Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp có được không? Khi nào được ủy quyền nhận BHTN?
Chị Hương (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi đã chấm dứt hợp đồng của công ty cũ sau 3 năm gắn bó. Trong quá trình là, tôi đã đóng tiền bảo hiểm đầy đủ và thư ký nói rằng tôi có đủ điều kiện để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Tôi đã làm thủ tục nhận tiền thất nghiệp đầy đủ nhưng vì đến ngày hẹn với cơ quan BHXH thì tôi lại có công việc riêng nên không đi được. Vậy tôi có thể ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp được không và khi nào thì được ủy quyền bảo hiểm thất nghiệp?
>> Tư vấn mẫu đơn xin ủy quyền bảo hiểm thất nghiệp
Trả lời
Thứ nhất, về các trường hợp được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về việc ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện”
Thứ hai, vấn đề ủy quyền nhận trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định một số quy định thi hành một số điều của Luật việc làm bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”
Ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Khi muốn ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu 13-HSB)
– CMND/CCCD/ hộ chiếu của người được ủy quyền
– Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người ủy quyền bao gồm:
– Quyết định/ đơn xin nghỉ việc/ thôi việc
– Sổ BHXH
– CMND/CCCD của người ủy quyền
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu 03 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).
>>>Xem thêm: Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Tư vấn thủ tục ủy quyền nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Thủ tục ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Chị Lan (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, con gái tôi đã làm công ty này được 2 năm và đã được đóng bảo hiểm đều đặn. Tuy nhiên, không may trên đường đi làm con gái tôi đã bị tai nạn xe. Bây giờ tôi muốn làm thủ tục ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp của con gái tôi thì cần những gì? Xin luật sư tư vấn
>> Tư vấn cách đăng ký bảo hiểm thất nghiệp
Trả lời
Chúng tôi xin phép trả lời câu hỏi của bạn về thủ tục ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (số lượng: 1 bộ)
– Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:
– Quyết định/ đơn xin nghỉ việc/ thôi việc
– Sổ BHXH
– CMND/CCCD của người ủy quyền
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu 03 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ
Khi đến kỳ chi trả, người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ bao gồm giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền đến cơ quan bưu điện để được xem xét và giải quyết việc ủy quyền. Khi đến cơ quan thẩm quyền, bạn cần phải xuất trình các giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/ hộ chiếu và các giấy tờ khác được dán ảnh của cá nhân.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và các giấy tờ liên quan
Sau khi thông tin cần thiết đã được kiểm tra, nếu đầy đủ giấy tờ thì hồ sơ sẽ được gửi đến Cơ quan BHXH, những người có thẩm quyền sẽ xem xét và người ủy quyền cần phải nộp các khoản phí trước bạ, khi hoàn thành các thủ tục trên thì việc ủy quyền sẽ được ra quyết định bởi cơ quan BHXH.
Cách thức thực hiện: Người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan Bưu điện
Thời gian giải quyết: Người được ủy quyền sẽ nhận được số tiền trợ cấp hàng tháng và được cấp bởi cơ quan Bưu điện, cơ quan BHXH.
Hỏi đáp về bảo hiểm thất nghiệp
Giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Chị Thảo (Bắc Ninh) có câu hỏi:
Chào luật sư, hiện tại tôi muốn ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp từ con gái của tôi sang cháu gái của tôi. Con gái tôi đã bị mất tích sau một khoảng thời gian không tìm kiếm được. Con gái tôi một mình nuôi con, chồng đã bỏ từ khi con còn nhỏ, con gái tôi đi làm công ty suốt khoảng thời gian dài và có đóng đầy đủ tiền bảo hiểm. Bây giờ, tôi muốn ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp của con gái cho cháu gái của tôi nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu giấy ủy quyền và hướng dẫn thực hiện được không?
>> Hướng dẫn viết đơn ủy quyền hưởng, nhận thay chế độ BHTN
Trả lời
Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp, bạn có thể thực hiện thao tác tải về và viết tay để điền các thông tin có trong mẫu giấy đó, mời các bạn cùng tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Giấy uỷ quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN
I. Người ủy quyền:
Họ và tên: ……………………………………., sinh ngày ……. /…… /……….
Số sổ BHXH/mã định danh:…………………………………………………………………………..
Loại chế độ được hưởng: …………………………………………………………………………….
Số điện thoại:………………………………………
Số chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước: ……………………………………………………
cấp ngày .. …/……./……… tại …………………………………………………………………………..
Nơi cư trú(1):……………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………..
Số thẻ BHYT hiện đang sử dụng (nếu có) ………………………………………………………
II. Người được ủy quyền:
Họ và tên: ……………………………………….., sinh ngày ……… /…….. /………………………
Số chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước: ……………………………………………………
cấp ngày . …/……./……… tại …………………………………………………………………………..
Nơi cư trú(1):………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại:……………………………………
III. Nội dung ủy quyền(2):
………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………..
IV: Thời hạn ủy quyền: ……………………………………
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì người được ủy quyền có trách nhiệm thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện, nếu vi phạm phải trả lại số tiền đã nhận và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
……, ngày … tháng … năm …. Chứng thực chữ ký của người ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
………, ngày … tháng … năm …. Người ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên) |
……….., ngày …. tháng …. năm ….. Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên) |
Với mẫu Giấy ủy quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn có thể tự điền thông tin cá nhân của người ủy quyền. Nếu các bạn chưa chắc chắn và sợ sai khi điền thông tin thì có thể tham khảo mục hướng dẫn lập mẫu đơn sau đây:
(1) Nơi cư trú: Ghi đầy đủ thông tin về số nhà, ngõ (ngách), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố); trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố)
(2) Nội dung ủy quyền: ghi rõ loại thủ tục cần làm, thông tin hồ sơ hưởng BHXH (nếu có), chế độ nhận và hưởng lương hưu, trợ cấp; điều chỉnh và đổi thẻ BHYT, BHXH,… thông tin ủy quyền làm đơn nếu trong thông tin ủy quyền có liên quan đến việc làm đơn.
– Khi đến nhận kết quả, người được nhận ủy quyền phải xuất trình giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/ hộ chiếu và thực hiện nộp lại giấy ủy quyền cho cơ quan thẩm quyền xét xử.
– Nếu giấy ủy quyền được viết bằng nước ngoài hoặc có thông tin liên quan đến nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng việt kèm theo có công chứng của nhà nước.
– Về thời gian giải quyết: Nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì sẽ là 1 năm kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và xác lập việc ủy quyền.
– Chữ ký của người ủy quyền: cần được công chứng bởi chính quyền địa phương hoặc phòng công chứng hoặc thủ trưởng trại giam (đối với trường hợp người ủy quyền bị tạm giam, phạt tù), của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện ngoại giao Việt nam đối với trường hợp người ủy quyền cư trú ở nước ngoài.
Lưu ý khi ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Khi ủy quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người được ủy quyền cần phải chú ý những thông tin sau:
Nếu giấy ủy quyền được viết bằng nước ngoài hoặc có thông tin liên quan đến nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng việt kèm theo có công chứng của nhà nước.
Nếu người được ủy quyền đã cam kết trong giấy ủy quyền nhưng không tuân theo đúng nội dung đã cam kết thì sẽ bị phạt tiền theo số tiền mà họ đã nhận. Nếu trong trường hợp năng hơn, người được ủy quyền có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu trong trường hợp người lao động không may gặp các trường hợp như đau ốm, tai nạn hay gặp thiên tai, hỏa hoạn không thể nhận Bảo hiểm thất nghiệp được thì có thể ủy quyền cho người khác làm hồ sơ và thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp.