Tội mua bán trái phép hóa đơn có bị đi tù không? [cập nhật 2024]

Tội mua bán trái phép hóa đơn hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn là gì? Mức xử phạt đối với tội mua bán trái phép hóa đơn là bao nhiêu? Tổng đài Pháp luật sẽ hỗ trợ giải đáp tất cả các vấn đề pháp lý liên quan trong bài viết dưới đây. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí và nhiệt tình nhất.

toi-mua-ban-trai-phep-hoa-don

 

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì?

 

>> Luật sư giải đáp vấn đề sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau:

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp được hiểu là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc là bán hóa đơn chưa lập để các tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (ngoại trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do chính cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc là bán hóa đơn đã lập để các tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; hay lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa hay dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa hay dịch vụ khác.

Một số trường hợp cụ thể được xác định là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn như sau:

– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc là không có thực toàn bộ.

– Sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa hay dịch vụ nhưng lại không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị của hàng hóa hay dịch vụ hoặc là sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã được kết luận là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài Pháp luật liên quan đến tội mua bán trái phép hóa đơn. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Tội buôn bán hàng cấm là gì? Quy định về khung hình phạt 2022

Các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn

 

Chị Minh Ngọc (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi là Minh Ngọc, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Nghệ An. Tôi có một số thắc mắc mong được luật sư giải đáp.

Tôi có cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe. Ngày 11/10/2022 có một khách hàng liên hệ với tôi và bày tỏ ý định mua một số lượng phụ tùng xe lớn để xuất khẩu ra nước ngoài. Người đấy có thỏa thuận với tôi là nếu tôi xuất hóa đơn ghi nội dung ít hơn so với số hàng hóa mà họ mua thì họ sẽ chiết khấu cho tôi 35 triệu đồng. Lúc đó tôi đã đồng ý và xuất cho họ hóa đơn như đã cam kết.

Khi đi qua cửa khẩu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã phát hiện ra hóa đơn này không đúng quy định mà pháp luật ban hành. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì tôi có được xem là phạm tội không? Và nếu có thì tôi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm dân sự? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Trả lời:

Xin chào Minh Ngọc, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về trường hợp mình gặp phải, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tội mua bán trái phép hóa đơn” là gì?

Mua bán trái phép hóa đơn được hiểu là hành vi mua bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc là nội dung ghi chưa đầy đủ; đã ghi nội dung nhưng lại không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo; hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết hạn sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh hay dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc là cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ; mua, bán sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa hay giá trị dịch vụ giữa các bên liên quan đến hóa đơn.

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tội mua bán trái phép hóa đơn được xem là tội phạm nguy hiểm được quy định cụ thể tại Điều 203 của Bộ luật này.

Khách thể

 

Về mặt khách thể của tội mua bán trái phép hóa đơn:

– Tội mua bán trái phép hóa đơn xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với các loại hóa đơn hay chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.

– Đối tượng tác động của tội này bao gồm các loại hóa đơn hay chứng từ thu nộp ngân sách do Nhà nước thống nhất ban hành.

 

Chủ thể

 

Chủ thể của tội mua bán trái phép hóa đơn bao gồm:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ

– Pháp nhân thương mại có đủ các điều kiện để chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

 

Mặt khách quan

 

Hành vi mua bán trái phép hóa đơn hay chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước được xem là hành vi mua đi bán lại để kiếm lời từ các loại hóa đơn, chứng từ này mà thực tế đã biết rõ các hóa đơn, chứng từ này không được phép mua bán.

Căn cứ theo quy định của Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán, hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm:

– Hóa đơn xuất khẩu dùng trong các hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, hay xuất khẩu vào khu phi thuế quan

– Hóa đơn giá trị gia tăng

– Hóa đơn bán hàng hóa hay dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng

– Các hoá đơn khác bao gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không

– Chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng;

Lệnh thu nộp ngân sách Nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, bảng kê nộp thuế, biên lai thu ngân sách Nhà nước và chứng từ phục hồi trong quản lý thu ngân sách Nhà nước.

Hành vi mua bán trái phép hóa đơn chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

– Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số

– Hóa đơn hay chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số

– Có hành vi thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

 

Mặt chủ quan

 

Về mặt chủ quan của tội mua bán trái trái phép hóa đơn là chủ thể thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Quay trở lại với câu hỏi của bạn Ngọc:

Trong trường hợp của bạn, theo như đã phân tích ở trên thì nếu hiện tại bạn đã từ đủ 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và bạn đã có hành vi mua bán trái phép hóa đơn, mà hóa đơn ở đây là hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và bạn đã biết đây là hành vi phạm pháp nhưng bạn vẫn thực hiện hành vi này; không những thế bạn còn thu lợi từ việc xuất hóa đơn này là 35 triệu đồng thì bạn đã có đầy đủ các căn cứ để cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn.

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, bạn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 200 triệu đồng hoặc là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các yếu tố này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết và kỹ càng hơn.

cac-yeu-to-cau-thanh-toi-mua-ban-trai-phep-hoa-don

 

>> Xem thêm: Tội buôn lậu có khung hình phạt như thế nào? [Mới nhất 2022]

Mức xử phạt đối với tội mua bán trái phép hóa đơn

 

> Luật sư giải đáp chi tiết về mức xử phạt với tội mua bán trái phép hóa đơn. Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì phạm tội mua bán hóa đơn trái phép có thể sẽ phải chịu các hình phạt sau đây:

– Hình thức phạt tiền

– Hình thức phạt cải tạo không giam giữ

– Hình thức phạt tù có thời hạn

Khung hình phạt đối với tội mua bán trái phép hóa đơn theo Bộ luật Hình sự

 

Đối với cá nhân phạm tội

 

>> Khung hình phạt tội mua bán trái phép hóa đơn đối với cá nhân phạm tội là gì? Gọi ngay 1900.6174

Người phạm tội là cá nhân sẽ bị phạt theo một trong các mức phạt dưới đây:

– Khung hình phạt cơ bản:

Căn cứ khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về xử phạt hành chính thì tổ chức, cá nhân nào có hành vi mua bán trái phép hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu họ vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

+ Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp cho ngân sách Nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số

+ Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số

+ Có hành vi thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

– Khung hình phạt tăng nặng:

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm – 05 năm nếu người đó phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

+ Hành vi phạm tội mà có tổ chức;

+ Hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

+ Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Hóa đơn hay chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc là hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

+ Có hành vi thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên;

+ Hành vi tái phạm nguy hiểm

– Hình phạt bổ sung:

Căn cứ khoản 3 Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>> Xem thêm: Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình thức xử phạt khi tái phạm?

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

 

>> Khung hình phạt tội mua bán trái phép hóa đơn đối với pháp nhân thương mại phạm tội là gì? Gọi ngay 1900.6174

Phạm tội là pháp nhân thương mại thì sẽ bị phạt theo một trong các mức phạt dưới đây:

– Khung hình phạt cơ bản:

Căn cứ điểm a khoản 4 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp sau:

+ Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp cho ngân sách Nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số

+ Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số

+ Có hành vi thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

– Khung hình phạt tăng nặng:

Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng – 01 tỷ đồng nếu có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

+ Hành vi phạm tội mà có tổ chức;

+ Hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

+ Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Hóa đơn hay chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc là hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

+ Có hành vi thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên;

+ Hành vi tái phạm nguy hiểm

– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:

Căn cứ tại điểm b Khoản 4 Điều 203 và Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì nếu pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

– Về hình phạt bổ sung:

Ngoài ra thì pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh hay cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc là cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy thì hành vi mua bán trái phép hóa đơn thì sẽ bị xử lý hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các mức xử phạt trên, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp chi tiết từ luật sư.

muc-xu-phat-toi-mua-ban-trai-phep-hoa-don

 

>> Xem thêm: Phạm tội nhiều lần là gì? Phân biệt với các tình tiết khác

Một số câu hỏi liên quan đến tội mua bán trái phép hóa đơn

 

Mua bán hóa đơn đỏ phạm tội gì?

 

> Luật sư giải đáp khung hình phạt đối với hành vi mua bán hóa đơn đỏ. Gọi ngay 1900.6174

Hóa đơn đỏ chính là chính là một tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng (gọi tắt là VAT). Đây chính là một loại chứng từ do Bộ tài chính phát hành hoặc là doanh nghiệp tự in nếu trong trường hợp đã đăng ký mẫu với cơ quan Thuế. Mặc dù hành vi mua bán hóa đơn đỏ là hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm nhưng hiện nay thì tình trạng mua bán hóa đơn đỏ vẫn ngày càng phổ biến và thực hiện công khai.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mua bán hóa đơn đỏ được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.

Mua bán hóa đơn đỏ bao gồm những hành vi nào?

 

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước sẽ gồm các hành vi dưới đây:

– Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc là ghi nội dung không đầy đủ hay không chính xác theo quy định;

– Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng lại không có hàng hóa hay dịch vụ kèm theo;

– Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

– Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.

Mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý như thế nào?

 

Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng như đã phân tích ở trên thì hành vi mua bán hóa đơn đỏ có thể bị xử phạt hành chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép hóa đơn.

Nội dung trên là giải đáp của Tổng đài Pháp luật về một số câu hỏi liên quan đến tội mua bán trái phép hóa đơn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết từ luật sư.

muc-xu-phat-toi-mua-ban-trai-phep-hoa-don (1)

 

>> Xem thêm: Tội trốn thuế đi tù bao nhiêu năm? – Quy định mới nhất

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mua bán hóa đơn khống

 

>> Luật sư giải đáp vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mua bán hóa đơn khống. Gọi ngay 1900.6174

Hóa đơn khống được hiểu là hóa đơn được lập nhưng mà nội dung của một phần hoặc là nội dung của toàn bộ hóa đơn không đúng với sự thật.

Mua bán hóa đơn khống là một hành vi bất hợp pháp. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mua bán hóa đơn khống như sau:

Căn cứ theo mục 1 phần III Công văn 4215/TCT-PCCS về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp quy định như sau:

Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp với mục đích nhằm để chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, trốn thu thu nhập doanh nghiệp thì sẽ bị xử lý như sau:

– Hóa đơn mua, sử dụng bất hợp pháp không được sử dụng để kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ quan thuế khi phát hiện cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm nêu trên thì phải lập biên bản vi phạm và tuỳ vào từng hành vi vi phạm cũng như mức độ vi phạm để áp dụng ngay các biện pháp xử lý dưới đây:

+ Có biện pháp truy thu ngay số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ hoặc được hoàn; truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Phạt tiền đối với hành vi mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP nêu trên.

+ Phạt từ 1 lần đến 3 lần số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã chiếm đoạt theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

+ Có văn bản gửi cơ quan công an, Viện kiểm sát cùng cấp kiến nghị điều tra, khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm 1 Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23/11/2004 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp

Ngoài ra căn cứ tại Điều 203 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội mua bán trái phép hóa đơn, người nào mà có hành vi in, phát hành hay mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp cho ngân sách Nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc là hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc là có hành vi thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

>> Xem thêm: Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo quy định MỚI NHẤT 2022

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về tội mua bán trái phép hóa đơn. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố cấu thành cũng như mức xử phạt đối với tội này. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.