Tội không chấp hành án là gì? Các yếu tố cấu thành loại tội phạm này như thế nào? Khung hình phạt đối với tội này? Đây chính là những vấn đề thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của đại đa số người dân. Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được luật sư tư vấn trực tiếp!
>> Tư vấn quy định về Tội không chấp hành án, Gọi ngay 1900.6174
Chấp hành án là gì?
Chấp hành là việc một người hay người có hành vi vi phạm phải làm theo đúng những điều đã được đề ra trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng cá biệt hay trong mệnh lệnh của cấp trên đòi hỏi họ phải bắt buộc thực hiện những yêu cầu mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Đây là quy định bắt buộc trong các tình huống cụ thể
Chấp hành hình phạt có thể được hiểu là việc người bị Tòa án có thẩm quyền kết án, thực hiện các nghĩa vụ thuộc về nội dung của bản án, quyết định về hình phạt của cơ quan này được áp dụng đối với họ theo bản án hoặc quyết định này đã có hiệu lực pháp luật. Khi có hiệu lực về mặt pháp luật, bản án hoặc quyết định đó đã được ban hành sẽ phải được thi hành, người bị án phải thực hiện các nghĩa vụ thuộc về nội dung của hình phạt.
Như vậy, chấp hành án có thể được hiểu là việc người phạm tội đã bị kết án phải chấp hành dựa theo quyết định của bản án hoặc căn cứ theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và được bắt buộc chấp hành. Sau khi bản án hay quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã được ban hành và có hiệu lực về mặt pháp luật, thì người bị kết án phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đấy. Có nhiều hình phạt sẽ được áp dụng để nhằm buộc những người bị kết án phải thực hiện.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: Tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ giải quyết pháp lý cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Khái niệm về tội không chấp hành án
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 380 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 về Tội không chấp hành án quy định cụ thể như sau:
Người nào đã bị kết án bằng quyết định, bản án có hiệu lực của tòa án, có đủ điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật. Mặc dù người này đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế chấp hành theo đúng quy định của pháp luật hoặc người này cũng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn có tình vi phạm, thì sẽ bị xử phạt tùy vào từng mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, khái niệm tội không chấp hành án chính là hành vi của người phải chấp hành việc thi hành án nhưng cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết. Là việc một người có hành vi cố tình không thi hành yêu cầu dựa trên các nội dung của quyết định bản án và các quyết định khác của Toà án mà họ có nghĩa vụ phải thi hành. Không chấp hành bản án, quyết định chính là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng đối với việc thi hành bản án đó, đồng thời nó xâm phạm trực tiếp đến chính quyền lợi hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án.
Các yếu tố cấu thành tội phạm không chấp hành án
>> Tư vấn chi tiết về cấu thành tội phạm không chấp hành án, Gọi ngay 1900.6174
Cấu thành tội phạm được quy định đối với tội không chấp hành án được xét dựa trên 4 yếu tố:
Mặt khách quan của tội này
Đối với mặt khách quan của loại tội này được thể hiện thông qua hành vi không hành động của một người mặc dù phải thi hành án nhưng đã có hành vi không thực hiện các nghĩa vụ của mình được nêu và quy định trong bản án, quyết định định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực về mặt pháp luật, thực hiện hành vi một cách cố ý mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết.
Điều luật có quy định dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này là “đã bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế”, như vậy người có hành vi không chấp hành án, không thực hiện những yêu cầu theo quy định của bản án nhưng chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết như biện pháp kê biên tài sản vi phạm, bán đấu giá tài sản đã kê biên, trừ vào thu nhập của người được xác định là người phải thi hành án… thì không chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Bản án của Tòa án hay quyết định của Tòa nêu trên là bản án, quyết định về dân sự trong đó bao gồm cả phần dân sự trong hình sự, hành chính, lao động.
Khách thể của tội này
Khách thể của tội không chấp hành án, chính là hành vi của tội phạm làm xâm phạm đến các hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm thi hành án, đồng thời hành vi này làm xâm phạm trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án. Đối tượng tác động của tội phạm này là các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, gồm những bản án, quyết định của Tòa án về các lĩnh vực như hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và các quyết định khác có liên quan của Tòa án.
Mặt chủ quan của tội này
Mặt chủ quan của loại tội phạm này được thực hiện một cách cố ý. Điều này thể hiện rõ ràng ngay trong các nội dung của điều luật đó là người phải thi hành án đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế của cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật mà vẫn không chấp hành. Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu, yếu tố bắt buộc của cấu thành loại tội phạm này.
Chủ thể của tội phạm về tội không chấp hành án
Chủ thể của tội phạm, là những người có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, có nghĩa vụ phải thực hiện trong việc chấp hành bản án, quyết định của Toà án thẩm quyền đã có hiệu lực của pháp luật.
Xem thêm: Cưỡng chế là gì? Quy định về việc cưỡng chế [Cập nhật 2022]
Hình phạt đối với tội không chấp hành án theo quy định mới nhất
>> Tư vấn chi tiết về khung hình phạt đối với tội không chấp hành án – Luật sư tư vấn 1900.6174
Theo quy định của pháp luật tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 về Tội không chấp hành án được quy định về mức hình phạt như sau:
Nếu trường hợp người nào mà có đủ điều kiện nhưng không chấp hành bản án hoặc không làm theo yêu cầu dựa trên quyết định của Tòa án ban hành đã có hiệu lực về mặt pháp luật mặc dù đã bị cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm, thì sẽ bị phạt tù với mức hình phạt thấp nhất từ 03 tháng đến 02 năm.
Mức hình phạt cao nhất đối với loại tội phạm này là bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu người có hành vi phạm tội có hành vi thuộc một trong các trường hợp sau như: Người phạm tội có hành vi chống lại chấp hành viên thực thi pháp luật hoặc những người đang thi hành công vụ; Có hành vi dùng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để trốn tránh nghĩa vụ; Tẩu tán tài sản để hợp pháp hóa hành vi phạm tội của mình. Cùng với đó thì những người phạm tội khi có hành vi vi phạm còn có thể sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi phạm tội này.
Như vậy, dựa trên những quy định của pháp luật hình sự về tội không chấp hành án thì có thể thấy mức hình phạt thấp nhất đối với tội này là phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và mức hình phạt cao nhất sẽ là phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Cùng với đó còn có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Xem thêm: Tội đánh bạc bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật 2022
Quy định của pháp luật về yêu cầu thi hành án
>> Luật sư tư vấn về những yêu cầu thi hành án, Gọi ngay 1900.6174
Yêu cầu thi hành bản án dân sự là thủ tục tố tụng của cơ quan thi hành án mà sau khi bản án dân sự được Tòa án ban hành có hiệu lực về pháp luật nhưng bên có nghĩa vụ phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì những người được thi hành có quyền yêu cầu thi hành án đến cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định thi hành án dân sự.
Yêu cầu thi hành án:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014 về quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án cụ thể như sau:
Người được thi hành án là các cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại luật này được hưởng những quyền, lợi ích trong bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền được thi hành, thì sẽ có các quyền như: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục thi hành án theo quy định, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này. Ngoài ra, người phải thi hành án có thể tự mình yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền sẽ thi hành án hoặc thực hiện thủ tục uỷ quyền cho người đại diện thực hiện việc yêu cầu thi hành án.
Việc yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án sẽ được thực hiện bằng việc nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Đối với yêu cầu thi hành án qua bưu án phải gửi kèm theo đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Cùng với đó, người yêu cầu thi hành án cũng sẽ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng các biện pháp bảo đảm việc thi hành án của người phải thi hành án theo quy định tại Điều 66 của Luật thi hành án dân sự 2008 được áp dụng ngay khi yêu cầu thi hành án dân sự.
Cơ quan thi hành án:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2,3 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014 về Thẩm quyền thi hành án có quy định rõ ràng như sau:
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
+ Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;…
Thời hiệu thi hành án:
Theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện trong thời hạn 05 năm, thời hiệu này được tính kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Chế tài xử phạt đối với hành vi không thi hành án:
Theo khoản 3 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ thì:
”3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
– Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
– Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
– Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.”
Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết
Tội không chấp hành án khi ly hôn bị xử lý như thế nào?
>> Tư vấn quy định về không chấp hành án sau ly hôn, Gọi ngay 1900.6174
Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con; Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con:
Căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như:
+ Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi;
+ Cấp dưỡng cho con;
+ Thăm nom con mà không ai được cản trở;
+ Không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Đồng thời, cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 83 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có đề cập trong nội dung về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; Cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng với các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án:
Căn cứ tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014 đã có quy định rất rõ ràng về thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định là trong vòng 10 ngày được xác định kể từ ngày có quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn hoặc bản án ly hôn của Tòa án có thẩm quyền ban hành thì cả 02 bên phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ đã được ấn định.
Quy định về việc hết thời hạn thi hành án tự nguyện nhưng người phải thi hành án không thực hiện:
Trong trường hợp nếu đã hết thời hạn thi hành án tự nguyện được nói ở trên là 10 ngày nhưng người chồng hoặc vợ vẫn không thực hiện theo đúng nghĩa vụ giao con thì bên kia hoàn toàn có thể: Tự liên hệ để thực hiện thỏa thuận lại giữa hai bên với người chồng hoặc vợ một lần nữa, đề nghị người không thực hiện đúng nghĩa vụ và không tôn trọng quyền của người có quyền giao con, tài sản theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án căn cứ theo Điều 120 Luật Thi hành án dân sự 2008 để cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định nếu tranh chấp về ly hôn có liên quan đến con cái như sau:
+ Trước khi thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên sẽ phối hợp trước với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương đó để thực hiện việc thuyết phục đương sự có nghĩa vụ sẽ tự nguyện thi hành án.
+ Sau khi không thuyết phục được Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Trường hợp nào nếu không thi hành án thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự:
Nếu trường hợp việc tự nguyện thi hành của người phải thi hành án không được tiến hành một cách tự nguyện và có thiện chí, nếu đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành thì sẽ được xem xét và khởi tố theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 về Tội không chấp hành án được quy định như sau:
+ Nếu trường hợp người nào mà có đủ điều kiện nhưng không chấp hành bản án hoặc không làm theo yêu cầu dựa trên quyết định của Tòa án ban hành đã có hiệu lực về mặt pháp luật mặc dù đã bị cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm, thì sẽ bị phạt tù với mức hình phạt thấp nhất từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Mức hình phạt cao nhất đối với loại tội phạm này là bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu người có hành vi phạm tội có hành vi thuộc một trong các trường hợp sau như: Người phạm tội có hành vi chống lại chấp hành viên thực thi pháp luật hoặc những người đang thi hành công vụ; Có hành vi dùng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để trốn tránh nghĩa vụ; Tẩu tán tài sản để hợp pháp hóa hành vi phạm tội của mình.
+ Cùng với đó, những người phạm tội khi có hành vi vi phạm còn có thể sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi phạm tội này.
Như vậy, dựa trên những quy định của pháp luật về tội không chấp hành án thì có thể thấy mức hình phạt thấp nhất đối với tội này là phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và mức hình phạt cao nhất là phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Cùng với đó còn có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Xem thêm: Tội chống người thi hành công vụ: Phạt như thế nào theo quy định?
Dịch vụ Luật sư bào chữa án hình sự
Luật sư hình sự là luật sư chuyên giải quyết các vụ án hình sự hay Luật sư tư vấn luật hình sự. Họ là người có vai trò vô cùng quan trọng trong các vụ án hình sự. Bởi vì không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức pháp luật để giải quyết vướng mắc liên quan đến hình sự.
Trong một số trường hợp bản thân mình cũng không biết liệu hành vi của mình có vi phạm pháp luật hình sự hay không? Các luật sư hình sự sẽ đảm bảo an toàn về mặt pháp lý trong suốt quá trình từ trước, trong và sau nếu có hành vi phạm tội bị xử lý. Đồng thời, luật sư cũng đưa ra các phương án tối ưu nhất nhằm khắc phục hậu quả và hướng dẫn khách hàng thu thập các bằng chứng, chứng cứ, tài liệu để minh oan hoặc giảm nhẹ tội.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý lâu năm. Trải qua quá trình hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng và chuyên gia trong cùng lĩnh vực.
Đội ngũ luật sư hình sự có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Các luật sư, chuyên viên, chuyên gia pháp lý luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn tối đa cho khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ về các quy định của pháp luật, áp dụng đúng quy định của pháp luật đã đặt ra đối với các tội phạm về hình sự, như tội không chấp hành án. Khi gặp các vướng mắc pháp lý liên quan đến hình sự, bất kỳ ai có nhu cầu thuê luật sư hình sự cũng mong muốn nhận được tư vấn luật chính xác, uy tín nhất với thái độ làm việc tốt nhất. Hiểu được nhu cầu đó, đội ngũ luật sư của Tổng Đài Pháp Luật luôn làm việc theo đúng quy trình với thái độ luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng, làm việc với thái độ chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao.
Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng Tổng Đài Pháp Luật:
Các vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự đều là những vấn đề phức tạp, khó giải quyết, vì vậy khách hàng có thể đến gặp trực tiếp luật sư để giải quyết vụ án hình sự cho mình tại văn phòng Tổng Đài Pháp Luật. Các luật sư của chúng tôi sẽ cùng bạn trao đổi, phân tích, đánh về vấn đề từ đó đưa ra những định hướng, phương án giải quyết tối ưu nhất
Địa chỉ văn phòng:
Trụ sở chính tại Hà Nội:
Tầng 6 An Phát Building B14/D21 Khu Đô Thị Mới Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
SAV2–2.26, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Thủ Đức , Tp. Hồ Chí Minh
Luật sư hình sự tư vấn trực tuyến
Luật sư hình sự tư vấn qua số điện thoại 1900.6174
Nếu bạn không có thời gian, bạn không thể trực tiếp đến văn phòng luật sư hình sự của Tổng Đài Pháp Luật, bạn có thể sử dụng hình thức tư vấn luật hình sự trực tuyến. Chỉ với 3 bước đơn giản cùng một chiếc điện thoại, bạn đã có thể nhận được sự tư vấn từ luật sư qua tổng đài 1900.6174
Luật sư hình sự tư vấn qua email
Bên cạnh việc liên hệ trực tiếp với luật sư qua hotline 1900.6174, khách hàng có thể liên hệ thông qua hình thức gửi nội dung thắc mắc đến Email để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Bạn gửi nội dung câu hỏi, vấn đề của mình cùng các thông tin cá nhân đến hòm thư: lienhe.luatthienma@gmail.com
Nội dung cần chưa đầy đủ các thông tin như: Họ và tên người cần tư vấn; Số điện thoại người cần tư vấn; Trình bày cụ thể tình huống của mình và câu hỏi cần tư vấn
Mức phí tư vấn: 300.000 đồng/email tư vấn
Khách hàng sẽ nhận được kết quả tư vấn luật hình sự thông qua email và có thể sử dụng kết quả tư vấn đó làm ý kiến tư vấn cuối cùng của luật sư để giải quyết vướng mắc pháp lý thực tế của mình.
Trên đây là những quy định của pháp luật về tội không chấp hành án. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!