Trợ cấp mất việc làm: 5 lưu ý cho người lao động

Khi người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tái cơ cấu, khó khăn kinh tế hoặc lý do khách quan khác, việc được nhận “trợ cấp mất việc làm” là quyền lợi được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, theo thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, trong quý I/2025, có đến 30% trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không được chi trả đúng mức trợ cấp mất việc theo quy định.

Nắm rõ quy định về trợ cấp mất việc làm, cách tính trợ cấp, và điều kiện hưởng là điều bắt buộc với cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Trong bài viết này, Tổng đài Pháp Luật – nhóm Luật sư tư vấn pháp luật lao động sẽ cung cấp những phân tích chính xác, cập nhật nhất giúp các bên phòng tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

>>> Thanh toán ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua mọi thách thức pháp luật!

Đặt lịch tư vấn

TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM LÀ GÌ?

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:

Trợ cấp mất việc làm

  1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Đồng thời, căn cứ khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể hiểu trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp dưới đây:

– Trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 42 Bộ luật Lao động 2019).

– Trường hợp người sử dụng lao động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 43 Bộ luật Lao động 2019).

tro-cap-mat-viec-lam

ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

Quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi họ đáp ứng đủ đồng thời 2 điều kiện:

1) Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên.

2) Người lao động thuộc đối tượng bị mất việc do:

  • Doanh nghiệp thực hiện thay đổi cơ cấu (sản phẩm, quy trình vận hành, máy móc, công nghệ…), tổ chức lại lao động, thiết bị sản xuất, ngành, nghề kinh doanh;
  • Doanh nghiệp chịu tác động do khủng hoảng, suy thoái kinh tế;
  • Doanh nghiệp phải thực hiện theo các cam kết quốc tế về sản xuất hoặc chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu kinh tế;
  • Doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
  • Doanh nghiệp bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản;

Như vậy người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp có thời hạn từ đủ 1 năm trở lên và nghỉ việc do nguyên nhân khách quan sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp mất việc theo quy định.

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

Theo Khoản 1, Điều 47, Bộ luật lao động 2019, quy định về mức hưởng trợ cấp mất việc làm đối với người lao động đủ đáp ứng đủ 02 điều kiện kể trên sẽ được nhận tiền trợ cấp mất việc cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Công thức tính mức hưởng trợ cấp mất việc làm

Để tính mức hưởng trợ cấp do mất việc người lao động có thể áp dụng công thức tính sau:

Mức hưởng trợ cấp = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Như vậy người lao động làm việc trên 2 năm (24 tháng) sẽ áp dụng công thức trên bình thường để tính toán được mức hưởng trợ cấp mất việc làm. Trong trường hợp người lao động có thời gian làm việc thấp hơn 2 năm thì mức hưởng trợ cấp mất việc ít nhất là 2 tháng tiền lương.

Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc

Khoản 3, Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc trước đó.

Thời gian hưởng trợ cấp = Tổng thời gian làm việc thực tế (1) – Thời gian đã tham gia BHTN (2) – Thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc (3)

(1) Tổng thời gian làm việc thực tế bao gồm các khoảng thời gian:

  1.   Trực tiếp làm việc và thử việc;
  2.   Được người sử dụng lao động cử đi học;
  3.   Nghỉ hưởng chế độ BHXH như ốm đau, thai sản và nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà lương do người sử dụng lao động trả;
  4.   Nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;
  5.   Ngừng việc không do lỗi của người lao động;
  6.   Nghỉ hằng tuần;
  7.   Nghỉ việc hưởng nguyên lương;
  8.   Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;
  9.   Bị tạm đình chỉ công việc.

(2) Thời gian đã tham gia BHTN là khoảng thời gian người lao động đã tham gia BHTN và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng đã được doanh nghiệp chi trả cùng với tiền lương một khoản tương đương với mức đóng BHTN.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc sẽ được làm tròn theo từng năm một (12 tháng).

  • Năm có lẻ ít hơn hoặc bằng 6 tháng được tính là 1/2 năm
  • Lớn hơn 6 tháng thì làm tròn là 1 năm.

Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp mất việc

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145 thì tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề căn cứ theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng cuối cùng.

Trong trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu thì tiền lương tính hưởng trợ cấp sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng tại thời điểm tính hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

tro-cap-mat-viec-lam

CÁCH TÍNH TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM THEO QUY ĐỊNH MỚI

Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp mất việc làm cho NLĐ như sau:

  • Số tiền trợ cấp mất việc được trả tương ứng với số năm làm việc của NLĐ;
  • Mỗi năm làm việc, NLĐ sẽ được hưởng 1 tháng tiền lương, nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương. 

Công thức tính trợ cấp mất việc:

Trợ cấp mất việc = Tiền lương tính trợ cấp mất việc x Thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc

Trong đó:

Tiền lương tính trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi mất việc theo HĐLĐ và được tính đủ 12 tháng. Các trường hợp lẻ tháng sẽ được tính như sau:

  • Thời gian làm việc từ dưới 6 tháng: Tiền lương tính trợ cấp bằng 1/2 năm làm việc;
  • Thời gian làm việc trên 6 tháng: Tiền lương tính trợ cấp bằng 1 năm làm việc.

Công thức tính thời gian làm việc hưởng trợ cấp mất việc:

Thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc = Thời gian làm việc thực tế Thời gian tham gia BHTN Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Trong đó:

  • Thời gian làm việc thực tế bao gồm:
    • Thời gian làm việc trực tiếp;
    • Thời gian thử việc;
    • Thời gian được NSDLĐ cử đi học;
    • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau;
    • Thời gian nghỉ điều trị do TNLĐ – BNN khi làm việc cho NSDLĐ;
    • Thời gian nghỉ thực hiện nghĩa vụ công cho NSDLĐ;
    • Thời gian ngừng làm việc không phải lỗi từ NLĐ;
    • Thời gian nghỉ hàng tuần;
    • Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
    • Thời gian làm nhiệm vụ cho tổ chức đại diện NLĐ;
    • Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
  • Thời gian tham gia BHTN bao gồm:
    • Thời gian đã đóng BHTN;
    • Thời gian NLĐ thuộc đối tượng không bắt buộc tham gia BHTN nhưng được NSDLĐ trả một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN cho NLĐ khi chi trả tiền lương.

DOANH NGHIỆP KHÔNG TRẢ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM SẼ BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO?

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt liên quan đến trợ cấp mất việc cho người lao động như sau:

Phạt tiền đối với NSDLĐ nếu có hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc cho NLĐ. Mức phạt sẽ dựa trên số lượng NLĐ mất việc, cụ thể:

Mức phạt tiền Số lượng NLĐ mất việc
1.000.000 – 2.000.000 đồng 1 – 10
2.000.000 – 5.000.000 đồng 11 – 50
5.000.000 – 10.000.000 đồng 51 – 100
10.000.000 – 15.000.000 đồng 101 – 300
15.000.000 – 20.000.000 đồng Từ 301 trở lên

Lưu ý:

Mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với hành vi không trả đủ số tiền trợ cấp, ngoài bị phạt tiền như trên, NSDLĐ còn buộc trả đủ số tiền trợ cấp mất việc cho NLĐ kèm với khoản tiền lãi của số tiền trợ cấp chưa trả đủ. 

Khoản tiền lãi này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm xử phạt.

Kết luận từ Luật sư tư vấn pháp luật lao động – Tổng đài Pháp Luật

Trợ cấp mất việc làm không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với doanh nghiệp khi chấm dứt quan hệ lao động do tái cơ cấu, khó khăn kinh tế. Việc tính sai, chi thiếu hay không chi trả trợ cấp có thể dẫn đến tranh chấp kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín doanh nghiệp và đời sống người lao động.

Tổng đài Pháp Luật cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong mọi tình huống pháp lý liên quan đến hợp đồng, nghỉ việc, bảo hiểm và tranh chấp lao động.

tro-cap-mat-viec-lam

>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!

Đặt lịch tư vấn

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch