Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo quy định MỚI NHẤT 2022

Tội sản xuất buôn bán hàng giả là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra nhiều quy định rất nghiêm ngặt đối với tội phạm này. Vậy, các yếu tố cấu thành tội này như thế nào? Khung hình phạt đối với tội này được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về tội sản xuất buôn bán hàng giả, gọi ngay 1900.6174 

tu-van-quy-dinh-ve-toi-san-xuat-buon-ban-hang-gia
Tư vấn quy định về tội sản xuất buôn bán hàng giả, Gọi ngay 1900.6174

 

Tội sản xuất buôn bán hàng giả là gì?

Tội sản xuất buôn bán hàng giả là loại tội phạm kép bao gồm 2 tội hoàn toàn khác biệt nhau nhưng được quy định trong 1 tội phạm, cũng hình phạt và được xác định có tính chất, mức độ nguy hiểm ngang nhau. Cả 2 tội phạm này hoàn toàn độc lập với nhau, người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất thì sẽ phạm tội sản xuất, người thực hiện hành vi trao đổi, mua bán thì là tội mua bán. Khi người phạm tội chỉ cần thực hiện 1 trong 2 hành vi là sản xuất hàng giả hay buôn bán hàng giả và có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội sản xuất buôn bán hàng giả thì đều phải chịu mức phạt như nhau được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Hàng giả có thể được hiểu là: Hàng giả gồm:

Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc công dụng; trường hợp có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc và bản chất tự nhiên, hay tên gọi của hàng hóa; Hàng hóa có giá trị sử dụng, hay công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa đã công bố hoặc đăng ký;

Hàng hóa có ít nhất một trong những chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có chứa các dược chất cần thiết; những loại thuốc đó mặc dù có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng các chất đã đăng ký; hay không đủ loại dược chất đã đăng ký; nếu có dược chất nhưng có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Thuốc bảo vệ thực vật không có chứa hoạt chất; chứa hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã được đăng ký, công bố áp dụng; không có đầy đủ các loại hoạt chất đã đăng ký; Có chứa các hoạt chất nhưng hoạt chất lại khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, hay có bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, hay địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm của hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành kinh doanh, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của những thương nhân khác;

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, có bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói hoặc lắp ráp hàng hóa;

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

Hàng hóa có tem, nhãn hàng hóa, hay bao bì giả”.

Hành vi sản xuất hàng giả là việc mà người phạm tội có thực hiện các công đoạn, các quy trình nhằm tạo ra số lượng hàng hóa không đúng với hàng thật hay dùng những biện pháp nhằm tăng lên hay giảm xuống chất lượng của hàng hóa, công dụng của hàng hóa, sản phẩm. Người phạm tội có thể là người trực tiếp thực hiện, người điều khiển tổ chức sản xuất hay đồng phạm trong vấn đề sản xuất hàng giả. Người thực hiện hành vi có thể bằng hình thức gián tiếp hay trực tiếp thì vẫn phạm tội này. Người chỉ thực hiện hành vi buôn bán hàng giả mà không có hành vi mua bán thì không phạm tội buôn bán hàng giả.

Hành vi Buôn bán hàng giả là hành vi người phạm tội thực hiện việc mua hay bán hàng hóa nhằm mục đích lợi nhuận. Việc mua hay bán này sẽ là do các bên thỏa thuận với nhau và không được cơ quan nhà nước thông qua. Với vấn đề mua hàng giả, người mua phải biết rõ hàng mà mình mua là hàng giả nhưng vẫn mua mới cấu thành tội phạm. Nếu trường hợp người mua mà không biết hàng mình mua là hàng giả thì không phạm tội buôn bán hàng giả. Người bán hàng giả phải biết hàng đó là hàng giả thì mới phạm tội buôn bán hàng giả. Nếu như người thực hiện hành vi mà không biết hàng mà mình bán là hàng giả vì không hiểu rõ đặc tính công dụng hay những nguyên nhân khách quan là cho người bán không biết hàng mình đang bán là hàng giả thì không cấu thành tội phạm buôn bán hàng giả.

Như vậy, khi nói đến tội sản xuất buôn bán hàng giả là nói đến hành vi kép, hai hành vi này hoàn toàn độc lập với nhau. Người phạm tội có thể thực hiện tội phạm đồng thời cùng một lúc hay người phạm tội có thể thực hiện 1 trong 2 hành vi này. Khi người phạm tội thực hiện 1 trong 2 hành vi nêu trên nhưng ngoài ra phải có các yếu tố khác của cấu thành tội phạm này thì mới có thể được xem là tội phạm.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn bảo hiểm,… Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý hãy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Các yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả

 

Chị Thương (Bắc Giang) có câu hỏi:

“Thưa luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:

Tôi là Thương, năm nay 30 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Hiện tạ, tôi đang kinh doanh mặt hàng thuốc lá và tôi đã được cấp phép và hoạt động. Gần nhà tôi có ông Kiên cũng kinh doanh mặt hàng buôn bán thuốc lá. Nhưng qua thông tin tôi được biết, ông Kiên bán thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không chỉ thế, toàn bộ thuốc lá của ông Kiên bán đều hàng giả, hàng kém chất lượng, có quá nhiều thành phần gây ung thư. Hiện tại ông Kiên đang bị bắt để truy tố về tội buôn bán hàng giả và đang bị tạm giữ để điều tra.

Vì vậy, tôi muốn hỏi tội sản xuất buôn bán hàng giả là gì? Hành vi buôn bán của ông Kiên có được coi là hành vi buôn bán hàng giả không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng giả như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa chị Thương! Cảm ơn chị Thương đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi.

Bằng những vấn đề mà chị đưa ra cùng những quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải quyết vấn đề của chị Thương như sau:

Thứ nhất, phân tích tội sản xuất buôn bán hàng giả.

Một hành vi được coi là tội phạm khi đáp ứng đủ các điều kiện cấu thành tội phạm của tội đó. Tuy nhiên tùy thuộc vào loại tội phạm mà các điều kiện cấu thành nó có các vấn đề khác nhau. Mặt hành vi hay còn gọi là mặt khách quan là một trong những mặt có sự khác biệt lớn nhất để phân biệt hay để xác định tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài mặt khách quan thì tùy vào tội phạm sẽ có các điều kiện về chủ thể, khách thể và khách quan của tội phạm. Để 1 hành vi, 1 vấn đề có thể xác định là vi phạm pháp luật hình sự thì phải thỏa mãn đồng thời cả 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội phạm. Tội sản xuất buôn bán hàng giả là một tội phạm thuộc điều chỉnh của Bộ luật Hình sự nên cũng cần thỏa mãn 4 yếu tố trên.

Những yếu tố cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng giả cụ thể như sau:

* Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội sản xuất buôn bán hàng giả sẽ có những dấu hiệu sau:

+ Về hành vi:

Đối với các tội sản xuất hàng giả hành vi được quy định như sau:

Người phạm tội có thực hiện hành vi sản xuất ra các loại hàng giả do đó làm cho người mua dễ bị nhầm lẫn hoặc để lừa dối người mua nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Chúng tôi cho rằng đặc trưng của cấu thành tội này cần phải chú ý những điểm sau đây:

– Hàng giả phải là loại hàng nhằm làm cho người bị nhầm lẫn (việc mà người mua biết được hàng mua là hàng giả ngoài ý muốn của người phạm tội). Điểm này dùng để phân biệt với việc làm hàng giả có tính chất bắt chước hàng thật nhằm phục vụ nhu cầu của người mua như làm răng giả (dùng trong nha khoa), hoa giả…

– Để thu lợi bất chính. Đây là đặc điểm cơ bản và không thể thiếu vì sản xuất hàng giả chỉ phải bỏ ra khoản chi phí thấp nhưng tiêu thụ dễ và thu lợi nhuận cao (do hàng thật bị làm giả thường là các loại hàng hoá có uy tín, thường hàng thật sẽ có giá trị và mãi lực cao trên thị trường).

– Việc sản xuất hàng giả phải được thực hiện trái phép. Tức là đối với việc sản xuất đó không có giấy phép sản xuất hoặc trái với nội dung giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được đăng ký.

Đối với tội buôn bán hàng giả:

Có hành vi buôn bán hàng giả, được thể hiện qua một số hành vi cụ thể sau:

– Hành vi mua hàng giả: là hành vi người phạm tội dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy sản phẩm, hàng hoá mà người mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm mục đích để thu lợi bất chính.

– Hành vi bán hàng giả: là hành vi mà người phạm tội dùng sản phẩm, hàng hoá mà người bán biết rõ ràng hàng hóa đó là hàng giả nhưng vẫn cố tình để đưa ra thị trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền (tức là dưới hình thức mua bán) để thu lợi bất chính.

Về đối tượng hàng giả: Những sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:

– Hàng giả về chất lượng hoặc hàng giả về công dụng:

+ Hàng hoá mà không có giá trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi, công dụng của các loại hàng hóa đó.

+ Hàng hóa bị đưa thêm tạp chất, phụ gia và các loại tạp chất hay phụ gia đó không được phép sử dụng hoặc sử dụng sẽ làm thay đổi chất lượng của hàng hóa, sản phẩm; sử dụng hàng hóa hoặc thêm tạp chất làm có hàng hóa không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất được ghi trên nhãn hoặc bao bì, không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.

+ Hàng hóa không đầy đủ thành phần nguyên liệu hoặc hàng hóa bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác gây ra không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã được công bố, qua đó gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người tiêu dùng, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

+ Hàng hóa thuộc các danh mục tiêu chuẩn bắt buộc phải áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

+ Hàng hoá mà chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà đã sử dụng giấy phép chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục các loại hàng hóa bắt buộc).

– Hàng hóa bị giả về nhãn hiệu của hàng hoá, kiểu dáng, kích thước công nghiệp, nguồn gốc hay xuất xứ của hàng hoá

+ Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hoá bị trùng hoặc tương tự gây ra sự nhầm lẫn đối với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia mà không được phép của chủ nhãn hiệu.

+ Hàng hoá có nhãn hiệu hoặc có bao bì mang nhãn hiệu bị trùng hoặc các loại hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.

+ Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp của loại hàng hóa khác đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa đó.

+ Hàng hóa có dấu hiệu về giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ hàng hoá gây ra sự hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp của hàng hoá.

– Giả về nhãn hàng hoá

+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.

+ Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dùng.

+ Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.

* Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà Nước, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất (hàng thật) và của người tiêu dùng.

* Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (mục đích vụ lợi). Người phạm tội biết rằng hành vi của mình là không đúng, là sai theo quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi của mình đến cùng. Mục đích chính và mục đích cuối cùng của người phạm tội là thu về các khoản lợi nhuận bất hợp pháp trên các loại hàng hóa giả mạo đó.

* Chủ thể

Chủ thể của tội sản xuất buôn bán hàng giả là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Về độ tuổi, người phạm tội phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người phạm tội phải nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình là trái với quy định của pháp luật. Khi thực hiện hành vi hoàn toàn không bị cưỡng ép, không bị lừa hay không bị dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực.

Trên đây là phân tích về cấu thành tội phạm của tội sản xuất buôn bán hàng giả mà chúng tôi đưa ra. Một hành vi gây ra phải thỏa mãn đầy đủ cá 4 yếu tố như trên mới cấu thành tội phạm này. Nếu như thiếu 1 hay không đủ 4 yếu tố trên thì không thể cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng giả.

Thứ hai về hành vi của ông Kiên

Mặt khách quan:

Ông Kiên đã có hành vi bán hàng thuốc lá không rõ nguồn gốc và không đúng công dụng của loại thuốc lá đó. Không biết là ông K lấy nguồn hàng ở đâu ra, có thể là ông K sản xuất ra hay nhập khẩu của 1 công ty nào về để thực hiện hành vi buôn bán.

Ông Kiên biết rõ loại thuốc lá đó là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc và hàng chất lượng kém về các chất phụ gia khác gây ung thư cao thì không đúng với công dụng được đăng ký hay không đúng với loại hàng hóa đã đăng ký. Ở đây ông Kiên đã vi phạm vào tội buôn bán hàng hóa giả chất lượng sản phẩm.

Mặt chủ quan:

Ông Kiên thực hiện hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp, ông Kiên hoàn toàn biết thuốc lá mà mình bán là sai, vi phạm pháp luật nhưng ông Kiên vẫn cố ý thực hiện đến cùng.

Mục đích cuối cùng của ông Kiên ở đây là nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thông thường, loại thuốc lá kém chất lượng và không rõ nguồn gốc như vậy sẽ rất rẻ nếu mua vào và bán ra sẽ thu được lợi nhuận và bán được hàng hóa một cách dễ dàng.

Khách quan:

Hành vi phạm tội của ông Kiên đã trực tiếp xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà Nước. Đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất (hàng thật) và của người tiêu dùng.

Chủ quan:

+ Về tuổi: Ông Kiên năm nay đã trên 16 tuổi theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì ông Kiên hoàn toàn đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

+ Về năng lực trách nhiệm hình sự: Ông Kiên hoàn toàn đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự. Khi ông Kiên thực hiện hành vi này hoàn toàn tỉnh táo, không có vấn đề về mặt nhận thức cũng như mặt làm chủ hành vi của mình. Ông Kiên thực hiện hành vi hoàn toàn tự nguyện không có dấu hiệu của sự ép buộc hay bị cưỡng ép do dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực.

Như vậy, qua phân tích ở trên, có thể thấy hành vi của ông Kiên đã vi phạm tội buôn bán hàng giả cụ thể ở đây là thuốc lá. Ông Kiên đã có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nên phải chịu mức hình phạt theo quy định của điều này. Mọi thắc mắc liên quan đến cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết

 

yeu-to-cau-thanh-toi-san-xuat-buon-ban-hang-gia
Yếu tố cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng giả, Gọi ngay 1900.6174

 

Truy cứu trách nhiệm hình sự với trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả

 

Chị Hòa (Điện Biên) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:

Tôi là Hòa, hiện tại tôi đang sản xuất kinh doanh phân bón tại địa phương. Chị Hương là người cùng tỉnh với tôi cũng tham gia sản xuất phân bón và đăng ký kinh doanh sản xuất, buôn bán phân bón. Theo thông tin tôi được biết đối với hành vi của chị Hương là đã sử dụng các chất nguy hại cho cây trồng trong phân bón và sản xuất sai so với giấy đăng ký sản xuất nhãn hiệu của mình. Từ những thông tin mà tôi biết được về doanh nghiệp của chị Hương là có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón và thu lợi bất chính là 759.000.000 đồng.

Như vậy, tôi muốn hỏi, hành vi của chị Hương là vi phạm tội gì? Mức xử phạt với tội phạm mà chị Hương gây ra là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất buôn bán hàng giả? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hòa! Cảm ơn chị Hòa đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Thứ nhất, Phân tích hành vi của chị Hương.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi: Chị Hương đã thực hiện hành vi sản xuất và buôn bán phân bón nhưng trong phân bón của chị Hương lại có các chất gây nguy hại cho cây trồng và có những chất không thuộc danh mục của chị Hương đăng ký. Sử dụng những chất không phù hợp với cây trồng cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây trồng. Bên cạnh đó, chị Hương đã tự ý thêm các chất phụ gia vào nhằm làm ra những loại phân bón có giá trị rẻ, chất lượng kém để thu lợi cao.

+ Hậu quả: Từ việc buôn bán phân bón giả, kém chất lượng, chị Hương đã thu lợi bất chính với khoản tiền 759.000.000 đồng.

+ Mối quan hệ nhân quả: Khoản tiền thu lợi bất chính trên là khoản lợi ích thu được về hành vi bất hợp pháp, đó là sản xuất và buôn bán hàng giả.

– Mặt chủ thể:

+ Lỗi của chị Hương là lỗi cố ý trực tiếp. Chị Hương biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, là pháp luật cấm và không cho phép thực hiện. Là người kinh doanh và là chủ doanh nghiệp thì chị Hương phải biết rõ về thành phần và công dụng của sản phẩm nhưng mà chị Hương vẫn cố tình thực hiện hành vi đến cùng và để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Mục đích: Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường như vậy có thể chỉ vì 1 mục đích chính đó là lợi nhuận. Có thể thấy vì mục đích cá nhân mà chị Hương đã xâm phạm đến mục đích, ảnh hưởng đến những người, cây trồng sử dụng phân bón của chị Hương sản xuất.

– Khách thể:

Hành vi phạm tội của chị Hương đã trực tiếp xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà Nước, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất (hàng thật) và của người tiêu dùng.

– Chủ thể:

Chị Hương là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sựBộ luật Dân sự.

Có thể thấy khi chị Hương thực hiện hành vi của mình là hoàn toàn dựa trên ý chí của chị. Ở đây không xuất hiện hành vi lừa dối, giả mạo hay có những vấn đề liên quan đến cưỡng ép hay dùng vũ lực, đe dọa, bắt ép chị Hương phải thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Từ những phân tích mà chúng tôi đã đưa ra ở trên, có thể thấy chị Hương đã vi phạm vào tội sản xuất buôn bán hàng giả. Với những cấu thành tội phạm trên có thể thấy được chị Hương hoàn toàn thỏa mãn cả 4 điều kiện về mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan, chủ thể của tội sản xuất buôn bán hàng giả. Mức hình phạt sẽ được chúng tôi làm rõ ở mục 2.

Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất buôn bán hàng giả:

Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Hình sự về tội sản xuất buôn bán hàng giả cụ thể như sau:

1.131 Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2.132 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

3.133 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a)134 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b)135 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ

3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Thứ ba, xử lý đối với trường hợp của chị Hương

Đối với vấn đề của chị Hương là đã vi phạm về tội sản xuất buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đối với tội này, căn cứ vào số tiền thu lợi bất chính và khối lượng hàng hóa để xác định mức vi phạm và đưa ra khung xử phạt phù hợp.

Với số tiền thu lợi bất chính là 759.000.000 mà thông qua việc mua bán hàng giả mà chị Hương có được thì có thể nói đây là mức tiền mà chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt sẽ căn cứ vào điểm b khoản 3 điều 192 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì mức xử phạt có thể dành cho chị Hương là từ 07 đến 15 năm tù.

Ngoài bị phạt hình sự đối với tội sản xuất buôn bán hàng giả thì chị Hương còn bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Đối với mức phạt tù như vậy còn phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, để cơ quan điều tra cũng như viện kiểm sát và tòa án đưa ra những quyết định về mức phạt cho phù hợp với tội phạm mà chị Hương đã gây ra. Căn cứ vào Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có thể xác định được tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hành vi của chị Hương để tòa án có thể dựa vào những điều kiện đó để đưa ra 1 bản án đúng người, đúng tội.

Như vậy, qua những trình bày và phân tích mà chúng tôi đã nêu ra ở trên, phần nào đã giải quyết cho chị Hòa được vấn đề và thắc mắc của chị đặt ra cho chúng tôi. Mọi thắc mắc về khung hình phạt đối với tội sản xuất buôn bán hàng giả, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Cách thức tố cáo như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính với trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả

 

Anh Nam (Thái Bình) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:

Tôi là Nam năm nay 23 tuổi, hiện tại đang là sinh viên của 1 trường đại học chuyên ngành luật tại Hà Nội. Do muốn tăng thêm thu nhập nên tôi đã tự học trên mạng chế tạo ra các loại thuốc để điều trị cho động vật bị cảm cúm. Sau khi tôi nghiên cứu và tự mua các nguyên vật liệu để sản xuất ra loại thuốc đó và đã cho ra những sản phẩm đầu tiên của mình. Nhờ mối quan hệ, tôi đã bán được 3 đơn và thu lợi bất chính được 7.500.000 đồng. Sau khi tôi đọc 1 bài báo thấy các chất của tôi có chứa các chất gây nguy hiểm và không đúng với công dụng mà tôi quảng cáo và sản xuất.

Nhận thấy hành vi của mình là hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, tôi đã dừng ngay việc sản xuất việc đó lại. Nếu như tôi tiếp tục sản xuất thì có thể bị cơ quan công an xử phạt vì đã có đứa bạn của tôi cũng làm như vậy và bị xử phạt hành chính rồi.

Vì vậy, tôi muốn hỏi, hành vi của tôi bị xử lý như thể nào theo quy định của pháp luật? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Tư vấn chi tiết mức xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Thưa anh Nam! Cảm ơn anh Nam đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Với vấn đề mà anh gặp phải, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Căn cứ theo quy định từ  Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng như sau:

“(1) Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(2) Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

(3) Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

(4) Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 4 Điều 5 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).”

Đối với hành vi của anh Nam thì đã có hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa là thuốc chữa bệnh cho thú ý mà loại thuốc thú y đó là loại mà không có công dụng như thuốc thật được bày bán trên cửa hàng. Anh Nam đã tự sản xuất và có chứa các chất phụ gia gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nên qua đây có thể thấy anh Nam có hành vi sản xuất và buôn bán thuốc giả.

Với mức thu lợi bất chính của anh Nam là 7.500.000 đồng thì chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 17/2022/NĐ-CP. Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thu lợi bất chính có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng thì bị xử phạt từ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra anh Nam còn bị tịch thu những số thuốc còn lại hay các máy móc, phương tiện nhằm mục đích phục vụ vào việc sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại khoản 3 Điều 98/2020/NĐ-CP.

Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính và bị áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện, anh Nam buôn bán thuốc giả như vậy nếu có gây ra hậu quả là thiệt hại cho vật nuôi thì vẫn phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất mà thuốc giả anh Nam đã gây ra.

Như vậy, mức xử phạt của anh Nam sẽ phải chịu 3 hình thức phạt tiền, tiêu hủy các công cụ, phương tiện và khắc phục hậu quả. Mức xử phạt tiền đối với anh Nam cụ thể là bao nhiêu còn tùy thuộc vào những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của anh Nam. Pháp luật sẽ dựa vào hậu quả và mức độ nguy hiểm của hành vi mà anh Nam gây ra để đưa ra mức phạt phù hợp với lỗi vi phạm mà anh Nam đã phạm. Mọi thắc mắc về các mức hình phạt hành chính, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Xem thêm: Tội vu khống bị xử phạt như thế nào? Luật hình sự mới nhất

 

toi-san-xuat-buon-ban-hang-gia-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-bien-phap-xu-ly-nan-hang-gia
Tội sản xuất buôn bán hàng giả – Quy định của pháp luật về biện pháp xử lý nạn hàng giả – Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Quy định của pháp luật về biện pháp xử lý nạn hàng giả

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả và Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Nhà nước ta xử lý nạn hàng giả bằng các biện pháp hành chính và các biện pháp hình sự như: cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện đi lại; phạt tù…

Để bảo vệ thương hiệu của mình cũng như người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp, sau đây là một số biện pháp cơ bản:

– Ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm;

– Đa dạng hóa hình thức phục vụ các nhu cầu của khách hàng;

– Tăng cường kiểm tra, giám sát;

– Tuyên truyền cho thương hiệu;

– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…

Trên đây là những biện pháp, những cách thức mà chúng tôi đưa ra nhằm để cùng với những cá nhân, pháp nhân tham gia vào môi trường kinh doanh cũng như những cá nhân, pháp nhân đang chuẩn bị tham gia vào thương trường. Những người kinh doanh cần nắm rõ những quy định pháp luật cũng như những chế tài xử phạt về tội sản xuất buôn bán hàng giả. Cần có những động thái, những hành động có liên quan đến vấn đề sản xuất nhằm theo dõi thường xuyên vấn đề sản xuất và buôn bán hàng hóa của mình.

Ngoài ra những người trực tiếp sản xuất, buôn bán hàng hóa phải nắm rõ những điều kiện cần thiết, những thành phần của sản phẩm, đổ ý đến đặc tính, công dụng của sản phẩm của mình. Tránh sử dụng các chất phụ gia, các chất cấm sử dụng đối với hàng hóa của mình, tránh những hành vi lợi dụng để bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính. Mọi thắc mắc liên quan đến các biện pháp để xử lý nạn hàng giả, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế về tội sản xuất buôn bán hàng giả. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề của mình. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các luật sư!