh T còn có gì thắc mắc hay không hiểu có thể liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7.

muc-xu-phat-toi-gia-mao-chu-ky

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giả mạo chữ ký người khác

 

Anh H (Hà Nam) có câu hỏi như sau:

Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nam với ngành nghề là buôn bán gỗ. Qua 1 lần tìm hiểu trên mạng, tôi có biết đến anh K là một người mua bán gỗ đã nhiều năm và là địa diện cho công ty rất lớn đặt trụ sở ở Hà Nội ( theo lời kể của anh K).

Tôi đã tìm hiểu về công ty đó và đúng thật là có tồn tại và làm ngành nghề kinh doanh gỗ 17 năm rồi. Tôi đã hẹn gặp anh K và đã ký hợp đồng mua bán gỗ với giá trị hợp đồng là 200.000.000 đồng và tôi đã đặt cọc 100.000.000 đồng.

Vì tin tưởng công ty và được anh K giới thiệu nhiệt tình nên tôi đã tin tưởng và ký hợp đồng luôn và anh K có ký tên vào hợp đồng đó và ký tên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Đến thời hạn thực hiện hợp đồng thì tôi chưa thấy hàng giao đến.

Quá hoảng hốt nên tôi đã tìm đến công ty và công ty có nói đây không phải là nhân sự của công ty và đây là người giả mạo người khác và ký chữ ký giả của công ty. Vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi này anh K sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Tội giả mạo chữ ký có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa anh H! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Qua những thông tin mà anh H cung cấp cũng như những quy định của pháp luật chúng tôi xin giải quyết vấn đề thắc mắc của anh H cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích hành vi của anh K

Mặt khách quan:

Hành vi:

Anh K đã có hành vi lợi dụng nhu cầu của anh H cung cấp những thông tin không đúng sự thật, kèm theo đó anh K tự mạo danh và tự giả mạo chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty gỗ kia.

Hậu quả:

Anh K đã chiếm đoạt được số tiền của anh H với giá trị tài sản là 100.000.000 đồng.

Mối quan hệ nhân quả:

Hậu quả xảy ra là do có nguyên nhân về vấn đề lừa đảo của anh K. Anh K thực hiện hành vi gian dối về thông tin, về chữ ký làm cho anh H tin là thật và xác nhận giao kết hợp đồng đặt cọc 100.000.000 đồng.

Mặt chủ quan:

Lỗi: Lỗi của anh K ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Anh K biết hành vi của anh K là sai nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi của mình để đạt được mục đích của mình.

Mục đích: Mục đích chính ở đây của anh K đó là mục đích chiếm đoạt số tiền của anh H. Cụ thể ở đây anh K đã lừa và chiếm của anh H số tiền là 100.000.000 đồng.

Khách quan:

Anh K đã có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản được pháp luật bảo hộ được quy định trong Hiến pháp và trong các bộ luật khác có liên quan.

Chủ thể:

Anh K là người đủ 16 tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 anh K phải chịu mọi loại tội phạm.

Anh K có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực hành vi dân sự. Khi thực hiện hành vi của mình anh K đã hoàn toàn chủ động, hoàn toàn tự nguyện không bị cưỡng ép, không bị dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để ép buộc anh K thực hiện hành vi.

Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy đối với hành vi của anh K là giả mạo chữ ký, giả mạo thông tin của cá nhân, tổ chức khác để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của anh H nên đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ hai, mức hình phạt mà anh K phải chịu

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, căn cứ vào tài sản bị chiếm đoạt nó là bao nhiêu tiền mới có thể xác định người có hành vi chiếm đoạt có đủ căn cứ truy tố trách nhiệm hình sự hay không. Với mức tiền bị lừa đảo là 100.000.000 đồng thì chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ 96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g)97 (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)98 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, đối với trường hợp mà anh K có hành vi giả mạo chữ ký của công ty của người đại diện mà khi thu lợi bất chính với số tiền là 100.000.000 như vậy thì sẽ bị xử phạt từ 02 đến 07 năm thù theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Ngoài bị xử phạt hình sự là hình phạt chính thì anh K là người vi phạm khi thực hiện tội giả mạo chữ ký để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung theo khoản 5 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể là:

“Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt sản do hành vi giả mạo chữ ký của mình, anh K bị áp dụng 2 biện pháp xử phạt là phạt tù và xử phạt tiền. Hình phạt cụ thể là bao nhiêu năm tù, mức tiền xử phạt cụ thể là bao nhiêu còn phải căn cứ vào tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội mà anh K gây ra.

Căn cứ vào tình tiết tăng nặng được quy định tại điều 52, tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 để tòa án ra quyết định xử phạt anh K 1 cách đúng đắn, đầy đủ theo quy định của pháp luật và tội phạm mà anh K phạm phải.

Với trường hợp anh K có hành vi dùng thông tin giả và chữ ký giả để lừa dối anh H thì chúng tôi đã giải quyết vấn đề đó như trên. Nếu qua quá trình tìm hiểu câu trả lời cũng như trong cuộc sống mà anh H có bất kỳ thắc mắc gì đến các quy định của pháp luật hãy trực tiếp liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật qua hotline 1900.6174.

Một số tình huống thực tế về tội giả mạo chữ ký

 

Giả mạo chữ ký để rút tiền ngân hàng phạm tội gì?

 

Anh K (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:

Tôi hiện nay 35 tuổi và đang là kế toán của 1 trường Đại học đặt trụ sở tại Hà Nội. Do 1 lần ham chơi nên tôi đã mắc nợ số tiền là 120.000.000 đồng và bên chủ nợ đã đến nhà của tôi để thực hiện việc đòi nợ. Do không còn biết cách nào để có thể trả được nợ nên tôi đã giả mạo chữ ký của hiệu trưởng để thực hiện hành vi rút tiền tại ngân hàng và tôi đã rút 3 lần 1 lần 40.000.000 đồng.

Hiện tại, nhà trường đã phát hiện và yêu cầu tôi hoàn trả còn không sẽ tố cáo ra công an. Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi với hành vi đó của tôi thì có thể bị xử lý về tội gì? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Giả mạo chữ ký để rút tiền ngân hàng phạm tội gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư!

Thưa anh K! Cảm ơn anh đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với những thông tin, dữ kiện mà anh K cung cấp và theo quy định của pháp luật hiện hành, vấn đề của anh K đặt ra chúng tôi xin giải quyết như sau:

Đối với trường hợp này nhìn chung có thể thấy rõ về tội giả mạo chữ ký của anh K được thể hiện rõ. Theo quy định của pháp luật thì hiện nay chưa có điều luật nào quy định về tội giả mạo chữ ký bị phạt như thế nào.

Thông thường tội giả mạo chữ ký sẽ xuất hiện trong 1 số tội phạm sau đây: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( tội giả mạo chữ ký là thủ đoạn gian dối); Tội giả mạo trong công tác ( Tội giả mạo chữ ký là tình tiết tăng nặng) …. và một số tội khác nữa cũng có hành vi giả mạo chữ ký hay còn gọi là tội giả mạo chữ ký.

Về hành vi của anh K, chúng tôi sẽ phân tích dựa trên các điều luật cụ thể như sau:

Thứ nhất, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ 96.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g)97 (được bãi bỏ)

Về dấu hiệu của tội giả mạo chữ ký ở đây là nhằm đưa ra các thông tin sai sự thật, làm những việc không đúng theo sự thật hay dùng các thủ đoạn gian dối khác nhằm để chiếm đoạt tài sản. Ở đây anh K vừa có hành vi gian dối đó là giả mạo chữ ký và có ý định chiếm đoạt tài sản đó là số tiền 120.000.000 đồng, qua những tình tiết trên có thể xem xét để xử lý anh K theo quy định tại tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này.

Căn cứ vào số tiền chiếm đoạt là 120.000.000 đồng thì căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 anh K với tội giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt từ 02 đến 07 năm tù. Tòa án và cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như mức độ nghiêm trọng của vụ án để đưa ra mức xử phạt phù hợp với tội phạm này.

Thứ hai, tội giả mạo trong công tác

Tội giả mạo trong công tác có quy định về tội giả mạo chữ ký là một trong những tình tiết tăng nặng hay tình tiết định khung của tội phạm. Khi một người phạm tội đang công tác tại 1 đơn vị, 1 cơ quan nào đó nhưng lại giả mạo chữ ký của cấp trên mình thì có thể bị xử lý hình sự.

Với tội giả mạo chữ ký của cấp trên thì có thể không cần thiệt hại xảy ra cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác luôn. Tội giả mạo chữ ký thông thường người giả mạo trong trường hợp này thì phải là người có chức vụ giả mạo chữ ký của cấp trên mới cấu thành tội phạm được. Quy định cụ thể về hình phạt trong trường hợp này như sau:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hình phạt đối với tội giả mạo chữ ký trong công tác sẽ bị xử phạt từ 01 đến 05 năm.

Trường hợp của anh K nêu trên anh K là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan và cụ thể. Ở đây anh K giữ chức vụ là kế toán nhưng đã có hành vi phạm tội đó là giả mạo chữ ký của cấp trên của mình cụ thể ở đây là hiệu trưởng của trường. Hành vi này của anh K hoàn toàn thỏa mãn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Hình phạt của anh K có thể là từ 1 năm tù đến 05 năm tù tùy thuộc vào mức độ vi phạm, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi hay những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định lần lượt tại điều 52 và điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Ngoài ra theo quy định của pháp luật thì anh K còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Thứ ba, tội làm giả các giấy tờ có giá trị

Đối với tội giả mạo chữ ký khi người vi phạm thực hiện hành vi này trên các giấy tờ có giá trị như sec, hóa đơn thanh toán, hóa đơn rút tiền… có thể xem đó là hành vi vi phạm tội làm giả các giấy tờ có giá trị.

Đối với mặt hành vi của tội phạm này cần phải là có hành vi giả mạo chữ ký để thực hiện các giao dịch với đối tượng tác động là các loại giấy tờ thật có giá trị. Tùy thuộc vào giá trị của giấy tờ được giả mạo chữ ký đó là bao nhiêu để xác định khung hình phạt đối với người phạm tội đó.

Có thể nói đây là tội phạm đặc biệt vì chủ thể và đối tượng tác động đều đặc biệt. Không phải giả mạo chữ ký ở bất kể giấy tờ nào cũng được coi là phạm tội này. Theo điều 208 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội giả mạo chữ ký đối với các giấy tờ có giá trị cụ thể như sau:

Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Đối với trường hợp của anh K là đã có hành vi phạm tội giả mạo chữ ký trên giao dịch ngân hàng mà giao dịch ngân hàng thì giấy tờ của giao dịch là giấy tờ có giá. Với giá trị là 120.000.000 đồng như vậy thì anh K hoàn toàn thỏa mãn điều kiện để xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác.

Với giá trị của giấy tờ mà anh K giả mạo chữ ký là 120.000.000 đồng thì căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu còn tùy thuộc vào mức độ vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi để tòa án đưa ra mức xử phạt chính xác nhất.

Như vậy, xét chung có thể thấy đối với tội giả mạo chữ ký để rút tiền tại ngân hàng là một hành vi đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng có rất nhiều quy định, rất nhiều chế tài xử phạt về hành vi này. Đối với từng hành vi, từng mục đích cụ thể mà có thể xác định được loại tội phạm đó là tội phạm gì. Như vậy đối với trường hợp trên anh K có thể phải chịu cả 3 loại tội phạm.

Để biết được chính xác về mức xử phạt và khung hình phạt nào sẽ được áp dụng cho anh K thì còn phải chờ vào những kết luận của cơ quan điều tra, những bản cáo trạng của Viện Kiểm sát và bản án có hiệu lực của Tòa án.

Qua phần giải thích và trình bày của chúng tôi nêu đã giải quyết vấn đề mà anh K thắc mắc. Nếu như qua quá trình tìm hiểu quy định pháp luật hay là trong cuộc sống mà anh còn có những thắc mắc hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ miễn phí và đầy đủ.

Tội giả mạo chữ ký để làm sổ đỏ xử lý như thế nào?

 

Anh Tiến (Thanh Hóa) có câu hỏi sau:

Tôi là Tiến hiện nay đang làm việc tại nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động đã được 3 năm. Khi đi, tôi có để lại cho em trai giữ giấy tờ đất mang tên của tôi và nhờ cất hộ khi nào về tôi sẽ lấy.

Vừa rồi bố tôi có gọi cho tôi và nói em tôi đã giả mạo chữ ký của tôi để ký giấy hợp đồng tặng cho ở ủy ban nhân dân và sang tên cho em tôi. Tôi có gọi về cho cơ quan địa chính của xã và xã có trả lời là em tôi có lên và trình bày về đơn chuyển nhượng mảnh đất và có chữ ký vào giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chữ ký của giấy ủy quyền.

Biết là hành vi em trai tôi giả mạo chữ ký của tôi nên tôi có gọi về và bảo em tôi hãy đi làm lại giấy tờ để sang tên lại. Vậy, luật sư cho tôi hỏi với tội giả mạo chữ ký này của em tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Tội giả mạo chữ ký để làm sổ đỏ xử lý như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Tiến! Cảm ơn anh đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Qua những thông tin mà anh Tiến cung cấp cùng với những quy định pháp luật chúng tôi xin giải quyết vấn đề của anh Tiến đặt ra như sau:

Thứ nhất, hành vi của em trai anh

Em trai anh đã tự mình thực hiện hành vi tự ý sang tên sổ đỏ mà chưa có sự đồng ý của anh Tiến. Thứ hai, em trai anh có hành vi của tội giả mạo chữ ký nhằm thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ  một cách bất hợp pháp.

Em trai anh đã có hành vi giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản là mảnh đất của anh Tiến đã cố ý xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của người khác. Quyền này được pháp luật và Hiến pháp bảo vệ và bất khả xâm phạm.

Qua những phân tích trên với hành vi phạm tội giả mạo chữ ký của anh Minh để nhằm lấy mảnh đất của anh Tiến và biến sổ đỏ của anh Tiến thành sổ đó của mình thì có thể xem xét để xử lý anh Minh theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ 2, hình phạt đối với lỗi của em trai anh

Đối với tội giả mạo chữ ký có thể xem là một trong những hành vi lừa đảo của mình. Bằng những cách thức cũng như bằng những thủ đoạn nào đó là anh Minh có thể giả mạo chữ ký và đã làm được sổ đỏ từ tên của anh Tiền sang tên của anh Minh. Nếu như trường hợp của anh Minh là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ 96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g)97 (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)98 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Do anh Tiến không cung cấp đầy đủ dữ kiện về giá trị mảnh đất đó là bao nhiêu tiền nên không thể xác định được khung hình phạt cụ thể của em trai anh là bao nhiêu năm tù. Như vậy, mức phạt là bao nhiêu còn phải phụ thuộc lớn vào giá trị của mảnh đất đó. Giá trị của tài sản là yếu tố quan trọng nhất để định tội và định khung cho hình phạt. Nếu như giá trị không đủ để cấu thành trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính. Còn khi mà giá trị đủ để cấu thành trách nhiệm hình sự thì giá trị đó là cơ sở để định khung hình phạt.

Ngoài giá trị của tài sản ra còn phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà em trai anh gây ra cho xã hội. Tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 của Bộ Luật Hình sự 2015.

Nếu như anh Tiến còn thắc mắc về vấn đề của tội giả mạo chữ ký hay những quy định pháp luật khác hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

toi-gia-mao-chu-ky-de-lam-so-do

Giả mạo chữ ký để lấy tiền của các đối tượng chính sách

 

Anh T (Phú Thọ) có câu hỏi như sau:

Tôi hiện tại đang là cán bộ công chức của phòng chính sách của huyện. Do ở xã có nhiều hộ nghèo và chủ trương cấp trên đưa ra ở năm nay là có những hỗ trợ về tài sản và tiền cho những hộ chính sách đó.

Do nhu cầu hiện tại tôi đang cần 1 số tiền để phục vụ vào mục đích cá nhân nên tôi đã chưa thông báo cho người dân lên nhân và tự ý giả mạo chữ ký để chiếm đoạt số tiền đó của người dân. Cụ thể là tôi đã thay tên người dân ký nhận và thay tên cấp trên ký nhận số tiền của 3 hộ dân của Huyện với giá trị tài sản là 17.000.000 đồng.

Sau khi thực hiện hành vi xong, do qua xem xét thì cấp trên của tôi có thấy chữ ký xác nhận của cấp trên không đúng nên đã gọi tôi lên làm việc. Cấp trên của tôi cũng đã bỏ qua cho tôi và yêu cầu tôi thông báo về địa phương và trả lại số tiền đã chiếm đoạt. Như vậy, tôi trả lại số tiền cho những gia đình thuộc đối tượng chính sách thì tôi có phải chịu tội giả mạo chữ ký nữa hay không? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Giả mạo chữ ký để lấy tiền của các đối tượng chính sách có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Gọi ngay 1900.6174

Phần giải đáp của luật sư!

Thưa anh T! Cảm ơn anh T đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với những dữ liệu mà anh cung cấp cũng như từ những quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải quyết cho anh T vấn đề này như sau:

Thứ nhất là tội giả mạo chữ ký của cấp trên

Trong trường hợp này anh T đã để có thể chiếm đoạt được số tiền đó thì đã cố ý giả mạo chữ ký của cấp trên thì mới có thể thực hiện xong thủ tục hành chính để lấy số tiền ấy đi.

Anh T ở đây là chủ thể đặc biệt là công chức của phòng chính sách xã hội và đối tượng của tội giả mạo chữ ký là cấp trên trực tiếp của anh T nên đã phù hơp với quy định nêu trên. Anh T là người đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực trách nhiệm hình sự cũng như về độ tuổi đó là anh T đã trên 16 tuổi.

Căn cứ theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội giả mạo trong công tác như sau:

Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng giấy tờ giả trở lên;

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Theo điểm a khoản 1 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đối với hành vi phạm tội giả mạo chữ ký của cấp trên như vậy thì anh Toàn hoàn toàn bị chịu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác.

Đối với tội giả mạo chữ ký của anh T thì có thể phải chịu mức hình phạt tù đó là từ 01 đến 05 năm. Ngoài bị xử lý hình sự là hình phạt tù thì anh T sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ 2 đối với tội giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt số tiền 17.000.000 của anh T xử lý như sau:

– Hành vi giả mạo chữ ký: có thể nói hành vi giả mạo chữ ký là 1 hành vi có tính chất lừa đảo, sử dụng những thông tin sai sự thật, nhưng cái không có thật những vấn đề trái quy định pháp luật hay đạo đức xã hội để thực hiện 1 công việc hay 1 vấn đề nào đó.

– Hành vi chiếm đoạt tài sản: đây có thể nói là hành vi cố ý tước đoạt quyền sở hữu tài sản của người khác.

– Hành vi dùng các thông tin sai sự thật nhằm lấy được số tiền, tài sản như bản thân mong muốn là hành vi vi phạm pháp luật.

Anh T đã có cả 2 hành vi này đồng thời thì có thể xét thấy anh T đã vi phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Với số tiền mà anh Toàn dùng chữ ký giả của các hộ chính sách để nhận tiền thì anh Toàn sẽ bị xử lý như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ 96.
…”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hình phạt với anh T phải chịu khi thực hiện hành vi giả mạo chữ ký để chiếm đoạt số tiền là 17.000.000 đồng có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hình phạt cụ thể và chính xác nó là bao nhiêu thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi để đưa ra hình thức xử lý với anh Toàn.

Xét đến tội giả mạo chữ ký mà anh T vi phạm như trên có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo 2 tội. Và căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì khi tuyên tòa án sẽ tuyên độc lập 2 tội và sau đó sẽ có phần tổng hợp hình phạt của 2 tội đó lại với nhau. Khi đó mức phạt cụ thể của anh T sẽ phụ thuộc vào bản án và quyết định của Tòa án.

Tội giả mạo chữ ký để viết đơn tố cáo bị phạt như thế nào?

 

Chị Hòa (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:

Tôi hiện tại đang làm nhà và do để đẩy nhanh tiến độ nên có yêu cầu thợ ở lại xây tăng ca 1 buổi đêm đến tận hơn 23 giờ đêm. Ngày hôm sau tôi bị công an xã gọi lên để giải quyết về vấn đề gây rối trật tự công cộng. Qua quá trình tìm hiểu tôi có được biết là 3 hộ nhà xung quanh tôi đều ký vào đơn để tố cáo gia đình của tôi.

Sau đó tôi về nhà có hỏi lại 3 gia đình đó thì có 1 gia đình nhận là có ký và 2 gia đình nhận là không biết gì về vấn đề đó cả. Có thấy chị A qua hỏi để xin ý kiến ký vào giấy nhưng 2 hộ gia đình không ký đó đã thông cảm cho tôi và không ký vào giấy. Nếu xét theo như thế thì gia đình bà A đã giả mạo chữ ký của 2 gia đình kia để ký hộ vào đơn tố cáo gia đình của tôi. Vậy, luật sự cho tôi hỏi giả mạo chữ ký để viết đơn tố cáo bị phạt như nào không?

 

>> Tội giả mạo chữ ký để viết đơn tố cáo bị phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa chị Hòa! Cảm ơn chị đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề của chị và cùng với những quy định của pháp luật thì chúng tôi xin giải quyết như sau:

Thứ nhất, về mặt hành vi của nhà bà A

Bà A đã có hành vi làm giả sử dụng chữ ký giả của 2 hộ dân còn lại để ký vào đơn tố cáo gia đình chị Hòa về hành vi gây rối trật tự công cộng. Như nêu trên hành vi của bà A là đã vi phạm về tội giả mạo chữ ký.

Thực tế hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử lý đối với tội giả mạo chữ ký và hành vi giả mạo chữ ký phải gắn liền với những hành vi cụ thể hay có những chủ thể cụ thể thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội phạm liên quan được ví dụ như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội giả mạo trong công tác.

Còn trường hợp về tội giả mạo chữ ký còn có thể bị xử phạt hành chính nhưng phải gắn với những tình huống cụ thể, gắn với những điều kiện cụ thể ví dụ như giả mạo chữ ký trong kiểm toán, kế toán, tội giả mạo chữ ký trong sở hữu trí tuệ… Hành vi của nhà bà A là đã có hành vi giả mạo chữ ký của 2 nhà hàng xóm để viết đơn tố cáo chị Hòa thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Căn cứ vào từng tính chất của từng vụ việc, mục đích của hành vi giả mạo chữ ký mà người giả mạo chữ ký có thể bị xử lý bằng các biện pháp xử phạt hành chính được quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 gồm:

– Cảnh cáo

– Phạt tiền

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

– Trục xuất

Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có những quy định riêng như:

– Trong lĩnh vực tư pháp Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 2015 quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.

– Trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo

– Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc làm giả chữ ký để tố cáo cá nhân hay tổ chức sẽ bị xử phạt như thế nào. Cần phải xác định mục đích đích của gia đình bà A là có hành vi giả mạo chữ ký để tố cáo gia đình chị hòa nếu như gây ảnh hưởng đến tài sản thì sẽ là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu là hành vi vu khống thì là tội vu không.

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 do đơn tố cáo của bà A là sai về chữ ký nên cơ quan tiếp nhận sẽ trả lại đơn và có thể đưa ra 1 mức phạt cụ thể nào đó cho bà A. Tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ vi phạm của hành vi để cơ quan có thẩm quyền xác định 1 mức xử phạt phù hợp với tội phạm của bà A.

Xử lý tội giả mạo chữ ký người khác để bán nhà

 

Anh Tuấn (Hà Giang) có câu hỏi:

Tôi hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Giang. Ngày 31/7/2022, tôi có về quê để giao dịch 1 mảnh đất và căn nhà được giới thiệu qua bên môi giới. Sau khi 2 bên đã ký cược xong rồi và bên kia bảo sẽ làm sổ cho tôi và tôi đã trả hết tiền. Ngày 18/8/2022, tôi có nhận được 1 cuộc điện thoại gọi đến là tại sao lại ký giao dịch với anh M như vậy. Mảnh đất này không phải của anh M mà anh M chỉ giả mạo chữ ký để ký hợp đồng mua bán nhà đất với tôi.

Sau khi nghe tin thì tôi đã trình báo sự việc lên công an và hiện công an đang tiến hành điều tra về tội giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản. Giá trị mảnh đất và căn nhà mà tôi đã thanh toán cho anh M có giá trị 700.000.000 đồng. Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi đối với hành vi của anh M như vậy sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Giả mạo chữ ký người khác để bán nhà có bị xử phạt không? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Tuấn! Cảm ơn anh đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với trường hợp của anh Tuấn và theo quy định của pháp luật thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề của anh Tuấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, hành vi của anh M

Anh M đã thực hiện hành vi giả mạo chữ ký nhằm mục đích để chiếm đoạt được tài sản là số tiền 700 triệu đồng của anh Tuấn. Nhờ hành vi lừa đảo ký giấy tờ bán nhà đất đó thì anh M mới lấy được số tiền của anh Tuấn có thể hiểu được mặt hậu quả là do mặt hành vi gây ra.

M đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của anh Tuấn và xâm phạm nghiêm trọng đến mặt tốt của xã hội. Giá trị mảnh đất là 700.000.000 đồng hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho M.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra kết luận là M đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả mạo chữ ký để thực hiện giao dịch mua bán nhà đất với anh Tuấn. Bằng những yếu tố trên thì M sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, mức phạt đối với lỗi vi phạm của anh M 

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung 2017 như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Theo quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với số tiền mà anh M chiếm đoạt của anh Tuấn là 700.000.000 đồng thì anh M có thể sẽ bị phạt tù với khung hình phạt cao nhất có thể lên tới 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Trường hợp xử phạt như thế nào hay mức phạt cụ thể là bao nhiêu còn phải căn cứ vào tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi. Nếu như có nhiều tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 thì mức phạt có thể là tù chung thân còn nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể xử phạt với khung hình phạt đó là 12 năm tù.

Ngoài bị xử phạt tù ra anh M còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể là có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

Qua đây là câu giải đáp của chúng tôi về vấn đề anh M có phạm tội giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản mà anh Tuấn có thắc mắc. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời mà anh Tuấn còn gặp bất kỳ khó khăn gì hay trong cuộc sống có thắc mắc đến bất kỳ vấn đề gì về pháp luật hãy trực tiếp liên hệ đến hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Tội giả mạo chữ ký thực chất nó không phải là một tội phạm độc lập mà nó là một dạng hành vi, một dạng tình tiết tăng nặng hay một yếu tố để cấu thành nên một tội phạm độc lập nào đó. Đây là hành vi cấm được thực hiện và có các chế tài hành chính, các chế tài liên quan xử phạt rất nghiêm khắc về hành vi này. Nếu các bạn có bắt gặp trường hợp phạm tội giả mạo chữ ký hay những trường hợp khác của pháp luật có liên quan hãy trực tiếp gọi ngay cho Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí 24/7.