Sau khi ly hôn nhiều vấn đề xảy ra đặc biệt là vấn đề liên quan đến con cái như quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng,…. Cha mẹ luôn mong muốn con cái mình có cuộc sống tốt nhất về mọi mặt nên có nhiều trường hợp ủy quyền nuôi con sau ly hôn. Bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ủy quyền việc nuôi con. Trong quá trình tìm hiểu còn những thắc mắc chưa thể giải đáp hãy liên hệ Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để luật sư tư vấn nhanh chóng.
Ủy quyền nuôi con sau ly hôn có được không?
Chị Ngát – Nghệ An có câu hỏi:
” Chào luật sư! Tôi và chồng đã ly hôn từ năm 2020, vợ chồng tôi có hai đứa con sau khi ly hôn vợ chồng tôi mỗi người nuôi một đứa, tôi nuôi đứa nhỏ 6 tuổi chồng tôi nuôi đứa lớn 9 tuổi. Nhưng hiện nay do kinh tế tôi đang khó khăn, tôi phải đi tỉnh khác làm việc nên không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con nên tôi muốn ủy quyền nuôi con cho chồng cũ. Chồng cũ tôi có công việc ổn định, và có đủ điều kiện cũng như có thời gian để chăm sóc con.
Tôi muốn hỏi luật sư bây giờ tôi có thể ủy uyền nuôi con sau ly hôn cho chồng tôi được không? Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Giải đáp sau ly hôn điều kiện nào để thực hiện ủy quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174 .
Trả lời:
Chào chị Ngát, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật. Trong quá trình phân tích, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Người không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm con sau ly hôn mà không ai có quyền cản trở.
Theo Khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhôn và gia đình năm 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:
– Cha, mẹ thỏa thuận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên cần xem xét nguyện vọng của con.
4. Trường hợp cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy trong trường hợp của chị đã nêu ra như trên, chị không thể trực tiếp nuôi con vì chị phải đi làm xa mà chồng chị lại có kinh tế ổn định có thể nuôi được con. Con của chị mới 6 tuổi nên cơ quan có thẩm quyền không thể chấp nhận nguyện vọng của con về người trực tiếp nuôi. Nên trường hợp của chị có thể ủy quyền nuôi con trực tiếp cho chồng cũ.
Trong quá trình tìm hiểu hay khi áp dụng vào thực tế, chị còn gì vướng mắc cần giải đáp hãy gọi đến hotline 1900.6174 để nhận hỗ trợ từ luật sư.
>> Xem thêm: Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bao nhiêu? Tư vấn miễn phí
Thủ tục ủy quyền nuôi con sau ly hôn
Chị Tuyết – Hải Phòng có câu hỏi:
“Chào luật sư! Tôi và chồng đã ly hôn được 2 năm vì một vài lý do, chúng tôi có với nhau một bé gái. Sau khi hôn tòa tuyên bố tôi có toàn quyền nuôi con vì bé nhà tôi chưa đủ 36 tháng tuổi. Hiện nay con gái tôi đã gần 4 tuổi, vì kinh tế khó khăn nên hiện nay tôi muốn sang Nhật Bản làm việc khoảng 5 năm. Hiện nay nỗi lo lớn nhất là con gái, tôi không muốn chồng cũ nuôi con vì anh là người ham chơi lại còn nghiện cờ bạc.
Trong thời gian 5 năm tôi đi sang Nhật Bản làm việc chồng cũ có thể giành quyền nuôi con từ tôi không? Tôi có thể ủy quyền nuôi con cho ông bà ngoại không? Trường hợp có thể ủy quyền cho ông bà luật sư tư vấn cho tôi giấy ủy quyền nuôi con và trình tự thủ tục ủy quyền nuôi con sau ly hôn. Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Tư vấn nhanh chóng thủ tục thực hiện ủy quyền việc nuôi con gọi ngay 1900.6174 .
Trả lời:
Chào chị Tuyết! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành cũng như những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:
>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con – Hướng dẫn chi tiết thủ tục
Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân tổ chức quy định Khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Để có thể giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cần đáp ứng một trong các căn cứ sau:
– Cha, mẹ có thỏa thuận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo con được hưởng lợi ích tốt nhất.
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Nhưng đối với trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cần xem xét nguyện vọng của con.
– Trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con khi đó cơ quan có thẩm quyết ra quyết định giao con cho người dám hộ theo quy định Bộ luật dân sự.
Trường hợp có căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con sau ly hôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN NUÔI DƯỠNG TRẺ
Hôm nay, ngày…tháng…năm…, tại địa chỉ………., chúng tôi gồm có:
Bên ủy quyền (Gọi tắt là bên A)
Ông/ bà:…………………………………………………………………………………….
Sinh ngày:…………………………………………………………………………………
Chứng mình nhân dân số:…………………………………………………………..
Ngày cấp:…………………………..Nơi cấp…………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………………………………………………………..
Bên nhận ủy quyền (Gọi tắt là bên B)
Ông/bà………………………….Sinh ngày:……………………………………….
Chứng mình nhân dân số:…………………………………………………………….
Ngày cấp:…………………………..Nơi cấp:…………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………………………………………………………..
Nội dung ủy quyền
+ Bên A ủy quyền và bên B đồng ý nhận ủy quyền thay mặt, nhân danh bên A thực hiện các công việc sau:
– Chăm nom, nuôi dưỡng, chăm lo chăm sóc con của bên A trong khoảng thời gian bên A………………
– Đại diện tôi thực hiện các công việc liên quan đến việc học tập của cháu, chăm lo cho việc học tập của cháu cũng như trực tiếp làm việc với Ban giám hiệu nhà trường;
– Đại diện tôi thực hiện các thủ tục hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu;
+ Thời hạn ủy quyền: Từ ngày giấy ủy quyền này được lập cho đến khi bên A hoàn thành công việc và quay về nuôi dưỡng cháu hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật.
+ Bên A xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi do bên B……………….nhân danh bên A thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
+ Giấy ủy quyền này được lập thành hai bản có giá trị pháp lý như sau, giao cho bên ủy quyền 1 bản; bên nhận ủy quyền 1 bản
Người ủy quyền Người nhận ủy quyền
Ủy quyền nuôi con cho ông bà
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 47 Bộ Luật dân sự 2015 quy định những người được giám hộ có bao gồm trường hợp người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con và có yêu cầu người bảo hộ.
Theo Khoản 1, khoản 2 Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người giám hộ của người chưa thành niên như sau:
“ Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.”
Theo quy định trên, nếu chị yêu cầu người giám hộ cho con cơ quan có thẩm quyền sẽ chọn người chăm sóc, giáo dục cho con chị. Tòa chọn người giám hộ cho bé theo thứ tự anh chị cả, anh chị thứ,… rồi mới đến ông bà. Nhưng trường hợp chị chỉ có một bé nên ông bà sẽ là người giám hộ cho con chị.
Như vậy, sau khi phân tích trường hợp của chị trong thời hạn 5 năm chị đi làm tại Nhật Bản chồng cũ có thể giành quyền nuôi con. Tuy vậy việc thay đổi quyền nuôi con trực tiếp còn dựa vào căn cứ quy định của pháp luật hiện hành ở trên. Bởi vì trong trường hợp, chị sắp đi xuất khẩu lao động nước ngoài thì chồng cũ chị có đủ điều kiện để xác định chị không đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc bé. Để phòng trường hợp chồng chị giành quyền nuôi con chị có thể ủy quyền nuôi con cho ông bà ngoại. Mẫu đơn để ủy quyền chị hãy tham khảo bên trên.
Nếu chị gặp khó khăn trong khi thực hiện thủ tục ủy quyền nuôi con sau ly hôn gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn cụ thể, nhanh chóng,
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật liên quan đến việc ủy quyền nuôi con sau ly hôn. Hy vọng thông qua bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích, để các bạn có thể tiến hành thủ tục ủy quyền nuôi con cho người khác. Vì vậy, mọi băn khoăn, thắc mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến hotline 1900.6174 của chúng tôi để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174