Tội tham ô tài sản xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Tội tham ô tài sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tài sản công và an ninh trật tự quốc gia hay tổ chức. Bằng những hình phạt nghiêm khắc và tinh thần quyết liệt của nhà nước và nhân dân ta thì tình trạng tham ô đã có hiện tượng giảm bớt. Như vậy để hiểu thêm những vấn đề về tội tham ô tài sản cũng như những quy định của pháp luật về hành vi này hãy trực tiếp liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.

>> Khi nào tội tham ô tài sản bị phat tù? Gọi ngay 1900.6174

toi-tham-o-tai-san

 

Thế nào là tội tham ô tài sản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tham ô tài sản như sau:

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý trị với giá trị tài sản chiếm đoạt giá từ 2 đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm lại hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm sau: tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội, thực hiện do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trự tiếp.

Để hiểu rõ hơn về tội tham ô tài sản, chúng ta phải xem xét tội đó dưới các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này như sau:

Về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi cho đến khi xảy ra hậu quả và đạt được mục đích.

Mục đích: Tư lợi cá nhân

Về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội đang quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó phải có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi và là điều kiện quan trọng nhất để người phạm tội chiếm đoạt tài sản dễ dàng.

Người phạm tội phải thuộc 1 trong những trường hợp sau mới bị kết tội tham ô tài sản:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên.

– Người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Về chủ thể

Đối với tội này thì chủ thể là chủ thể đặc biệt: Chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp hay tổ chức nước ngoài.

Người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên, Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự.

Về khách thể

Tội phạm xâm phạm đến những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước;

Nếu bạn còn có những băn khoăn liên quan đến tội tham ô tài sản, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự nhanh chóng.

Các hình thức xử phạt về tội tham ô tài sản

Thứ nhất, hình thức xử phạt hành chính:

Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP về hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 1 triệu đến 20 triệu đồng, cụ thể:

+ Phạt tiền từ 1 triệu – 5 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công đối với tài sản công có giá trị dưới 100 triệu đồng.

+ Phạt tiền từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công đối với tài sản công có giá trị tài sản từ 100 triệu đồng trở lên

+ Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô,…

Tuy nhiên ngoài bị xử phạt hành chính thì người tham ô còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đó là:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi

+ Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại cho tổ chức. Trong trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản nữa thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu

+ Buộc phải nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

Thứ hai, hình thức xử lý kỷ luật:

Người tham ô tài sản trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước sẽ không áp dụng mức phạt của Nghị định 63/2019/NĐ-CP tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì người thực hiện hành vi tham ô có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức phạm tội tham ô bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản

Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì sẽ bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 – dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về một trong các tội như: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 07 đến 15 năm tù khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói. giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với những người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 01 – dưới 03 tỷ đồng;

+ Gây ra ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức đó, tổ chức khác.

Phạt tù từ 15 đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Dẫn đến các doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác bị phá sản hoặc bị tạm ngừng, ngừng hoạt động.

Nặng nhất đó là người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi tài sản chiếm đoạt trị giá tài sản từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản.

Lưu ý:

+ Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội tham ô tài sản thuộc một trong hai trường hợp:trường hợp 1 Phạt tù từ 15 – 20 năm;Trường hợp 2 phạt tù từ từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình (khoản 3 Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017);

+ Có thể xem xét không thi hành án tử hình đối với người phạm tội tham ô tài sản nếu như sau khi bị kết án đã chủ động giao nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015.).

Bên cạnh đó, những người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà có hành vi tham ô tài sản, thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 353 được nêu trên.

Như vậy, với người mà phạm tội tham ô tài sản thì có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ nhất định đến 05 năm, bị phạt tiền đến 100 triệu đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội tham ô tài sản bị phạt hành chính trong trường hợp nào?

 

Chị Huệ (Thanh Hóa) có câu hỏi:

“Chào Luật sư, em mới vào làm thu ngân tại một trường cấp 3 công ở huyện em. Hôm qua, một cô giáo dạy môn Toán ở trường có gọi em vào và đề nghị lấy 3 bàn ghế trong kho chuyển về nhà cho cô để cô dạy thêm.

Em không đồng ý và nói đây là tài sản của nhà trường không thể tùy tiện chuyển cho người khác sử dụng được. Nghe thấy em nói thế thì cô bảo em mới vào mà không biết nghe lời. Đồng thời cô tự ý gọi người đến mang bàn ghế đi, 3 bộ bàn ghế này trị giá khoảng gần 2 triệu đồng. Vậy Luật sư cho em hỏi liệu việc làm của cô giáo viên kia có đúng hay không? Và nếu bị phát hiện thì cô ấy bị phạt như thế nào?”

 

>> Mức phạt hành chính đối với hành vi tham ô tài sản là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất, thế nào là tội tham ô tài sản:

Tội tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Khách thể của tội tham ô tài sản là những quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, cụ thể là các quan hệ bảo đảm sự liêm chính, khách quan, vô tư, minh bạch trong hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đồng thời là các quan hệ sở hữu của nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là khách thể trực tiếp của loại tội phạm này.

Dấu hiệu hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình.

Tội tham ô tài sản được Bộ luật Hình sự 2015 quy định định lượng, giá trị tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu định tội phản ánh hậu quả của tội tham ô tài sản, dấu hiệu hậu quả của tội tham ô tài sản là tài sản thuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức trong và ngoài khu vực nhà nước bị người phạm tội chiếm đoạt, tội tham ô tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, nghĩa là tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.

Lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội tham ô tài sản là lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý là hành vi nguy hiểm cho xã hội, pháp luật không cho phép làm, người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra và vẫn tiếp tục làm và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Người phạm tội tham ô tài sản khi thực hiện tội phạm nhắm tới mục đích là vụ lợi.

Chủ thể của tội tham ô tài sản không chỉ giới hạn ở những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước, xâm phạm hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức thuộc khu vực công, sử dụng ngân sách nhà nước cấp hoặc sở hữu hình thành có đa số vốn của nhà nước. Mà còn là chủ thể có hành vi tham ô tài sản ở cả khu vực tư, nghĩa là xâm phạm tới cả hoạt động đúng đắn và sở hữu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế – xã hội ngoài khu vực nhà nước.

Thứ hai trường hợp xử phạt hành chính về tội tham ô tài sản:

Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP về hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 1 triệu đến 20 triệu đồng, cụ thể:

+ Phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công đối với tài sản công có giá trị dưới 100 triệu đồng

+ Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công đối với tài sản công có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên

+ Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô

Tuy nhiên ngoài bị xử phạt hành chính thì người tham ô còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đó là:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi

+ Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại cho tổ chức. Trong trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản nữa thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu

+ Buộc phải nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

Người tham ô tài sản trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước sẽ không áp dụng mức phạt của Nghị định 63/2019/NĐ-CP tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì người thực hiện hành vi tham ô có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Quay trở lại với tình huống của bạn, có thể thấy hành vi của người giáo viên kia là hành vi chiếm đoạt tài sản công, người giáo viên này ngang nhiên nắm giữ và sử dụng tài sản của nhà trường khi không được cho phép.

Tuy nhiên theo thông tin mà bạn cung cấp thì 3 bộ bàn ghế có giá trị là khoảng 2 triệu đồng và hành vi này của người giáo viên cũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ Luật Hình sự 2015. Do đó căn cứ vào Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP thì người giáo viên này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lên đến 5 triệu đồng.

Với trường hợp này, do giáo viên đó đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt số bàn ghế kia. Số tiền của 03 bộ bàn ghế kia có giá trị là 02 triệu đồng. Theo quy định của khoản 1 điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì chưa cấu thành tội tham ô tài sản để xử lý hình sự vì số tiền gần 2 triệu đồng chưa đủ để xử lý hình sự.

Như vậy, do đó anh sẽ bị xử phạt hành chính về tội tham ô tài sản của mình.Mức xử phạt sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ gây ra thiệt hại mà khi giáo viên thực hiện hành vi đó gây ra.

 

toi-tham-o-tai-san-bi-phat-hanh-chinh-trong-truong-hop-nao

Cán bộ, công chức, viên chức phạm tội tham ô tài sản bị kỷ luật thế nào?

 

Anh Minh (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi là Minh năm nay 37 tuổi. Hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Tôi có 1 đứa con 14 tuổi đang học lớp 9 tại 1 trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Khi đi học, giáo viên chủ nhiệm có đưa ra quy chế thu tiền quỹ lớp. Mỗi học sinh thì sẽ phải đóng 100 nghìn đồng/ năm với tổng số tiền là 4.000.000 đồng.

Vào giữa năm học vì tôi là hội trưởng hội phụ huynh nên tôi có thắc mắc về tiền quỹ của lớp thì cô giáo có trả lời cho qua và không tập trung vào vấn đề. Cô giáo thông báo với tôi tiền quỹ cô chỉ thu được 03 triệu và 1 triệu còn lại thì cô chưa thu.

Nhưng khi con trai tôi đi học thì cô giáo bảo với học sinh bây giờ còn 10 bạn chưa đóng tiền quỹ lớp nhưng khi tôi hỏi thì cô đã học sinh đã đóng đủ và không biết lý do tại sao cô lại thiếu mất khoản 1 triệu đấy và có thông báo 10 bạn chưa nộp trong khi mình đã nộp rồi.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi thế nào là hành vi của cô giáo có phải là hành vi tham ô tài sản? Hành vi của giáo viên kia bị xử lý như thế nào? Cảm ơn luật sư!”

 

>> Công chức, viên chức, khi tham ô tài sản bị xử lý kỷ luật như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Xin chào anh Minh! Cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của đội ngũ luật sư chúng tôi. Sau khi nghiên cứu hồ sơ của bạn thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề của bạn như sau:

Thứ nhất, phân tích về hành vi của cô giáo

Để hiểu rõ hơn về tội tham ô tài sản, chúng ta phải xem xét tội đó dưới các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này như sau:

Về chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi cho đến khi xảy ra hậu quả và đạt được mục đích. Ở đây cô giáo đã cố ý trực tiếp là lấy số tiền 1 triệu kia đi.

Mục đích: Tư lợi cá nhân nhằm để thu lợi cho cô giáo.

Về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội đang quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó phải có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi và là điều kiện quan trọng nhất để người phạm tội chiếm đoạt tài sản dễ dàng.

Trong trường hợp này cô giáo đã lợi dụng với chức vụ là giáo viên và là người trực tiếp quản lý số tiền quỹ lớp kia. Nếu trường hợp này số tiền quỹ lớp kia không được cô giáo kia quản lý trực tiếp thì sẽ không cấu thành tội tham ô tài sản.

Trong trường hợp này cô giáo đã chiếm đoạt số tiền là 1 triệu đồng và trước đây cũng chưa bị xử lý hành chính về tội tham ô, tham nhũng… thì không thỏa mãn cấu thành tội phạm tham ô tài sản.

Về chủ thể của tội phạm

Đối với tội này thì chủ thể là chủ thể đặc biệt: Chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp hay tổ chức nước ngoài. Ở đây cô giáo đã thỏa mãn với chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản. Cô giáo là người có chức vụ trong trường học và số tiền mà cô giáo chiếm đoạt cũng thuộc quyền quản lý của cô giáo.

Người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên, Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự. Với trường hợp là giáo viên thì chắc chắn phải trên 16 tuổi và cô giáo phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự,

Về khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước;

Như vậy, trường hợp của cô giáo nêu trên đã thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể, khách thể và chủ quan của tội tham ô tài sản. Nhưng mặt chủ quan là số tiền chiếm đoạt của cô giáo chưa đủ và cô giáo không có những tình tiết định hình phạt nên căn cứ vào đó có thể thấy cô giáo sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản.

Nếu người vi phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản thì sẽ bị xử lý hành chính về lỗi này và nếu là viên chức thì sẽ bị xử lý kỷ luật.

Thứ hai, Viên chức khi vi phạm về tội tham ô tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: áp dụng hình thức khiển trách đối với viên chức thì:

Nếu viên chức vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Như vậy, với tình huống của anh Minh đưa ra ở trên có thể xác định được mức tiền mà giáo viên chủ nhiệm này chiếm đoạt của học sinh là 1 triệu đồng. Số tiền mà giáo viên chiếm đoạt như thế thuộc số tiền do cô giáo quản lý nên đã vi phạm về hành vi tham ô tài sản.

Do mức giá trị tài sản là chưa lớn chỉ là 1 triệu đồng nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với viên chức này. Vì thế sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật và phạt hành chính cho giáo viên này.

Cụ thể là: Áp dụng hình thức khiển trách đối với giáo viên này do vi phạm về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Phạt hành chính đối với hành vi của giáo viên này cụ thể như sau:

Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP về hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 1 triệu đến 20 triệu đồng, cụ thể:

“Phạt tiền từ 1 triệu – 5 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công đối với tài sản công có giá trị dưới 100 triệu đồng.”

Trên đây là những phân tích và đánh giá về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức khi vi phạm về tội tham ô tài sản. Với hành vi tham ô tài sản nếu nhẹ thì bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật như là khiển trách hoặc cảnh cáo nặng hơn nữa sẽ là giáng chức hoặc buộc thôi việc.

Nếu anh chị còn thắc mắc gì cứ liên hệ trực tiếp đến Tổng đài pháp luật của chúng tôi để được hỗ trợ. Đường dây nóng luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề về pháp luật 24/24 là1900.6174.

Tội tham ô tài sản bị phạt tù khi nào?

 

Anh Hà (Lâm Đồng) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc sau đây cần luật sư giải đáp. Tôi là Hà hiện nay đang làm việc tại UBND xã nơi tôi cư trú. Tôi là công chức địa chính xã. Cùng là công chức với tôi và cùng làm việc với tôi về mảng địa chính có thêm anh Hoài.

Ngày 25/5/2021, anh Hoài và tôi có xử lý 1 trường hợp xin cấp sổ đỏ cho 1 mảnh đất chưa có sổ và theo quy định thì chúng tôi yêu cầu người làm đơn phải tạm nộp trước số tiền 05 triệu đồng để làm hồ sơ thủ tục. Khi nhận được tiền của người yêu cầu, thì anh Hoài có nói tôi bây giờ số tiền ấy phải dùng để đi làm thủ tục hồ sơ.

Có thể do tư lợi nên anh Hoài đưa cho tôi 02 triệu và bảo là khi nào người yêu cầu ấy hỏi thì bảo là số tiền đó không đủ phải nộp thêm. Tôi không nhận số tiền 02 triệu đó thì anh Hoài đã cầm hết và bảo tôi là không được để lộ thông tin ra ngoài.

10 ngày sau thì người yêu cầu có đến để hỏi hồ sơ của mình thì anh Hoài có trả lời là do cơ chế thay đổi nên phải nộp trước 10 triệu mới có thể giải quyết về hồ sơ. Tôi thấy người đó khá bí bách và quay về chuẩn bị tiền.

Như vậy, thưa luật sư cho tôi hỏi anh Hoài có phải là hành vi tham ô tài sản không? Tội tham ô tài sản phạt tù như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi tham ô tài sản, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Chào anh Hà. Cảm ơn anh đã quan tâm và lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng đài pháp luật chúng tôi. Sau khi nghe phần trình bày của anh thì chúng tôi xin đưa ra các hướng giải quyết sau đây.

Thứ nhất, khi nào thì cấu thành tội tham ô tài sản:

Về chủ quan của tội phạm

Người phạm tội ở đây là anh Hoài. Anh Hoài đã thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Anh Hoài biết hành vi của mình là sai, là nguy hiểm cho xã hội là bị pháp luật cấm nhưng anh Hoài vẫn làm. Cố ý làm để đạt được mục đích của mình.
Mục đích: Tư lợi cá nhân, nhằm chiếm đoạt số tiền là 05 triệu đồng đấy.

Về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của anh Hoài: Với trường hợp này thì anh Hoài đã lợi dụng là do anh ấy có chức vụ là công chức địa chính xã thực hiện hành vi tham ô nhằm chiếm đoạt số tiền mà anh Hoài đang nắm giữ.

Chức vụ quyền hạn của anh Hoài là điều kiện cần thiết để định tội danh của anh Hoài. Nếu trường hợp này anh Hoài không phải là người có chức cụ quyền hạn và số tiền mà anh Hoài chiếm đoạt không phải thuộc anh Hoài quản lý thì sẽ không cấu thành tội phạm này.

Trong trường hợp này anh Hoài tham ô số tiền là 05 triệu đồng đã đủ điều kiện về số tiền chiếm đoạt để cấu thành tội phạm này theo quy định tại khoản 1 điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Về chủ thể

Đối với tội này thì chủ thể là chủ thể đặc biệt: Chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp hay tổ chức nước ngoài.

Trong trường hợp này anh Hoài thuộc chủ thể đặc biệt vì anh Hoài là có chức vụ quyền hạn, là công chức địa chính xã, có chức vụ quyền hạn trong ủy ban

Người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên, Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp anh Hoài đã là công chức xã thì anh Hoài chắc chắn phải trên 16 tuổi và phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi dân sự.

Về khách thể

Tội phạm xâm phạm đến những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước;

Khi mà một hành vi thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố về mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể mà chúng tôi đã nói ở trên thì mới được coi là phạm tội tham ô tài sản được quy định tại điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ hai, tội tham ô tài sản bao nhiêu thì sẽ bị phạt tù?

Căn cứ theo Điều 353 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì sẽ bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 – dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về một trong các tội như: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 07 đến 15 năm tù khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói. giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với những người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 01 – dưới 03 tỷ đồng;

+ Gây ra ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức đó, tổ chức khác.

Phạt tù từ 15 đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Dẫn đến các doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác bị phá sản hoặc bị tạm ngừng, ngừng hoạt động.

Nặng nhất đó là người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi tài sản chiếm đoạt trị giá tài sản từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản.

Như vậy, mức tài sản tham ô từ 02 triệu đồng trở lên sẽ bị đi tù rồi, có những trường hợp theo quy định tại khoản 1 điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi tham ô tài sản có giá trị dưới 01 triệu đồng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự rồi.

Thứ ba, hành vi của anh Hoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo những căn cứ mà chúng tôi đã đưa ra về phân tích tội phạm tham ô tài sản thì anh Hoài hoàn toàn thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về tội tham ô tài sản. Qua đó có thể xác định được anh Hoài đã phạm tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Với mức tiền tham ô là 05 triệu đồng thì anh Hoài có thể bị xử phạt ở khoản 1 điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 xử phạt với lỗi này từ 02 năm – 07 năm tù tùy vào tính chất mức độ hành vi phạm tội.

Ngoài ra anh Hoài sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung theo khoản 5 điều này Người phạm tội sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản.

Như vậy, với hình thức xử phạt tù đối với hành vi tham ô tài sản thì mức xử phạt nó sẽ rất cao. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm tội cũng như phải phụ thuộc vào số tiền mà người phạm tội tham ô cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để tòa án có thể đưa ra 1 bản án công bằng và khách quan nhất. Xử phạt đúng người đúng tội đúng hành vi.

Trong quá trình khởi tố vụ án, nếu anh còn có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn nhanh chóng.

toi-tham-o-tai-san-bi-phat-tu-khi-nao

Tham ô tài sản là một hành vi vi phạm pháp luật và được điều chỉnh trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội tham ô là một tội đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng. Qua những tài liệu mà chúng tôi đã cung cấp và qua các tình huống chúng tôi đã giải quyết nêu trên nếu bạn có gì thắc mắc tới vấn đề tham ô tài sản hay thắc mắc các vấn đề pháp lý hãy liên hệ đến Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.