Trưng dụng đất là gì? Là vấn đề được nhiều người dân đặc biệt quan tâm. Trên thực tế, trưng dụng đất rất ít khi xảy ra, tuy nhiên, người sử dụng đất cần lưu ý một số thông tin về khái niệm trưng dụng đất, thủ tục trưng dụng đất theo quy định và các vấn đề pháp lý liên quan. Trong bài viết dưới đây, Luật sư Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến trưng dụng đất là gì, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Tư vấn quy định về trưng dụng là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trưng dụng đất là gì?
>> Trưng dụng đất là gì, gọi ngay 1900.6174
Hiện nay, pháp luật đất đai chưa có khái niệm giải thích cụ thể về trưng dụng đất là gì? Tuy nhiên, căn cứ vào nghĩa của cụm từ trưng dụng đất và các trường hợp trưng dụng đất thì có thể hiểu về trưng dụng đất như sau:
Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai tạm thời lấy đất của người sử dụng đất nhằm mục đích sử dụng cho một công việc nào đó hoặc do yêu cầu đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến trưng dụng đất là gì, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư trực tiếp hỗ trợ nhanh nhất!
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật đất đai, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự,… Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, tổng đài đã hỗ trợ và tư vấn pháp lý thành công cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp kịp thời!
Khi nào Nhà nước trưng dụng đất?
>> Các trường hợp Nhà nước trưng dụng đất là gì, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật đất đai 2013 quy định về việc Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong trường hợp chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hay phòng, chống thiên tai, bão lũ.
>> Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp theo quy định pháp luật như thế nào?
Hình thức và hiệu lực của trưng dụng đất là gì?
>> Tư vấn về hình thức và hiệu lực của trưng dụng đất theo quy định, gọi ngay 1900.6174
Quyết định trưng dụng đất phải được thực hiện bằng văn bản, đối với trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định trưng dụng đất bằng văn bản thì cá nhân có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận về việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Theo đó, quyết định trưng dụng đất sẽ có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
Về quyết định trưng dụng đất bằng lời nói phải tuân thủ thực hiện các quy định tại Điều 26 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008, cụ thể như sau:
Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói.
Khi đưa ra quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải tiến hành viết giấy xác nhận về việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng tài sản.
Về nội dung giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản cần:
– Ghi rõ họ, tên, tên đệm, chức vụ, đơn vị đang công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản
– Ghi rõ họ trên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản hợp pháp
– Ghi rõ tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng
– Nêu rõ mục đích, thời hạn trưng dụng
– Trình bày đầy đủ tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý tài sản, sử dụng tài sản trưng dụng.
Trong đó, thời gian chậm nhất là 48 giờ tính từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói. Ngoài ra, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói phải có trách nhiệm xác nhận về việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng dưới hình thức văn bản.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về nội dung cần phải có của quyết định trưng dụng đất và văn bản xác nhận việc trưng dụng đất bao gồm những trường thông tin sau:
– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đưa ra quyết định trưng dụng đất
– Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất hợp pháp
– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng
– Mục đích và thời hạn trưng dụng đất
– Vị trí, diện tích, loại đất và tài sản gắn liền với đất trưng dụng
– Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
Trên đây là giải đáp của Luật sư về hình thức và hiệu lực của trưng dụng đất là gì? Trong trường hợp bạn đọc cần bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Xem thêm: Biên bản bàn giao đất – Cập nhập mẫu phổ biến nhất năm 2022
Thẩm quyền trưng dụng đất
>> Ai là người có thẩm quyền trưng dụng đất theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 về thẩm quyền quyết định trưng dụng đất và quyết định gia hạn trưng dụng đất bao gồm:
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Bộ trưởng Bộ Công an
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
– Bộ trưởng Bộ Y tế
– Bộ trưởng Bộ Công Thương
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Lưu ý: Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất không được phép phân cấp thẩm quyền cho bất kỳ người nào khác.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về thẩm quyền quyết định trưng dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!
Thời hạn, nghĩa vụ khi trưng dụng đất
>> Thời hạn và nghĩa vụ trưng dụng đất được quy định như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
* Thời hạn trưng dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 thì thời hạn trưng dụng đất được quy định rõ không quá 30 ngày tính từ ngày ra quyết định trưng dụng đất và quyết định đó có hiệu lực thi hành.
Đối với một số trường hợp như trong hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng đất được tính kể từ ngày ra quyết định trưng dụng đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp.
Nếu khi hết thời hạn trưng dụng đất được quy định mà mục đích của việc trưng dụng đất chưa được hoàn thành thì được phép gia hạn thêm thời hạn trưng dụng nhưng không được quá 30 ngày. Trong đó, quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thực hiện dưới hình thức văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi hết thời hạn trưng dụng theo quy định.
*Nghĩa vụ của trưng dụng đất là gì?
Đối với người có đất trưng dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định trưng dụng.
Nếu trong trường hợp quyết định trưng dụng đất được thực hiện theo đúng quy định pháp luật nhưng người có đất trưng dụng không nghiêm chỉnh chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất đưa ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc có thể giao phó cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện – nơi có đất trưng dụng tổ chức việc cưỡng chế thi hành án.
Bên cạnh đó, người có thẩm quyền trưng dụng đất phải có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng một cách có mục đích, hiệu quả, thực hiện hoàn trả đất khi đã hết thời hạn trưng dụng theo quy định hoặc bồi thường thiệt hại từ việc trưng dụng đất gây nên.
Như vậy, trên đây là chia sẻ của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về thời hạn và nghĩa vụ trưng dụng đất hiện nay. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp!
>> Xem thêm: Quyền sử dụng đất là gì? Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?
Trình tự, thủ tục trưng dụng đất
>> Luật sư tư vấn thủ tục trưng dụng đất nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo nội dung Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự thực hiện thủ tục trưng dụng đất bao gồm:
Bước 1: Người có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng đất
Đầu tiên, người có thẩm quyền trưng dụng đất ban hành quyết định trưng dụng đất, quyết định xác nhận về việc trưng dụng đất gồm nội dung: Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất, tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý hoặc sử dụng đất trưng dụng, mục đích và thời hạn trưng dụng đất, thời gian bàn giao đất trưng dụng,…
Sau đó, tiến hành trưng dụng đất theo quyết định đã ban hành của người có thẩm quyền trưng dụng đất
Bước 2: Bàn giao trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thời hạn trưng dụng đất khi hết thời hạn thì cần phải thực hiện hoàn trả đất, cụ thể như sau:
Theo đó, người có thẩm quyền quyết định đất trưng dụng sẽ ban hành quyết định về hoàn trả đất trưng dụng, sau đó gửi cho người có đất bị trưng dụng.
Nếu người có đất trưng dụng tặng cho Nhà nước theo hình thức tự nguyện thì cần thực hiện thủ tục cho tặng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện thủ tục trưng dụng đất, nếu bạn đọc còn gặp bất kỳ vướng mắc hay khó khăn nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được Luật sư, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ tận tình và triệt để vấn đề của bạn!
Bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra
>> Mức bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 7 Điều 72 Luật đất đai 2013 thì việc bồi thường thiệt hại cho việc trưng dụng đất gây ra được thực hiện theo trình tự sau:
– Theo quy định, người có đất trưng dụng sẽ được bồi thường thiệt hại nếu trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại và người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập cho việc trưng dụng đất gây ra.
– Nếu đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng tiền được tính theo giá thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại đúng thời điểm thực hiện thanh toán.
– Trường hợp người đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do chính việc trưng dụng đất này gây ra thì mức bồi thường thiệt hại được xác định căn cứ dựa vào mức thiệt hại về thu nhập thực tế của người đó, trong đó tính từ ngày giao đất trưng dụng cho đến ngày hoàn trả đất trưng dụng, thời gian này được ghi chi tiết trong quyết định về việc hoàn trả đất trưng dụng.
Theo đó, mức thiệt hại về thu nhập trên thực tế phải phù hợp với mức thu nhập do đất trưng dụng gây ra trong điều kiện bình thường và trước thời điểm trưng dụng đất
Trong đó, Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra bao gồm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thực hiện thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra dựa trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất cùng với hồ sơ địa chính.
Căn cứ theo mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng đã xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện sẽ đưa ra quyết định bồi thường thiệt hại.
– Theo quy định, mức tiền bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả 1 lần và chi trả trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong khoảng thời hạn không được quá 30 ngày tính từ ngày hoàn trả đất.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp tận tình.
>> Xem thêm: Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chi tiết nhất
So sánh thu hồi đất và trưng dụng đất
>> Điểm giống nhau giữa thu hồi đất và trưng dụng đất là gì? Gọi ngay 1900.6174
Xét về mặt giống nhau, thu hồi đất và trưng dụng đất đều có nghĩa là Nhà nước lấy lại đất mà người dân đang sử dụng. Theo đó, trong Luật đất đai năm 2013 cùng các văn bản hiện hành đều quy định rất rõ và chi tiết và thủ tục thu hồi đất và trưng dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 2 thủ tục hành chính luôn có sự tồn tại khác biệt nhất định.
Thu hồi đất | Trưng dụng đất | |
Mục đích,
căn cứ |
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai năm 2013, Nhà nước tiến hành thu hồi đất trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đất theo yêu cầu của Nhà nước như: bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội,.. – Thu hồi đất đương nhiên như: Do hết thời hạn sử dụng đất, chủ sở hữu tự nguyện hoàn trả lại đất hoặc do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người – Thu hồi đất do vi phạm quy định của pháp luật đất đai như: Sử dụng đất đai không hợp pháp, có hành vi lấn chiếm, chiếm đoạt đất đai,.. |
Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật đất đai năm 2013, nhà nước tiến hành trưng dụng đất chỉ trong trường hợp cần thiết để sử dụng với mục đích thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, hoặc trong hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, bão lũ. |
Trình tự thực hiện | Cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện ra quyết định thu hồi đất bằng văn bản | Người có thẩm quyền trưng dụng đất ra quyết định (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện) trưng dụng đất bằng văn bản hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể ra quyết định bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận về việc quyết định trưng dụng đất. |
Bồi thường thiệt hại | Trong các trường hợp thu hồi đất, trừ trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất đai theo pháp luật, tự nguyện hoàn trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì đối với người bị thu hồi đất được Nhà nước bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở khung giá bồi thường của Nhà nước. | Khi bị trưng dụng đất, người dân sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại với điều kiện trong quá trình trưng dụng đất gây ra thiệt hại. |
Như vậy, trên đây Luật sư đã phân biệt hai hình thức thu hồi đất và trưng dụng đất dựa trên các khía cạnh pháp lý. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết nhất!
Như vậy bài viết trên đây là chia sẻ của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật liên quan đến chủ đề trưng dụng đất là gì, các thủ tục hành chính cùng vấn đề pháp lý xoay quanh. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, chi tiết, đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi đến đường dây nóng 1900.6174 để được kết nối Luật sư, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đất đai và lắng nghe tư vấn chi tiết nhất!