Tống đạt là gì? Là câu hỏi được nhiều người thắc mắc trong quá trình tố tụng. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật về tổng đạt văn bản và thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản. Kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư!
>> Tư vấn quy định về Tống đạt là gì? Gọi ngay 1900.6174
Tống đạt là gì?
>> Tống đạt là gì? Gọi ngay 1900.6174
Mỗi khi tham gia vào một quá trình tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng phải tiếp nhận rất nhiều những văn bản của cơ quan nhà nước. Ví dụ như: Khi là bị đơn của một vụ án dân sự, chúng ta sẽ nhận được những văn bản thông báo từ phía tòa án, văn bản triệu tập tại Tòa … Việc cơ quan có thẩm quyền chuyển các văn bản tố tụng này đến những bên liên quan sẽ được gọi là tống đạt văn bản.
Vậy, tống đạt là gì? Tống đạt văn bản có thể được hiểu là việc bàn giao văn bản tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng (như tòa án, Viện kiểm sát) hay các cơ quan thi hành án … cho các đương sự một cách chính thức và mang tính chất áp đặt lên người được tống đạt để các bên buộc phải biết về tình trạng pháp lý của mình trong một vụ việc cụ thể. Việc nói tống đạt mang tính “áp đặt” ở đây có nghĩa là người nhận văn bản được tống đạt cần phải có trách nhiệm để tiếp nhận nó (dù muốn hay không) theo một cách bắt buộc.
Tống đạt còn được hiểu là sự dịch chuyển của tài liệu nhưng chỉ được áp dụng với những chủ thể là văn bản tố tụng, văn bản tố tụng được hiểu là:
– Bản án của tòa án;
– Quyết định của tòa án;
– Giấy báo, giấy mời của tòa án, giấy triệu tập;
– Giấy mời, biên bản của cơ quan thi hành án;
Các quyết định, kết luận của cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát…)
…
Chính vì vậy, việc tống đạt các văn bản tố tụng phải do những người có thẩm quyền thực hiện, ví dụ như: Thẩm phán, thư ký tòa án, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, nhân viên bưu điện và các đơn vị thừa phát lại.
Ví dụ: Tòa án nhân dân quận B giao cho Thư ký tòa án tống đạt Giấy triệu tập tới nơi ở của bị đơn trong một vụ án là Ông A để ông có mặt và tham dự phiên tòa xét xử vào ngày 23-08-2020. Trong trường hợp này, ông A bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia phiên tòa, nếu ông A cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng chính bởi ý nghĩa quan trọng của việc tống đạt văn bản tố tụng nên pháp luật quy định người có thẩm quyền và nghĩa vụ thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng nếu như không làm đúng trách nhiệm của mình thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: ông A là thư ký tòa án và được phân công tống đạt quyết định triệu tập đối với một nhân chứng tham gia một vụ án hình sự. Ông A lại nhờ người khác gửi văn bản đến cho nhân sự thay vì việc tự mình gửi văn bản đi. Kết quả là nhân chứng của vụ án không nhận được Giấy triệu tập và không có mặt tại phiên tòa, dẫn đến việc Phiên Tòa phải hoãn xử. Trong trường hợp này, ông A có thể sẽ bị xử lý kỷ luật.
Dưới góc độ của tố tụng dân sự, tống đạt văn bản tố tụng được coi là hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự bằng văn bản tố tụng và buộc họ phải nhận. Đối với việc tống đạt văn bản qua đường bưu điện, Điều 173 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định những phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tới cá nhân, tổ chức, cơ quan liên quan được thực hiện bằng những phương thức sau đây:
– Cấp, tống đạt, thông báo bằng cách trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo;
– Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc yêu cầu của người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về việc giao dịch điện tử;
– Niêm yết công khai văn bản;
– Thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng;
– Cấp, tống đạt, thông báo bằng các phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.
Như vậy, do Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 không quy định rõ về trình tự, thủ tục tiến hành việc tống đạt nên trên thực tiễn, các Tòa án gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. Hiện nay, việc tống đạt văn bản tố tụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan qua bưu điện được thực hiện qua hai hình thức: Tống đạt thường và chuyển phát nhanh. Trong mỗi hình thức tống đạt đó được chia ra hai cách thức là không hồi báo và có hồi báo.
Tuy nhiên, các văn bản thể hiện việc chuyển giao văn bản tố tụng giữa Tòa án và bưu điện không có những phần nội dung để Tòa án có thể ghi số hiệu, ngày tháng ban hành văn bản tố tụng cũng như ghi thời gian triệu tập, mời đương sự, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa và càng không có mục yêu cầu nhân viên bưu điện phải giao tận tay cho người được tống đạt.
Hơn nữa, việc tống đạt văn bản tố tụng thường được chuyển qua nhiều đầu mối vận chuyển nên người giao tận tay văn bản cho người được tống đạt văn bản tố tụng lại không phải là người nhận văn bản từ cán bộ có thẩm quyền ban đầu. Chính vì vậy, những văn bản chỉ chuyển tới địa điểm mà Tòa án đã xác định trên bao thư, còn việc người nhận có tên trên bao thư ký nhận hay không, không được nhân viên bưu điện quan tâm tới.
Bởi vậy nên rất nhiều trường hợp người khác không phải là người được tống đạt sẽ nhận thay nhưng khi đó, nhân viên bưu điện không ghi rõ người nhận là ai, có quan hệ như thế nào với người được tống đạt. Điều này dẫn đến hậu quả là khi tới thời gian mở phiên họp để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đối chất và đưa ra xét xử… trường hợp đương sự được triệu tập không tới thì rất khó để đảm bảo thủ tục tống đạt của Tòa án có hợp lệ hay không.
Mọi thắc mắc về vấn đề tống đạt là gì theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý thành công cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Quy định của pháp luật về tống đạt văn bản tố tụng
Chị Phương Khanh (Đồng Tháp) có câu hỏi:
“Thưa luật sư! Cách đây khoảng 2 ngày, tôi có nhận được một văn bản triệu tập của Tòa án vì lý do là chủ nhà cũ của tôi khởi kiện tôi vì lý do không trả tiền thuê trọ trong 6 tháng. Người gửi văn bản yêu cầu tôi nhận và nói rằng đây là văn bản tố tụng được tống đạt tới tôi và tôi bắt buộc phải làm theo. Vậy, xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về tống đạt văn bản tố tụng? Tôi xin cảm ơn!”
>> Tống đạt văn bản tố tụng được pháp luật quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Xin chào chị Khanh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và xem xét câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
– Khoản 1 Điều 174 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tính hợp lệ của việc tống đạt văn bản tố tụng như sau:
“việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì được coi là hợp lệ”.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp do không có quy định về chế độ kiểm tra việc chuyển giao văn bản tố tụng cho người được tống đạt từ phía người trung gian nên dễ dẫn tới việc người trung gian không giao hoặc không giao đúng thời hạn cho người được tống đạt, dẫn tới việc người được tống đạt không thể biết về việc Tòa án triệu tập mình để tham gia tố tụng.
Theo Điều 172 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định, nhân viên của tổ chức dịch vụ bưu chính thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng. Tuy nhiên, điều luật này không quy định cụ thể về nghĩa vụ của họ trong việc nhận tống đạt văn bản tố tụng.
– Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng còn chưa phù hợp với thực tiễn. Điều 180 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng thì những trường hợp cần phải thực hiện theo phương thức tống đạt trên phương tiện thông tin đại chúng bao gồm:
+ Khi pháp luật có quy định hoặc khi có căn cứ cho rằng việc niêm yết công khai không đảm bảo cho vấn đề người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt, thông báo tới người đó;
+ Trong trường hợp có yêu cầu của những đương sự khác.
Tuy nhiên, quy định này không thực sự khả thi và trên thực tế, có rất ít Tòa án thực hiện thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 không có những quy định cụ thể nhằm loại trừ những văn bản tố tụng nào được phép bỏ qua thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, cho nên, về nguyên tắc, tất cả những văn bản tố tụng đều cần phải lần lượt được tống đạt qua những bước từ trực tiếp cho đến thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, xét về nghĩa vụ chịu chi phí cho việc tiến hành thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, theo quy định tại khoản 2 Điều 180 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì đương sự sẽ là chủ thể phải chịu chi phí đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ khi họ là người yêu cầu. Trong trường hợp họ không yêu cầu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà khi pháp luật có quy định khác hoặc có căn cứ để xác định là việc niêm yết công khai trước đó không bảo đảm cho người được tống đạt nhận được thông tin về văn bản tố tụng thì đương sự không phải chịu lệ phí đăng báo, đài.
Trong trường hợp này, lệ phí cho việc đăng báo, đài có được Tòa án chi ra hay không và nếu Tòa án là chủ thể phải chịu thì được quyết toán vào đâu? Đây cũng là một trong những bất cập cần được hướng dẫn cụ thể hơn. Chính vì vậy, hầu hết Tòa án khi cấp, tống đạt, thông báo thường chỉ dừng lại ở mức niêm yết công khai, việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng sẽ chỉ được thực hiện khi đương sự có yêu cầu.
Mọi thắc mắc về vấn đề tống đạt văn bản tố tụng theo quy định hiện hành, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Tội vu khống bị xử phạt như thế nào? Luật hình sự mới nhất
Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt và thông báo
Anh Bảo Huy (Đồng Nai) có câu hỏi:“Xin chào luật sư! Theo tôi được biết, để các đương sự trong một vụ việc biết được tình trạng pháp lý cũng như vai trò tham gia phiên tòa,… của mình thì cơ quan có thẩm quyền cần phải thông báo tới họ thông qua các hình thức như cấp, tống đạt và thông báo. Vậy, các văn bản tố tụng nào phải được cơ quan có thẩm quyền cấp, tống đạt và thống báo tới đương sự? Mong luật sư sớm giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!”
>> Những văn bản được cấp, thông báo, tống đạt là gì? Gọi ngay 1900.6174
Xin chào anh Huy! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Những văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo cho những người có liên quan tới vụ việc dân sự là những văn bản tố tụng liên quan tới các quyền và nghĩa vụ của họ. Trên cơ sở đó, phạm vi các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo tới những người liên quan đến vụ việc được quy định tại Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm:
– Thông báo, giấy triệu tập, giấy báo, giấy mời trong tố tụng dân sự;
– Bản án, quyết định của toà án;
– Quyết định kháng nghị của viện kiểm sát; những văn bản của cơ quan thi hành án dân sự;
– Những văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.
Trong quá trình tiến hành tố tụng, tùy theo từng loại văn bản tố tụng, cơ quan ban hành văn bản tố tụng và những người có thẩm quyền của những cơ quan này tiến hành việc cấp, tống đạt hoặc thông báo tới những người tham gia tố tụng và những người có liên quan đến đến việc giải quyết vụ việc dân sự cũng như việc thi hành án dân sự. Trong trường hợp mà cơ quan ban hành văn bản tố tụng hay chủ thể có thẩm quyền của cơ quan này không tiến hành việc cấp, tống đạt hoặc thông báo thì những chủ thể tham gia tố tụng hoặc những người có liên quan đến việc xem xét, giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có thẩm quyền yêu cầu họ thực hiện cấp, tống đạt hoặc thông báo cho mình những văn bản này theo đúng thủ tục và trong thời hạn mà pháp luật quy định. Trường hợp không được đáp ứng thì họ có quyền khiếu nại tới người có thẩm quyền của những cơ quan này hay cơ quan quản lý cấp trên của những cơ quan đó giải quyết.
Mọi thắc mắc về các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt và thông báo theo quy định hiện hành, vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
>> Xem thêm: Tội đánh bạc bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật 2022
Ai là người có quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng?
Anh Nguyễn Hoàng (Lạng Sơn) có câu hỏi:“Tôi có cho một người bạn vay một khoản tiền, tuy nhiên, đã quá hạn trả nợ mà người bạn này chưa trả tiền cho tôi. Chính vì vậy, tôi đã khởi kiện anh này để đòi lại tài sản của mình. Sau khi đơn kiện của tôi được Tòa án thụ lý, tôi nhận được văn bản tống đạt của Ủy ban nhân dân xã nơi tôi cư trú. Vậy, Ai là người có quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng? Ủy ban nhân dân xã tiến hành tống đạt văn bản tố tụng tới tôi như vậy có đúng thẩm quyền không? Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Những chủ thể có thẩm quyền tống đạt là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào anh Hoàng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi vấn đề thắc mắc đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu vấn đề của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Về chủ thể tiến hành các hoạt động cấp, tống đạt và thông báo, điều 172 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự đang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi mà người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi có yêu cầu của Tòa án .
– Chủ thể tiến hành tố tụng, người của các cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tới người tham gia tố tụng.
– Trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là chủ thể thực hiện việc cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng.
– Chủ thể có chức năng tống đạt.
– Nhân viên của tổ chức dịch vụ bưu chính.
– Những người mà pháp luật có quy định khác.
Lưu ý: Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải được thực hiện bằng các phương thức như: Niêm yết công khai, Cấp, tống đạt, thông báo bằng cách trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng….
Như vậy, trong trường hợp của anh, Ủy ban nhân dân xã cũng là một trong những chủ thể có thể tiến hành tống đạt tới đương sự nên Ủy ban nhân dân xã thực hiện tống đạt văn bản tố tụng tới anh là đúng thẩm quyền.
Mọi thắc mắc về ai là người có quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết
Nghĩa vụ của người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
Chị Tố Uyên (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau: việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng là một trong những hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi đó, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thông tin tới những người liên quan tới vụ việc. Vậy, nghĩa vụ của người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng là gì? Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Nghĩa vụ của người tiến hành tống đạt là gì? Liên hệ 1900.6174
Xin chào chị Uyên! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:
Xét về nguyên tắc, cơ quan nào ban hành ra văn bản tố tụng phải tiến hành cấp, tống đạt hoặc thông báo cho những người tham gia tố tụng hoặc những người liên quan tới vụ việc văn bản tố tụng. Theo như nguyên tắc này, các điều 170, Điều 172 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Các cơ quan tiến hành tố tụng như Toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án có nghĩa vụ phải cấp, tống đạt hoặc thông báo những văn bản tố tụng tới những người liên quan tới vụ việc dân sự. Chủ thể tiến hành tố tụng hoặc những cán bộ của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có quyền hạn và có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ của những cơ quan này trong việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng tới người tham gia tố tụng. Ngoài ra, nhằm giúp những cơ quan ban hành ra các văn bản tố tụng thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng thì các cơ quan khác như uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự đang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi mà người tham gia tố tụng dân sự làm việc; đương sự trong vụ việc, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự; nhân viên của tổ chức dịch vụ bưu chính, chủ thể có chức năng tống đạt và những chủ thể khác mà pháp luật có quy định cũng sẽ có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.
Chủ thể có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng tới những người tham gia tố tụng phải thực hiện đúng với nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp mà chủ thể đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ đó của mình thì tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi mà những người này có thể sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ của mình mà gây ra thiệt hại thì phải tiến hành bồi thường cho người bị hại theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc về nghĩa vụ của người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Phương thức và thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
Chị Quỳnh Mai (Phú Nhuận) có câu hỏi:“Tôi là một trong những nhân chứng của vụ việc dân sự giữa những người hàng xóm của tôi, chính vì vậy mà tôi có nhận được một văn bản tố tụng được tống đạt tới. Tuy nhiên, tôi cảm thấy phương thức tống đạt này không được đúng. Vậy, xin hỏi, phương thức và thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật là gì? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Phương thức tiến hành tống đạt là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào chị Mai! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã phân tích và đưa ra phản hồi như sau:
Trên thực tế, những văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo cho những người tham gia tố tụng và những người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng rất đa dạng, do đó những phương thức cấp, tổng đạt và thông báo các văn bản tố tụng cũng được quy định rất đa dạng. Tuỳ theo từng trường hợp, việc cấp, tổng đạt và thông báo các văn bản tố tụng tới người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo phương thức nhất định nhằm bảo đảm được hiệu quả của việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng.
Theo quy định tại điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có những phương thức cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng như sau: trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua người thứ ba được uỷ quyền; qua phương tiện điện tử; niêm yết công khai; thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng và những phương thức khác mà pháp luật có quy định.
Trong trường hợp mà chủ thể thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng tới người tham gia tố tụng không phải là toà án hay các cơ quan ban hành ra văn bản tố tụng hoặc cán bộ của những cơ quan đó thì người thực hiện việc cấp, tống đạt và thông báo phải tiến hành thông báo ngay kết quả của việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho Toà án hoặc các cơ quan ban hành ra văn bản tố tụng đó.
Mọi thắc mắc về phương thức và thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Người được cấp tống đạt vắng mặt, phải làm thế nào?
>> Người được cấp tống đạt vắng mặt phải làm thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào anh Tú! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Trước hết, về vấn đề tống đạt là gì? Thì tống đạt văn bản tố tụng được coi là hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự bằng văn bản tố tụng và buộc họ phải nhận.
Về vấn đề người nhận tống đạt vắng mặt, tại khoản 5 Điều 177 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Trong trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì chủ thể thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải có nghĩa vụ lập biên bản và giao văn bản tố tụng cho người thân thích có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có cùng nơi cư trú với họ hoặc các chủ thể khác như: tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận thay cho người được tống đạt hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này phải cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Biên bản bàn giao này phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
Theo quy định của điều luật trên, khi người được tống đạt không có mặt thì người thực hiện tống đạt cần phải lập văn bản và giao văn bản cho người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với người vắng mặt hoặc giao cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn,… để ký nhận.
Đồng thời, cũng yêu cầu những người này phải cam kết sẽ giao lại văn bản tố tụng cho người được tống đạt. Biên bản bàn giao này sẽ được lưu lại trong hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp không tiến hành tống đạt được Giấy triệu tập cho đương sự thì người thực hiện tống đạt cần phải lập biên bản về việc không thể thực hiện được tống đạt và có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc công an xã, phường, sau đó tiến hành niêm yết công khai văn bản cần tống đạt cho đương sự theo quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc về giải quyết việc người nhận tống đạt vắng mặt theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Bài viết trên đây là câu trả lời cho những vấn đề xung quanh tống đạt là gì theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.