Tự ý sử dụng đất của người khác sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Tự ý sử dụng đất của người khác sẽ bị xử lý như thế nào? Trong xã hội hiện nay đâu đó vẫn còn không ít việc người dân tự ý sử dụng đất của người khác làm xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, gây ra các sự tranh chấp không đáng có, đồng thời có thể cấu thành các hành vi vi phạm pháp luật.

Bài viết dưới đây Luật sư tư vấn Tổng đài pháp luật sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quan nhất cho bạn đọc liên quan đến vấn đề tự ý sử dụng đất của người khác. Hãy tham khảo chi tiết và chia sẻ nội dung hữu ích này nhé!

>> Luật sư tư vấn miễn phí về luật đất đai uy tín tại Việt Nam, gọi ngay 1900.6174

Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất là gì?

Câu hỏi của bạn đọc về quyền sử dụng đất đai

Chị Hoa (Nghệ An) mong muốn được luật sư giải đáp vấn đề sau:

“Xin chào Luật sư. Tôi tên Hoa, hiện đang sinh sống tại Nghệ An. Công việc của tôi là làm rẫy. Trước đây, do phần đất bên cạnh thửa của tôi chưa có người sử dụng nên tôi đã tự ý trồng cây lấn sang một phần đất của người khác.

Đến nay, bà Lan là chủ sử dụng của miếng đất trên đã thông báo với tôi về hành vi lấn, chiếm đất của bà, yêu cầu đốn hạ những cây được trồng trên đất của bà. Đồng thời, bà Lan cũng đã thông báo sự việc với cơ quan nhà nước có thể quyền. Tôi rất lo lắng vì không biết hành vi của mình sẽ bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Hoa đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Đối với trường hợp của chị, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc này như sau:

Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể thế nào là quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất. Vì vậy, định nghĩa về quyền sử dụng đất đai có thể được giải thích dựa trên định nghĩa về Quyền sử dụng quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất

 

Theo đó, quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất là quyền mà các chủ thể được liệt kê tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất và có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Đất đai trong trường hợp này có thể thuộc vào các trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật đất đai.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất. Gọi ngay 1900.6174

Tự ý sử dụng đất của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Trường hợp tự ý sử dụng đất của người khác, chủ thể có hành vi vi phạm sẽ bị xem là lấn đất theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP hoặc chiếm đất theo khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

Vì vậy, tùy thuộc vào loại đất và diện tích đất bị tự ý sử dụng mà chủ thể phải chịu các loại chế tài theo quy định của pháp luật về dân sự (ví dụ như bồi thường thiệt hại), theo quy định pháp luật về hành chính (ví dụ như bị phạt tiền) hoặc nặng hơn có thể bị xử lý hình sự.

>>> Việc tự ý sử dụng đất của người khác phạm tội gì theo quy định pháp luật? Gọi ngay 1900.6174

Tự ý sử dụng đất của người khác bị phạt tiền

Có thể hiểu rằng, việc lấn, chiếm đất là trường hợp mà một người không có quyền đối với việc sử dụng mảnh đất đã tự ý mở rộng phần đất của mình sang phần đất đó của người khác.

Hoặc tự ý sử dụng mảnh đất đó mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay của người sử dụng đất hợp pháp.

Tự ý sử dụng đất của người khác bị phạt tiền

Hành vi này được xem là hành vi vi phạm hành chính và có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức tùy thuộc và mức độ vi phạm trong từng trường hợp.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về mức phạt dành cho người tự ý sử dụng đất của người khác, gọi ngay 1900.6174

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn

Chủ thể có hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với diện tích đất lấn chiếm dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, gọi ngay 1900.6174

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn

Chủ thể có hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về chủ thể có hành vi lấn chiến đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn sẽ bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn

Chủ thể có hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng ;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;

Đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa tại khu vực nông thôn, gọi ngay 1900.6174

Tự ý sử dụng đất của người khác bị xử lý hình sự

Dựa trên quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi tự ý sử dụng đất sẽ bị xử lý hình sự khi thuộc trường hợp sau:

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm về việc lấn, chiếm đất trước đây đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, bên cạnh việc bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, thì còn bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Hình phạt cho hành vi tự ý sử dụng đất sẽ nặng hơn nếu chủ thể thực hiện hành vi vi phạm một cách có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên, hoặc được xem là tái phạm nguy hiểm. Khi đó, mức xử lý hình sự là bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Tự ý sử dụng đất của người khác bị xử lý hình sự

Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Đối với trường hợp của chị Hoa đã nêu ở trên, Luật sư xin kết luận lại như sau: Dựa trên những thông tin mà chị Hoa cung cấp, nếu đây là vi phạm lần đầu, chị Hoa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, vì chưa xác định được cụ thể đất mà chị Hoa lấn chiếm thuộc loại đất nào, là đất chưa sử dụng, đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, nên chưa thể xác định chính xác và cụ thể số tiền mà chị bị xử phạt hành chính.

Chị Hoa có thể tìm hiểu kỹ lại thông tin về mảnh đất của bà Lan, sau đó dựa trên những thông tin về hành vi vi phạm và mức xử phạt mà Luật sư đã nêu ra ở trên để có thể biết chính xác số tiền mà mình sẽ phải nộp là bao nhiêu.

Ngoài ra, liên quan đến yêu cầu của bà Lan về việc đốn hạ những cây được trồng trên đất nhà bà, chị Hoa có thể thỏa thuận, thương lượng với bà Hoa để có cách thức xử lý hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Ví dụ, chị Hoa có thể thỏa thuận chia lợi nhuận với bà Lan nếu bà Lan chưa đưa diện tích đất bị lấn, chiếm vào sử dụng.

Còn nếu bà Lan vẫn khăng khăng muốn chị Hoa phải đốn hạ những cây này thì chị Hoa buộc phải thực hiện. Bởi lẽ hành vi của chị Hoa đã xâm phạm tới quyền sử dụng đất của bà Hoa, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về tự ý sử dụng đất không phải của mình bị xử lý hình sự, gọi ngay 1900.6174

Tự ý sử dụng đất của người khác có phải bồi thường không?

Hành vi tự ý sử dụng đất không phải của mình có thể gây ra những thiệt hại về mặt tài sản và kinh tế cho người sử dụng hợp pháp của mảnh đất bị lấn, chiếm. Đây chính là cơ sở để bên bị thiệt hại yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng căn cứ khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, hành vi lấn, chiếm đất của người khác đã hội tụ đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: tự ý sử dụng đất của người khác (hay còn gọi là lấn, chiếm đất) là hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013.

Có thiệt hại xảy ra trên thực tế, ví dụ như tổn thất về tài sản mà không khắc phục được, hay chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại;

Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm: Việc tự ý sử dụng đất có thể gây ra các thiệt hại về kinh tế và tài sản cho người sử dụng hợp pháp của mảnh đất.

Nhìn chung, khi một chủ thể bị xâm phạm quyền sử dụng đất, họ hoàn toàn có căn cứ để buộc bên có hành vi tự ý sử dụng đất của họ phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời trong những trường hợp này để đảm bảo quyền và lợi ích của bên bị thiệt.

>>> Tự ý sử dụng đất của người khác có phải bồi thường không? Gọi ngay 1900.6174

Tự ý sử dụng đất của người khác không vi phạm pháp luật trong trường hợp nào?

Như đã phân tích ở trên, hành vi tự ý sử dụng đất không phải của mình bị xem là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về đất đai, cụ thể là hành vi lấn, chiếm đất. Do đó, không có bất kỳ trường hợp nào mà việc tự ý sử dụng đất không phải của mình là không vi phạm pháp luật.

Để được quyền sử dụng đất, chủ thể phải thuộc các trường hợp như: được nhà nước giao đất, cho thuê đất, hoặc được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật đất đai.

>>>Tự ý sử dụng đất không vi phạm pháp luật trong trường hợp nào? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn kịp thời

Trên đây là một số những vấn đề pháp lý tiêu biểu liên quan đến việc tự ý sử dụng đất của người khác – một thực trạng vẫn còn diễn ra khá phổ biến trong đời sống hiện nay.

Hy vọng thông qua bài viết này, đội ngũ Luật sư của Tổng đài pháp luật đã cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về mức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hình sự cũng như vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh khi xảy ra hành vi lấn, chiếm đất trái pháp luật. 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174