Truy tố là gì? Phân biệt giai đoạn truy tố và khởi tố trong vụ án hình sự?

Truy tố là một trong các giai đoạn tố tụng hình sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm. Vậy truy tố là gì? Nhiệm vụ của giai đoạn truy tố như thế nào? Có thể bỏ qua giai đoạn truy tố để tiến hành các hoạt động khác được không? Tất cả các vấn đề nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp ngay trong bài viết dưới đây! Nếu bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề gì về giai đoạn truy tố, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự giải đáp miễn phí.

truy-to-la-gi

 

Truy tố là gì? Đặc điểm của giai đoạn truy tố là gì?

 

> Luật sư giải đáp chi tiết truy tố là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trong tiến trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ vụ án cùng kết luận điều tra đề nghị truy tố sang Viện Kiểm Sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.

Chủ thể của giai đoạn truy tố là Viện kiểm sát theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát – cơ quan có chức năng hiến định là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát là đặc trưng cho chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát.

Giai đoạn này gắn liền với vai trò của Viện Kiểm sát, chỉ Viện Kiểm Sát mới có thẩm quyền truy tố, do đây là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố – đưa người bị buộc tội ra trước tòa để xét xử.

Như vậy có thể hiểu, truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong giai đoạn này, Viện Kiểm sát tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá, củng cố chứng cứ trên cơ sở hồ sơ, kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra để quyết định việc truy tố bị can ra trước Tòa án cũng như ban hành các quyết định tố tụng cần thiết khác.

Giai đoạn truy tố bị can có những đặc điểm sau:

– Phát hiện chính xác, kịp thời và nhanh chóng các hành vi phạm tội, đảm bảo không để lọt bất kỳ tội phạm nào.

– Hoạt động truy tố bị can chỉ thực hiện duy nhất trong giai đoạn truy tố này.

– Giai đoạn truy tố phải đảm bảo nguyên tắc: Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cơ quan có thẩm quyền không được giải quyết các nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục được Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề truy tố là gì và các đặc điểm của truy tố. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về giai đoạn truy tố trong tố tụng hình sự, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Án treo là gì? Cách xin hưởng án treo mới nhất năm 2022

Nhiệm vụ của truy tố là gì?

 

> Luật sư tư vấn nhanh chóng nhiệm vụ của truy tố là gì. Gọi ngay 1900.6174

Nhiệm vụ là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng của vị trí đó không bị sai lệch đi.

Căn cứ theo Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Người bị buộc tội có quyền nhưng không bắt buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Giai đoạn truy tố được bắt đầu từ khi Viện Kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do cơ quan điều tra chuyển đến.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Theo Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự như sau:

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện các vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, chủ thể phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không được để lọt tội phạm và các chủ thể phạm tội, không làm oan người vô tội.

Như vậy, giai đoạn truy tố có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ Điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đặt ra “quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật”, “không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội”.

Quyết định việc buộc tội, giai đoạn truy tố có nhiệm vụ xác định vụ án với các chứng cứ mà Cơ quan điều tra thu thập, các chứng cứ mà Viện kiểm sát hiện có đủ hay chưa đủ các căn cứ để truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử, xác định các biện pháp điều tra, biện pháp cưỡng chế trong vụ án đảm bảo hay chưa đảm bảo tính hợp pháp.

Nếu vụ án chưa đủ chứng cứ, chưa bảo đảm tính hợp pháp, Viện kiểm sát sẽ phải thực hiện việc tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền, yêu cầu các bên liên quan cung cấp thêm tài liệu, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thậm chí nếu phát hiện còn có hành vi phạm tội khác, đồng phạm, người phạm tội khác chưa được điều tra thì Viện kiểm sát khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can.

Các quyết định trong giai đoạn truy tố:

– Quyết định truy tố bị can trước Tòa án

Quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử là quyết định tố tụng đặc trưng của giai đoạn truy tố, của Viện kiểm sát, thể hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Hình thức pháp lý của quyết định truy tố bị can là bản cáo trạng.

Bản cáo trạng là sản phẩm của quá trình thu thập chứng cứ từ đầu vụ án đến thời điểm truy tố, thể hiện quan điểm buộc tội chính thức của Nhà nước. Do đó phải dựa trên các chứng cứ được thu thập một cách đầy đủ, bảo đảm tính hợp pháp, tính khách quan, tính liên quan của chứng cứ.

Các chứng cứ được sử dụng trong bản cáo trạng phải được Viện kiểm sát kiểm tra, đánh giá khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ những thời điểm đầu tiên của tố tụng hình sự cho đến thời điểm quyết định việc truy tố. Do đó, bản cáo trạng phải là một sản phẩm buộc tội có căn cứ, xác định đúng tội danh, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự phù hợp với hành vi mà bị can đã thực hiện.

Mặt khác, xuất phát từ nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, bản cáo trạng không chỉ đề cập đến các chứng cứ buộc tội mà còn phải thể hiện kết quả tìm kiếm các chứng cứ gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can. Trong tố tụng hình sự Việt Nam, cáo trạng còn phải thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát về vấn đề dân sự cũng như một số vấn đề khác trong việc giải quyết vụ án.

Nội dung của bản cáo trạng sẽ có những nội dung chính sau:

+ Hành vi phạm tội của bị can; những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm, bao gồm: tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra.

+ Những tình tiết làm sáng tỏ yếu tố lỗi và các yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, bao gồm: thủ đoạn gây án, động cơ gây án và mục đích phạm tội.

+ Các đặc điểm nhân thân của bị can.

+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm của bị cáo.

+ Phần kết luận của bản cáo trạng phải ghi rõ tội danh, căn cứ pháp luật.

– Quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

Theo Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự 2015Thông tư liên tịch số 02/2017/VKSNDTC BCA-BQP-TANDTC ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, để bảo đảm tính có căn cứ, tính hợp pháp của quyết định truy tố cũng như bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ (cho Cơ quan điều tra) để yêu cầu điều tra bổ sung khi thuộc một trong những trường hợp:

Thứ nhất: Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề phải chứng minh mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thiếu chứng cứ quan trọng chính là thiếu chứng cứ để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án quy định tại Điều 85 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bao gồm:

+ Có hay không hành vi phạm tội xảy ra; thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội.

+ Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự; mục đích, động cơ phạm tội của chủ thể tội phạm

+ Các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và các đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

+ Về tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của chủ thể tội phạm gây ra.

+ Nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm

+ Các tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Thứ hai, Viện kiểm sát xét thấy có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự

+ Viện kiểm sát có quyền trả lại hồ sơ khi xét thấy quá trình điều tra, truy tố, cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật. Điều này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật vụ án.

– Quyết định tạm đình chỉ vụ án

Viện kiểm sát sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ sau:

+ Thứ nhất, khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố.

Người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong những bệnh nguy hiểm, đang đe dọa đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong (hùi), lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo…

Việc tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp bị can mắc các bệnh này mà chưa tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Sau khi họ khỏi bệnh, vụ án sẽ được phục hồi để tiếp tục công việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự đối với họ.

+ Thứ hai, khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án.

Khi thời hạn truy tố đã hết mà việc truy nã đã được Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện và Cơ quan điều tra cũng đã có các tài liệu chứng minh vẫn chưa có kết quả truy nã thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

+ Thứ ba, khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Ví dụ như vụ án có 3 bị can, trong đó có một bị can đã có kết luận giám định bị bệnh tâm thần thì chỉ tạm đình chỉ vụ án đối với bị can này, vụ án vẫn tiếp tục với việc truy tố hai bị can còn lại ra trước tòa án để xét xử.

– Quyết định đình chỉ vụ án hình sự

Theo Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Viện kiểm sát sẽ quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155, Điều 157 của Bộ luật nàyĐiều 29 của Bộ luật Hình sự”:

+ Thứ nhất, người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với những vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng người bị hại sau đó lại rút yêu cầu, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức.

+ Thứ hai, phát hiện có căn cứ không khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 157 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

+ Thứ ba, có một trong các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Như vậy câu hỏi nhiệm vụ của truy tố là gì đã được Tổng Đài Pháp Luật nêu trên. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng.

nhiem-vu-cua-truy-to-la-gi

 

>> Xem thêm: Khởi tố bị can là gì? Quy định Luật tố tụng hình sự mới nhất

Quy định về thủ tục đề nghị truy tố

 

> Luật sư giải đáp chi tiết các quy định về thủ tục đề nghị truy tố là gì. Gọi ngay 1900.6174

Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về đề nghị truy tố như sau:

Trong trường hợp Viện kiểm sát đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra cần ghi rõ các nội dung sau:

– Diễn biến hành vi phạm tội

– Chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can

– Thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

– Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế

– Các tình tiết tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến đặc điểm nhân thân của bị can

– Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và vấn đề xử lý vật chứng

– Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án

– Lý do và các căn cứ để đề nghị truy tố

– Vấn đề tội danh, các điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự năm 2015 được áp dụng

– Những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.

– Bản kết luận điều tra phải ghi rõ thông tin về ngày, tháng, năm ra kết luận; thông tin về họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.

Trên đây là các quy định của pháp luật về thủ tục đề nghị truy tố. Để được luật sư hướng dẫn chi tiết và kỹ càng hơn về thủ tục này, liên hệ ngay 1900.6174.

>> Xem thêm: Cưỡng chế là gì? Quy định về việc cưỡng chế [Cập nhật 2022]

Thời hạn quyết định truy tố là bao lâu?

 

> Luật sư tư vấn miễn phí về thời hạn quyết định truy tố. Liên hệ ngay 1900.6174

Căn cứ theo Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọngtội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra 1 trong các quyết định sau:

– Truy tố bị can trước Tòa án

– Tra hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung

– Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can

Trong các trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Cần lưu ý: Thời hạn quy định trên được tính kể từ ngày Viện kiểm sát có thẩm quyền nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

Những quyết định tố tụng trong giai đoạn này được ban hành theo các căn cứ luật định, đồng thời trên cơ sở các cân nhắc, đánh giá của Viện kiểm sát về chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Đây là sự thể hiện của nguyên tắc truy tố bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam (Viện kiểm sát chỉ truy tố và phải truy tố khi có đủ chứng cứ) khác với tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc tùy nghi truy tố (Viện công tố chi truy tố khi có đủ chứng cứ, có thể không truy tố nếu xét thấy không đem lại lợi ích cho xã hội và không thể giải quyết vụ án hình sự – tranh chấp hình sự qua thương lượng nhận tội với bên bị buộc tội).

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về thời hạn quyết định truy tố. Nếu bạn còn thắc mắc nào về thời hạn này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư.

thoi-han-quyet-dinh-truy-to-la-gi

 

>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?

Phân biệt giai đoạn truy tố và khởi tố trong vụ án hình sự?

 

> Hướng dẫn phân biệt giai đoạn truy tố và khởi tố trong vụ án hình sự. Liên hệ ngay 1900.6174

Giai đoạn truy tố và giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đều là hai giai đoạn vô cùng quan trọng trong các giai đoạn tố tụng hình sự. Thứ tự các giai đoạn tố tụng hình sự gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải tuân thủ đầy đủ các giai đoạn tố tụng này.

Nếu không qua giai đoạn khởi tố thì sẽ không có các giai đoạn sau, cụ thể là truy tố. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 giai đoạn này. Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi làm rõ sự khác biệt giữa 2 giai đoạn này trong bảng dưới đây, đảm bảo giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ bản chất của 2 giai đoạn này.

Tiêu chí Truy tố Khởi tố
Khái niệm Truy tố là hoạt động của Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết, dựa trên các hồ sơ, tài liệu của cơ quan điều tra cung cấp, nhằm đưa bị can ra trước Toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Khởi tố là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc có các dấu hiệu tội phạm hoặc khởi tố bị can trong trường hợp có đủ các căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi theo quy định theo BLHS là tội phạm.
Thẩm quyền – Viện kiểm sát nhân dân

– Viện kiểm sát nhân dân cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

– Cơ quan điều tra

– Hội đồng xét xử

– Viện Kiểm sát

– Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Thời hạn ra quyết định Thời hạn là 20 ngày đối với các tội phạm ít nghiêm trọng và các tội phạm nghiêm trọng.

Thời hạn là 30 ngày đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

Trong những trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thể tiến hành gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng thời hạn không quá 10 ngày đối với các tội phạm ít nghiêm trọng và các tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với các tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

 

Trong thời hạn là 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố mà có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể được kéo dài nhưng không quá 2 tháng.

– Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Kết quả Viện kiểm sát nhân dân phải ra một trong các quyết định sau:

– Quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án

– Quyết định: Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

– Quyết định: Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Cơ quan có thẩm quyền phải ra một trong các quyết định sau:

– Quyết định: Khởi tố vụ án hình sự

– Quyết định: Không khởi tố vụ án hình sự

– Quyết định: Tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

 

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về sự khác biệt giữa truy tố và khởi tố trong vụ án hình sự. Trong trường hợp bạn còn nhầm lẫn về 2 giai đoạn này tố tụng này, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng. 

>> Xem thêm: Bị cáo là gì? Bị can, bị cáo khác nhau như thế nào? BLHS 2015

Ý nghĩa của hoạt động truy tố trong một vụ án hình sự

 

> Luật sư giải đáp ý nghĩa của hoạt động truy tố là gì trong vụ án hình sự. Liên hệ ngay 1900.6174

Hoạt động truy tố trong 1 vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội phạm. Giai đoạn truy tố với ý nghĩa xác lập cơ sở pháp lý để Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Luật tố tụng hình sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Giai đoạn truy tố cùng với các giai đoạn trước đó sẽ thực hiện hết “công suất”, thực hiện các bước đầu trong việc xác định tội phạm, tạo tiền đề cho việc xét xử của Tòa án.

Chức năng của Toà án là xét xử. Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về giới hạn của việc xét xử như sau: Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Theo đó, đối với các vụ án hình sự, Tòa án sẽ không thể thực hiện chức năng này nếu không có quyết định truy tố của viện kiểm sát nhân dân.

Như vậy, giai đoạn truy tố là tiền đề của giai đoạn xét xử, nếu viện kiểm sát không truy tố thì Toà án không có cơ sở pháp lý để quyết định mở phiên toà xét xử đồng thời quyết định truy tố của viện kiểm sát cũng xác định phạm vi xét xử, thẩm quyền và giới hạn xét xử của Toà án.

y-nghia-cua-hoat-dong-truy-to-la-gi

 

>> Xem thêm: Quy định xét xử sơ thẩm là gì? Nguyên tắc xét xử sơ thẩm [2022]

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về truy tố là gì và các quy định pháp luật liên quan. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giúp đỡ, giải đáp, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.