Tội tống tiền bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Tội tống tiền là hình vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh. Vậy tội tống tiền là gì? Các yếu tố cấu thành nên tội danh này là gì? Tội danh này bị xử lý như thế nào? Bài viết sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến vấn đề này. Nếu bạn còn băn khoăn nào liên quan đến vấn đề  lý, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174  để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn quy định về tội tống tiền, Gọi ngay 1900.6174 

tu-van-quy-dinh-ve-toi-tong-tien
Tư vấn quy định về tội tống tiền

Tội tống tiền là gì? Một số câu hỏi về tội tống tiền

 

>> Tội tống tiền là gì? Liên hệ ngay 1900.6174 

Tội tống tiền là hành vi đe dọa tống tiền, sử dụng các phương tiện, cách thức khác nhau để uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản, hoặc những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà giao lại tài sản cho người phạm tội.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh tội tống tiền chúng tôi nhận được từ các khách hàng là: Yếu tố nào cấu thành nên tội tống tiền? Tội tống tiền người khác bị xử lý như thế nào? Tội tống tiền người khác theo nhóm bị xử lý như thế nào? Hành vi tung clip nóng có bị khép vào tội tống tiền không? Trong trường hợp này người tống tiền bị xử phạt như thế nào?…

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên nhiều lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý trong thực tế, tổng đài cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất cho khách hàng. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để được luật sư tư vấn miễn phí!

cac-yeu-to-cau-thanh-toi-tong-tien
Các yếu tố cấu thành tội tống tiền

 

Các yếu tố cấu thành tội tống tiền

 

>> Cấu thành tội tống tiền được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản gồm:

Về chủ thể:

Chủ thể ở đây có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (xác định dựa vào độ tuổi và mức độ nhận biết của một cá nhân khi thực hiện tội phạm. Ở mỗi độ tuổi khác nhau từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ có giới hạn mức trách nhiệm khác nhau. Khi đã đủ 18 tuổi theo quy định thì tội phạm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm như quy định pháp luật hình sự) có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển hành của mình.

Về mặt khách quan:

Người phạm tội có hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với người khác sẽ đánh đập, dọa đánh. Đây là hành vi đe dọa để khống chế người bị hại đưa tài sản chứ không dùng vũ lực trực tiếp.

Bên cạnh hành vi đe dọa dùng vũ lực, người phạm tội có thể có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người bị hại

Về mặt chủ quan: mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác. Động cơ là hành vi đe dọa đánh đập người khác để chiếm đoạt tài sản.

Về yếu tố lỗi: Lỗi để cấu thành tội tống tiền là lỗi cố ý. Tức là người phạm tội có thể lường trước được hậu quả xảy ra đối với hành vi đe dọa đánh đập của mình, biết đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Như vậy, có bốn yếu tố cấu thành tội tống tiền: về chủ thể, về mặt khách quan, về mặt chủ quan và cuối cùng là yếu tố lỗi.

Tội tống tiền người khác bị xử lý như thế nào? Tội đe dọa tống tiền và mức xử phạt?

 

>> Mức xử phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174 

Chị Hoa (Bắc Giang) có câu hỏi: “Xin chào luật sư. Cháu năm nay 25 tuổi, hiện đang làm việc tại Bắc Ninh. Cháu có quen bạn trai được 02 năm nhưng do nhận thấy có nhiều bất đồng trong quan điểm và cách sống của cả hai nên cháu đã đề nghị chia tay. Sau đó anh ấy có đe dọa cháu sẽ đánh cháu nếu cháu không quay lại với anh ấy, khi đó cháu đã quyết định dứt khoát chia tay. Sau đó, anh ấy liên tục nhắn tin đòi quay lại nhưng cháu vẫn không đồng ý. Anh ấy tiếp tục nhắn tin đe dọa sẽ chặn đường đánh cháu để cho mọi người đều biết, nếu muốn chia tay thì phải đưa anh ấy 20 triệu thì anh ấy mới đồng ý chia tay. Anh cho cháu thời hạn là một tuần phải đưa tiền mặt tại một địa điểm ấn định. Hiện cháu đang rất sợ anh ý làm thật. Xin luật sư tư vấn cho cháu nên làm gì ạ? Vậy hành vi tống tiền của người yêu cũ đối với cháu sẽ bị xử lý như thế nào và mức xử phạt theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?”

 

Trả lời:

Chào chị Thanh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi xem xét và xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản:

Một là, đối với trường hợp chủ thể đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù.

Hai là, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

– Người phạm tội có tổ chức;

– Người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

– Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai hoặc người già yếu hay người không có khả năng tự vệ;

– Người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

– Hành vi phạm tội của người phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn của xã hội;

– Người phạm tội tái phạm nguy hiểm.

Ba là, người phạm tội phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Người phạm tội lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh để tiến hành vi phạm tội;

Bốn là, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

– Người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác có trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để tiến hành hành vi phạm tội.

Năm là, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản cho hành vi phạm tội của mình.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Hoa, chị bị bạn trai đe dọa đánh đập có hành vi đòi 20 triệu đồng của chị và liên tục nhắn tin, gọi điện thoại làm phiền khiến chị hoang mang có thể bị khép vào tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Chị nên cơ quan công an chức năng gần nơi chị cư trú nhất để tố cáo hành vi của bạn trai cũ của chị. Tùy thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền mà bạn trai chị sẽ phải nhận hình phạt theo quy định trên. Mọi thắc mắc liên quan đến mức xử phạt tội đe dọa tống tiền, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174  để được luật sư hỗ trợ kịp thời!

mot-so-cau-hoi-thuong-gap-ve-toi-tong-tien
Một số câu hỏi thường gặp về tội tống tiền

 

Một số câu hỏi thường gặp về tội tống tiền

 

Hành vi tống tiền bằng clip nóng bị xử lý như thế nào?

 

Chị Thanh (Thái Bình) có câu hỏi: “Xin chào luật sư. Cháu năm nay 30 tuổi, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Cháu có quen bạn trai được 01 năm nhưng do nhận thấy có nhiều bất đồng trong quan điểm và cách sống của cả hai nên cháu đã đề nghị chia tay. Sau đó anh ấy có đe dọa cháu sẽ tung clip nóng cho gia đình biết và đòi cháu phải đưa cho anh 50 triệu đồng thì anh ấy sẽ xóa hết clip. Anh ấy liên tục nhắn tin, gọi điện yêu cầu cháu đưa tiền và phải đi một mình. Cháu rất hoang mang nên đã chuyển cho anh ấy 50 triệu đồng nhưng vẫn hoang mang không biết anh ấy đã xóa hết clip chưa, bây giờ cháu phải làm gì? Hành vi của người yêu cũ cháu sẽ bị xử lý như thế nào trước pháp luật?”

 

>> Hành vi tống tiền bằng clip nóng bị xử lý như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174 

Trả lời:

Chào chị Thanh. Cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ Tổng Đài Pháp Luật! Đối với thắc mắc của chị, chúng tôi đã phân tích và xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản:

Một là, đối với trường hợp chủ thể đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù.

Hai là, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

Người phạm tội có tổ chức;

Người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai hoặc người già yếu hay người không có khả năng tự vệ;

Người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Hành vi phạm tội của người phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn của xã hội;

Người phạm tội tái phạm nguy hiểm.

Ba là, người phạm tội phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Người phạm tội lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh để tiến hành vi phạm tội;

Bốn là, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

– Người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác có trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để tiến hành hành vi phạm tội.

Năm là, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản cho hành vi phạm tội của mình.

Căn cứ Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

Thứ nhất, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định gây thiệt hại đến tài sản của cá nhân là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Thanh, chị bị bạn trai đe dọa tung clip nóng và có hành vi đòi 50 triệu đồng của chị để xóa hết clip và liên tục nhắn tin, gọi điện thoại làm phiền khiến chị hoang mang có thể bị khép vào tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tống tiền bằng clip nóng là hành vi dùng thủ đoạn để buộc chị phải đưa tiền, tài sản. Bạn trai cũ của chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Ngoài ra, bạn trai cũ của chị biết việc làm của mình sẽ vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý làm và dùng thủ đoạn bằng việc liên tục nhắn tin, gọi điện để đe dọa, uy hiếp chị nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thỏa mãn yêu cầu của mình là có dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng đoạt tài sản.

Trường hợp bạn trai cũ của chị bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hình phạt thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất là 20 năm tù. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt bổ sung, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của bạn trai cũ của chị. Tùy theo tính chất và mức độ hành vi vi phạm của bạn trai cũ của chị mà việc tống tiền bằng clip nóng của người yêu cũ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức hình phạt nêu trên.

Chị nên đến cơ quan công an có thẩm quyền gần nhất nơi chị cư trú để tố giác hành vi của người yêu cũ. Các bước tố giác hành vi tống tiền bằng clip nóng theo trình tự sau:

Bước 1: Khi chị đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, cơ quan đó sẽ tiến hành xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm).

Bước 2: Chị lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng một trong các hình các hình thức sau:

Thứ nhất, tố giác bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);

–  Thứ hai, tố giác bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).

Bước 3: Sau đó, chị theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, kiến nghị khởi tố nhưng chị chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì chị có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật mà chị chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì chị có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thực hiện hành vi tống tiền người khác theo nhóm bị xử lý thế nào?

 

>> Thực hiện hành vi tống tiền người khác theo nhóm bị xử lý như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174 

Căn cứ tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về đồng phạm:

Một là, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Hai là, người phạm tội phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Ba là, người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức được hiểu là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục được hiểu là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Cuối cùng là, người giúp sức. Đây là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Bốn là, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Theo quy định của pháp luật hình sự: đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm. Tức là tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm trong tội phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ; tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến tội tống tiền. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.

 

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp