Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo quy định mới nhất năm 2024

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một trong những lợi tội phạm xảy ra phổ biến hiện nay. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu về những quy định của pháp luật hiện hành về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

>> Mức phạt đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

toi-lam-dung-chuc-vu-quyen-han

 

Thế nào là người có chức vụ quyền hạn?

 

Tại khoản 2 Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.”

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP thì người có chức vụ quy định tại khoản 2 Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015 như nói trên là người quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018.

Khoản 2 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định như sau:

“2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.

Vì vậy người được xem là có chức vụ, quyền hạn là người thuộc một trong các trường hợp được liệt kê ở điều luật trên.

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là gì?

 

Bạn Kim (Lào Cai) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, em năm nay 15 tuổi và mới thi xong kỳ thi tuyển chọn vào trường chuyên của tỉnh. Em và một bạn nữa học cùng lớp và cùng phòng thi. Hôm thi em thấy bạn cứ loay hoay hỏi bài nên em nghĩ chắc bạn làm bài không tốt. Tuy nhiên khi nhận được kết quả tuyển chọn em cực kỳ bất ngờ vì bạn đạt được điểm số cao nhất trong số các bạn thi chuyên Toán.

Qua một lần đi liên quan lớp, biết bạn này có tính hay khoe khoang, nên em đã cố gắng gặng hỏi bạn thì phát hiện cô Phương là cô của bạn trong tổ công tác chấm thi đã nâng điểm cho bạn, thậm chí cô không chỉ nâng điểm cho một mình bạn mà còn cho rất nhiều thí sinh khác trong kỳ thi.

Khi nghe xong em rất bất ngờ và tức giận vì không phải chỉ một mình em mà cả trăm bạn khác đều phải ngày đêm ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi trong khi các bạn lại gian lận và đạt được kết quả cao nhất. Việc làm này của cô Phương làm em phần nào mất niềm tin vào sự công bằng, minh bạch trong thi cử mà mọi người vẫn hay nói. Vậy Luật sư cho em hỏi, hành vi của cô Phương liệu có phải là tội lợi dụng chức vụ quyền hạn hay không?”

 

>> Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Qua quá trình xem xét và tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi cố ý trực tiếp lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, do người có chức vụ, quyền hạn và đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện vì vụ lợi hoặc có động cơ cá nhân khác.

Cô Phương trong trường hợp của bạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái công vụ bằng nhiều mánh khóe để nâng điểm cho một số thí sinh trong kỳ thi. Chính vì hành vi nâng điểm này đã tạo điều kiện cho các bạn này đỗ và đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nhưng cũng đã làm mất đi cơ hội của các bạn khác có thực lực thật sự. Thiệt hại này được xác định là thiệt hại phi vật chất, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác.

Cụ thể hậu quả của hành vi này tác động đến nhiều vấn đề của xã hội, làm mất uy tín ngành giáo dục, khiến các em học sinh cũng như gia đình các em mất đi niềm tin vào giáo dục.

Vì vậy hành vi này theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Người phạm tội tùy từng trường hợp cũng như các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ mà có thể bị phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù lên đến 5 năm tù giam.

Nếu bạn còn có bất cứ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự miễn phí.

toi-lam-dung-chuc-vu-quyen-han-la-gi

 

>>Xem thêm: Tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định 2022

Dấu hiệu pháp lý đặc trưng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

 

Anh Hải (Hà Nội) có câu hỏi:

“Chào Luật sư tôi có một thắc mắc cần giải đáp như sau: Tôi hiện đang làm điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa X là bệnh viện công. Anh Bảo là trưởng khoa xét nghiệm của bệnh viện tôi. Tháng trước tôi tình cờ phát hiện ra anh Bảo cùng với 2 nhân viên kỹ thuật của khoa xét nghiệm nữa đã làm xét nghiệm trên máy một mẫu bệnh phẩm (mẫu máu).

Sau đó anh in ra thành nhiều kết quả xét nghiệm huyết học rồi tự mình ký vào các phiếu xét nghiệm và gắn kết quả trả cho các bệnh nhân và người thân đến xin kết quả xét nghiệm để đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế nhằm tăng nguồn thu cho bệnh viện lên đến hàng chục triệu đồng.

Khi phát hiện ra hành vi này tôi đã rất sốc và sợ hãi, tuy nhiên khi bình tĩnh lại tôi nhận thấy hành vi này là hành vi trái với pháp luật. Làm tổn hại nghiêm trọng đến đạo đức của những người bác sĩ chân chính. Vì thế tôi đã quyết định sẽ tố cáo hành vi vi phạm của anh Bảo và 2 nhân viên kỹ thuật kia.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi anh Bảo và 2 nhân viên kỹ thuật liệu sẽ bị truy cứu về tội gì? Các dấu hiệu để nhận diện tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong trường hợp này là như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Dấu hiệu đặc trưng của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì các dấu hiệu để nhận diện một hành vi có phải là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ hay không bao gồm những yếu tố sau đây:

Khách thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

Khách thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, nhờ những hoạt động đúng đắn đó các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật được bảo đảm thực hiện.

Tội phạm làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Mặc dù hành vi phạm tội gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội này là những thiệt hại thực tế xảy ra của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những thiệt hại này chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.

Mặt khách quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện để thực hiện tội phạm.

Hành vi làm trái công vụ tức là không làm hoặc làm không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao. Người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra, nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi phạm tội.

Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của người có chức vụ đã gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những thiệt hại này có liên quan trực tiếp đến tới chức vụ, quyền hạn của người phạm tội.

Nếu người phạm tội không có chức vụ mà họ đang đảm nhiệm thì họ không thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại, chức vụ chính là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng. Nếu hành vi phạm tội không liên quan đến chức vụ thì cho dù được thực hiện bởi người có chức vụ thì cũng không cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hậu quả là yếu tố bắt buộc trong tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cụ thể hơn, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản dưới 10 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì mới được coi là phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vì vậy người người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ nhưng chưa gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại về tài sản dưới 10 triệu đồng, đồng thời chưa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì không phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Thiệt hại về phi vật chất có thể biểu hiện ở thiệt hại về an ninh chính trị, tư tưởng, làm mất lòng tin của nhân dân về chính quyền, đất nước…

Trường hợp này hậu quả của tội phạm được Luật hình sự quy định là dấu hiệu bắt buộc vì vậy mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm mặc dù nó không được phản ánh trực tiếp trong cấu thành tội phạm đó.

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ có mô tả hành vi khách quan và hậu quả trong cấu thành tội phạm cơ bản, nên người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này phải là người đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ dẫn đến thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt: Người có chức vụ quyền hạn. Nhưng không có nghĩa chỉ những người có chức vụ quyền hạn mới thực hiện được tội phạm này.

Bởi vì đối với những vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có đồng phạm thì có thể có những động phạm là người không có chức vụ quyền hạn, những đồng phạm này đóng vai trò là người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục… còn người thực hành thì bắt buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

Trong mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, sự cố ý này là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, tức là hành vi trái với công vụ, xâm hại lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó mà mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Động cơ phạm tội của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”. Vì mưu cầu lợi ích cá nhân, người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà pháp luật trao cho. Động cơ vụ lợi là động cơ vì mưu cầu lợi ích vật chất, kinh tế cho chính bản thân mình hoặc cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Động cơ cá nhân khác là những động cơ về lợi ích tinh thần, phi vật chất như vì củng cố địa vị, quyền lực, uy tín cá nhân…

Quay trở lại với câu hỏi của bạn, để nhận diện hành vi của anh Bảo và 2 vị kỹ thuật viên kia có phải là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ hay không chúng ta cần xem xét qua các dấu hiệu sau:

Khách thể của hành vi:

Hành vi làm xét nghiệm huyết học một mẫu bệnh phẩm sau đó in thành nhiều kết quả xét nghiệm rồi tự ký vào các phiếu xét nghiệm để trả kết quả cho bệnh nhân và đưa hồ sơ vào thanh toán bảo hiểm y tế của những người này đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín, đạo đức nghề nghiệp.

Đáng ra bác sĩ và kỹ thuật viên phải tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy định kỹ thuật, đảm bảo tính chính xác trung thực… Vì vậy hành vi này đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với bệnh viện X nói riêng và đối với ngành y tế nói chung

Mặt khách quan của hành vi:

Anh Bảo và 2 kỹ thuật viên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao (là trưởng khoa xét nghiệm và các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm) để làm không đúng và làm các việc không được phép làm trong khi xét nghiệm.

Hậu quả của hành vi vi phạm này đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của ngành y tế, ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, gây thất thoát cho tài sản của Nhà nước hàng chục triệu đồng.

Chủ thể của hành vi:

Anh Bảo là trưởng khoa xét nghiệm có chức vụ là trưởng khoa, được hưởng lương và một trong các nhiệm vụ là phải tiến hành xét nghiệm theo đúng quy định và phải kiểm tra xét nghiệm trước khi trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân. Về 2 nhân viên kỹ thuật cũng đều được hưởng lương và phải tiến hành các xét nghiệm trên theo đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện kỹ thuật phải chính xác, trung thực…

Các chủ thể này đều là người có chức vụ, quyền hạn, đều là những người có đầy đủ năng lực pháp luật. Họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mình được giao để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật.

Mặt chủ quan của hành vi:

Trong tình huống này cả anh Bảo và 2 nhân viên kỹ thuật đều có lỗi cố ý trực tiếp, họ đều nhận thức được hành vi của mình là sai trái là trái với quy định của ngành y tế và thấy trước được hậu quả, nhưng họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội này trong một thời gian dài. Với động cơ là vụ lợi, tăng nguồn thu cho bệnh viện.

Từ những phân tích trên đây có thể thấy anh Bảo cùng 2 nhân viên kỹ thuật đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình được giao để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của ngành y tế nói chung cũng như gây thất ngoát cho Ngân sách Nhà nước đến hàng chục triệu đồng.

Hành vi này căn cứ vào Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ vì vậy các chủ thể phạm tội tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của từng chủ thể mà có thể họ sẽ phải gánh chịu những khung hình phạt nghiêm khắc của pháp luật lên đến 10 năm tù giam.

Các trường hợp phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn cụ thể

 

Anh Lộc (Hà Tĩnh) có câu hỏi như sau:

“Anh trai tôi hiện đang làm cán bộ thuế. Gần đây tôi thường xuyên thấy anh mua sắm hàng hiệu cũng như mang rất nhiều tiền về nhà, tôi tò mò có hỏi thì anh chỉ bảo là anh có nhiều mối làm ăn. Tuy nhiên vừa qua anh tôi đã bị cơ quan công an bắt tạm giam vì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo tôi được biết thì anh tôi đã câu kết với 2 ông cán bộ thuế khác đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để bỏ qua không thu thuế của một số cơ sở kinh doanh mà theo quy định của pháp luật là phải thu gây thất thoát 150 triệu đồng, trong đó anh tôi là người thực hiện hành vi còn hai người còn lại là người giúp anh tôi thực hiện được hành vi đó.

Trong quá trình điều tra cơ quan công an đã phát hiện rất nhiều tin nhắn, cũng như đoạn ghi âm về quá trình bàn bạc, lên kế hoạch thực hiện hành vi của anh tôi và 2 đồng phạm khác. Hiện gia đình tôi rất lo sợ anh phải ngồi tù vì ở nhà anh vẫn còn vợ và con nhỏ.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của anh trai tôi theo pháp luật hình sự có thể sẽ phải đi tù bao nhiêu năm? Liệu việc anh trai tôi câu kết với hai người còn lại có được coi là tình tiết làm tăng nặng tội của anh hay không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Các trường hợp phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn cụ thể, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, qua quá trình xem xét tìm hiểu chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định các trường hợp phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cụ thể như sau:

Phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015:

Khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 là cấu thành cơ bản của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Người phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù, là tội phạm nghiêm trọng.

Phạm tội quy định tại khoản 2 ĐIều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015:

Phạm tội có tổ chức

Tại khoản 2 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Vì vậy phạm tội có tổ chức phải là trường hợp có từ 2 người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm, có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm, có sự câu kết chặt chẽ và sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa những người cùng thực hiện tội phạm dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

Phạm tội hai lần trở lên

Phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ thuộc trường hợp phạm tội hai lần trở lên, mỗi lần đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạm tội hai lần trở lên được coi là tình tiết định khung của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ nếu trong các lần phạm tội chỉ có 1 lần phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, còn các lần khác là vì vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không thuộc trường hợp phạm tội 2 lần trở lên.

Phạm tội mà gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

Đây là trường hợp ngoài hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì người phạm tội đã gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

Phạm tội quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015

Đây là trường hợp ngoài hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ thì người phạm tội đã gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân từ 1 tỷ đồng trở lên.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, anh trai bạn và 2 người khác là những người được giao chức vụ quyền hạn (cán bộ thuế) đã lợi dụng chức vụ quyền hạn này của mình thực hiện hành vi vi phạm bằng việc bỏ qua không thu thuế của một số cơ sở kinh doanh mà đáng ra phải thu.

Những người này đều nhận thức được hành vi của mình là đi ngược lại với những quy định của pháp luật, có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm xảy ra nhưng vẫn cố tình làm. Hơn nữa an trai bạn cùng hai đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ, gắn bó với nhau.

Trong trường hợp này anh trai bạn đóng vai trò là người thực hành còn hai người con lại là người giúp sức. Vì vậy trường hợp này có dấu hiệu của việc phạm tội có tổ chức đây là một trong những dấu hiệu định khung tăng nặng đối với hành vi phạm tội của anh trai bạn.

Từ những phân tích trên đây có thể thấy hành vi của anh trai bạn cùng 2 đồng phạm đã cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Và theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 thì anh bạn cùng 2 người còn lại có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và phải chịu thêm hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng.

Hình phạt đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

 

Bạn Ý (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, hiện tôi cùng chồng đang công tác tạm bệnh viện công A. Cả tôi và chồng đều là bác sĩ khoa tâm thần của bệnh viện. Từ năm ngoái đến nay, trong quá trình khám chữa bệnh chồng tôi đã cố tình kê sai số lượng để cắt xén bớt đơn thuộc và vật tư của các bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện.

Sau đó chồng tôi đưa cho tôi mang thuốc ra ngoài bán để lấy tiền đấy dành của riêng cho mình. Từ lúc thực hiện hành vi đó đến nay chúng tôi đã kiếm được gần 500 triệu đồng. Lúc đầu tôi chỉ muốn kiếm một ít tiền riêng vì lương bác sĩ rất thấp, tuy nhiên càng làm tôi càng bị đồng tiền làm cho mờ mắt. Hiện tại tôi rất sợ hãi không biết giải quyết thế nào.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của vợ chồng tôi liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu bị truy cứu tôi và chống sẽ phải đối mặt với hình phạt nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Hình phạt đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Nhìn chung Bộ luật Hình sự 2015 so với Bộ luật Hình sự năm 2019 thì vẫn cơ bản giữ nguyên khung hình phạt. Trong đó khung hình phạt cơ bản là từ 1 đến 5 năm tù, khung hình phạt thứ hai từ 5 năm đến 10 năm tù và khung hình phạt thứ ba là từ 10 đến 15 năm tù giam, cụ thể các hình phạt mà người phạm tội phải gánh chịu bao gồm:

Hình phạt chính

Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hình phạt chính được Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Khung cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đếm 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm; khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm; khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm tù. Cụ thể như sau:

+ Người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù giam trong trường hợp người này lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm tù giam nếu người này thuộc các trường hợp: phạm tội có tổ chức; phạm tội từ 2 lần trở lên; phạm tội mà gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

+ Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu người này lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính như đã trình bày ở trên thì người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm” hoặc “có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng” được quy định tại Khoản 4 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ củng cố và tăng cường cho kết quả đạt được do việc áp dụng hình phạt chính. Hình phạt bổ sung giúp cho việc xử lý tội phạm được toàn diện, hỗ trợ cho hình phạt chính đảm bảo việc thực hiện được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, củng cố thêm kết quả cho hình phạt chính.

Trong trường hợp của bạn, bạn và chống bạn đều là bác sĩ, người được giao nhiệm vụ quyền hạn khám chữa bệnh cho những bệnh nhân. Với cương vị là một bác sĩ đáng ra hai vợ chồng bạn phải nghiêm chỉnh thực hiện các nhiệm vụ mà mình được giao, tuy nhiên do bị lu mờ bởi đồng tiền nên 2 bạn đã thực hiện những hành vi không những vi phạm đạo đức, trái với lương tâm của một người bác sĩ, mà hai bạn còn vi phạm những quy định của pháp luật.

Hành vi này gây thất thoát gần 500 trăm triệu đồng đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành y. Do đó căn cứ vào những phân tích trên đây, tùy vào những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ cũng như những tình tiết khác của hành vi vi phạm mà hai bạn có thể gánh chịu khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 từ 5 năm đến 10 năm tù giam. Hơn nữa 2 bạn sẽ phải chịu thêm hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều này

Nếu bạn còn có những thắc mắc về mức hình phạt khi bị khởi tố, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn miễn phí.

Cách phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và tội lạm quyền trong thi hành công vụ

 

Chị Hoài (Thái Bình) có câu hỏi như sau:

“Tôi hiện đang sinh sống tại thôn B. Ông An là cán bộ của thôn tôi. Năm ngoái ông An cùng với ông Hà và bà Yến đã ban hành quyết định bán đất của xã cho 10 hộ dân tổng diện tích là trên 6000m2 trị giá gần 6 tỷ đồng với lý do là để xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin gì về việc xây dựng nông thôn mới, số tiền bán đất của thôn kia chúng tôi cũng không được thông báo là đã dùng vào công việc gì.

Người dân chúng tôi hết sức bức xúc về việc này, nhưng mỗi lần hỏi đều nhận được sự phớt lờ của ông An hoặc nếu có trả lời cũng chỉ đưa ra câu trả lời vòng vo không thỏa đáng. Chúng tôi nghi ngờ ông An cùng với ông Hải và bà Yến đã chiếm đoạt số tiền bán đất của thôn để vụ lợi cho bản thân mình bởi lẽ từ lúc có quyết định bán đất thì cả 3 người này đều giàu lên trông thấy, ông An còn xây nhà mới và mua một chiếc xe hơi hạng sang.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, hành vi của ông An cùng ông Hải và bà Yến có phải là hành vi vi phạm không? Nếu đúng thì 3 người này đã phạm tội gì và liệu có bị đi tù hay không?”

 

>>Phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và tội lạm dụng quyền hạn trong thi hành công vụ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng đài pháp luật. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Tội lạm quyền trong thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc có động cơ cá nhân nào khác mà vượt quá quyền hạn của mình, làm trái công vụ, gây thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân khác. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định cụ thể tại Điều 357 Bộ Luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Có thể thấy giữa hai loại tội phạm là tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lạm quyền trong thi thi hành công vụ sẽ có các dấu hiệu pháp lý tương đồng tuy nhiên cũng có những đặc trưng riêng cụ thể như sau:

Về điểm giống nhau:

Khách thể của hai loại tội phạm này đều là quan hệ sẽ hội bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức… Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì hai loại tội phạm này đều được thực hiện trong khi thi hành công vụ vì vậy có thể thấy cả hai tội phạm này đều không thể xảy ra trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức ngoài nhà nước được.

Về mặt khác quan thì cả hai tội phạm này đều có dấu hiệu bắt buộc là làm trái công vụ

Về mặt chủ thể thì chủ thể của cả hai tội phạm này đều là người có chức vụ, quyền hạn tức là những người được cơ quan, tổ chức, Nhà nước giao cho thực hiện những công vụ nhất định và sẽ có những quyền hạn nhất định trong quá trình thực hiện công vụ được giao đó.

Về mặt chủ quan thì cả hai hành vi phạm tội này đều cố ý thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, động cơ của cả hai tội đều là dấu hiệu bắt buộc, đó là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Trong đó, động cơ vụ lợi là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Động cơ cá nhân khác có thể là củng cố địa vị, uy tín hoặc quyền lực cá nhân của người phạm tội.

Về điểm khác nhau

Về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm:

Tội lạm quyền trong thi hành công vụ có chủ thể đã vượt qua quyền hạn của mình hay nói cách khác chủ thể trong trường hợp này đã thực hiện việc làm không đúng với thẩm quyền của mình và việc làm đó là trái với quy định của pháp luật, vượt quá quyền hạn tức là một người thực hiện hành vi thuộc thẩm quyền của cấp trên họ hoặc thực hiện hành vi thuộc thẩm quyền của người khác.

Còn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có hành vi khách quan là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái công vụ. Nghĩa là người này đã sử dụng chức vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của minh nhưng việc làm của người này không đúng với những quy định của pháp luật và gây ra những thiệt hại nhất định.

Cả hai tội đều có cấu thành tội phạm vật chất, nghĩa là dấu hiệu về hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên hai loại tội phạm này có sự khác nhau cơ bản chẳng hạn tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thì quy định gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Còn đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì dấu hiệu định lượng về tài sản là gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, cán bộ thôn là ông An cùng hai người khác là ông Hải và bà Yến theo quy định của pháp luật không có thẩm quyền bán đất của thôn. Tuy nhiên 3 đối tượng này đã lạm quyền, cố ý làm trái quy định của pháp luật bán đất cho 10 hộ dân.

Số tiền này thu được theo như thông tin bạn cung cấp có thể các đối tượng này đã chiếm đoạt nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân. Có thể thấy hành vi này là hành vi trái pháp Luật về thẩm quyền thực hiện công vụ, 3 đối tượng trên đã phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định cụ thể tại Điều 357 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Cũng theo thông tin bạn cung cấp, số tiền 3 đối tượng này chiếm đoạt lên đến gần 6 tỷ đồng vì vậy theo quy định tại Khoản 4 Điều 357 Bộ Luật Hình sự 2015 các đối tượng này có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng đối tượng. Bên cạnh đó 3 người này còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm và có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng.

 

phan-biet-toi-lam-dung-chuc-vu-quyen-han-voi-lam-quyen

Bài viết trên đây của Tổng đài pháp luật đã cung cấp cho bạn những vấn đề liên quan đến tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ trong những trường hợp cụ thể. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc cần được tư vấn.