Xây nhà lấn sang đất liền kề xử lý như thế nào ?

Xây nhà lấn sang đất liền kề xử lý thế nào. Hiện nay, tình trạng xây nhà lấn đất hàng xóm vẫn còn xảy ra nhiều ở một số địa phương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về vấn đề xây nhà lấn sang đất liền kề. Song song với đó, cung cấp thông tin về thẩm quyền giải quyết tranh chấp này và hướng dẫn một số phương pháp giải quyết khi hàng xóm xây nhà lấn chiếm đất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Tổng Đài Pháp Luật, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174 để được giải đáp!

> Tư vấn của Luật sư đối với việc xây nhà  sang đất liền kề sẽ xử lý thế nào Gọi ngay 19006174 để được tư vấn miễn phí

Thế nào là xây nhà lấn sang đất liền kề? 

 

Xây nhà lấn sang đất liền kề là việc xây dựng công trình nhà ở mà không tuân thủ ranh giới đất đai và có thể gây ra sự mâu thuẫn trong việc sử dụng đất. Thường bắt gặp trong đời sống khi hàng xóm xây nhà lấn sang đất nhà mình. Điều này thường xảy ra khi các công trình xây dựng vượt quá ranh giới được quy định trước. 

xay-nha-sang-lan-dat-lien-ke

Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ về những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc sử dụng đất, trong đó bao gồm cả việc lấn chiếm, hủy hoại đất đai hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Theo Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, những hành vi này có thể bị xử phạt hành chính.

Do đó, việc xây nhà lấn sang đất liền kề của người khác phải tuân thủ các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được quy định trong Luật Đất đai 2013. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong tình huống tranh chấp này. Trong các trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng có thể áp dụng biện pháp xử lý pháp lý để giải quyết vấn đề, đồng thời tăng cường giám sát và tuân thủ pháp luật để ngăn chặn tình trạng vi phạm này diễn ra trong tương lai.

>> Tư vấn của Luật sư miễn phí hành vi xây nhà lấn sang đất người khác. Gọi ngay 19006174 

Xây nhà lấn sang đất liền kề là vi phạm gì?

 

Hành vi xây nhà lấn sang đất hàng xóm được xem là vi phạm pháp luật về đất đai, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Đất đai 2013. Điều này có nghĩa là một người xây dựng nhà lấn chiếm một phần đất không phải của họ mà thuộc về người khác, vi phạm quyền sử dụng đất của người đó. 

Trong trường hợp này, phần đất bị lấn sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối cấp Giấy phép xây dựng cho các công trình mà kế hoạch xây dựng của chúng vi phạm ranh giới đất hợp pháp của người khác. Điều này là để đảm bảo tuân thủ và thúc đẩy tính hợp pháp và công bằng trong việc sử dụng và quản lý đất đai, bảo vệ quyền lợi của người sở hữu hoặc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

>> Tư vấn của Luật sư miễn phí hành vi xây nhà lấn sang đất liền kề là vi phạm gì? Gọi ngay 19006174 

Xây nhà lấn sang đất liền kề bị xử phạt như thế nào?  

 

Việc xây nhà lấn sang đất liền kề là một hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định của khoản 4 và khoản 5, Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sẽ bị xử phạt. Mức phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào diện tích đất lấn chiếm và khu vực đất, được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với khu vực nông thôn:

– Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng sẽ được áp dụng, tùy thuộc vào diện tích đất lấn.

2. Đối với khu vực đô thị:

– Mức phạt sẽ tăng gấp đôi so với mức phạt đối với loại đất tương ứng ở khu vực nông thôn.

– Tuy nhiên, mức phạt cao nhất không vượt quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

>> Tư vấn của Luật sư đối với hành vi xây nhà lấn sang đất liền kề. Gọi ngay 19006174 để được tư vấn miễn phí

Xây nhà lấn sang đất liền kề sẽ được hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào? 

 

Việc xây nhà lấn sang đất liền kề hay xây nhà lấn sang đất hàng xóm là một vấn đề phức tạp có thể gây ra tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyết khích hai bên thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo quy trình như sau:

hoa-giai-xay-nha-lan-sang-dat-lien-ke

1. Khuyến khích hòa giải tại cấp địa phương: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải tại cơ sở. Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiếp tục quá trình giải quyết.

2. Tuy nhiên, khi việc tự nguyện hòa giải tranh chấp đất đai không thành công thì có thể gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hoà giải. 

Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thủ tục hòa giải phải được hoàn thành trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

– Lập biên bản hòa giải: Nếu quá trình hòa giải thành công, biên bản hòa giải sẽ được lập và có chữ ký của các bên. Biên bản này sẽ được gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

– Quyết định công nhận thay đổi ranh giới: Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi về ranh giới, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp quyết định công nhận thay đổi ranh giới và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trong cùng cấp công nhận việc thay đổi ranh giới của thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất.

Như vậy, khi phát hiện cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xây nhà, xây dựng công trình lấn chiếm đất đai của nhà bạn thì bạn có thể tổ chức cuộc hoà giải giữa hai bên. Nếu  cuộc hòa giải, đàm phán giữa hai bên diễn ra không thành công, không đáp ứng được nguyện vọng cuối cùng thì có thể gửi yêu cầu lên UBND xã/ phường nơi có đất để hoà giải. 

Khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hàng xóm, doanh nghiệp, tổ chức lấn chiếm đất đai của người khác trong quá trình xây dựng thì sẽ yêu cầu gia đình, doanh nghiệp đó tạm dừng quá trình xây dựng và đền bù, hoàn trả lại diện tích đã lấn chiếm. 

Nếu UBND xã/ phường nơi có đất giải quyết hòa giải không thành công thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện/ quận nơi có đất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. 

Từ các biện pháp giải quyết này, nhằm đảm bảo tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong tranh chấp đất đai, nhà nước đã quy định các quy trình và thủ tục rõ ràng, giúp tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai một cách hiệu quả và công bằng.

>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào?

Cách xử lý khi bị hàng xóm xây nhà lấn sang đất?  

 

Khi bị hàng xóm xây nhà lấn sang đất của mình, việc xử lý đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ quy định pháp luật. Dưới đây là các bước mạch lạc và chi tiết để giải quyết tình huống này.

Bước 1. Kiểm tra Giấy tờ: 

Đây là bước quan trọng để xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của bạn thông qua việc kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan. Đảm bảo rằng bạn có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Bằng chứng chứng minh quyền sử dụng đất được thể hiện qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất

Bước 2. Đàm phán, thương lượng với hàng xóm

Thực hiện việc đàm phán và trao đổi với hàng xóm, cung cấp giấy tờ liên quan và yêu cầu đối phương dừng lại việc xây dựng. Cố gắng đạt được thỏa thuận hoặc biên bản đồng ý bằng văn bản.

Bước 3. Ghi nhận vi phạm

Trong trường hợp hàng xóm không dừng lại việc xây dựng thì bạn nên ghi lại tình trạng vi phạm bằng hình ảnh hoặc video để làm chứng cứ khi cần thiết.

Bước 4. Liên hệ Cơ quan có thẩm quyền

Nếu hai bên không tự giải quyết được vấn đề thì hãy liên hệ với cơ quan chức năng như UBND phường/xã hoặc Sở Xây dựng/Phòng Quản lý Đô Thị nơi có đất đang diễn ra tranh chấp để yêu cầu can thiệp

Bước 5. Liên hệ Luật sư

Trong trường hợp phức tạp, tranh chấp diễn ra kéo dài. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn được bảo đảm an toàn hãy liên hệ luật sư Luật Thiên Mã qua hotline 19006174  để được hỗ trợ đồng hành.. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hành nghề trong ngành Luật trong đó đã xử lý thành công nhất nhiều vụ án liên quan đến đất đai. Chúng tôi cam kết vụ án sẽ được kết thúc theo như mong muốn cuối cùng của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 19006174 để được các chuyên gia, luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan. 

Bước 6. Khởi kiện: 

Nếu UBND phường/xã hoặc Sở Xây dựng/Phòng Quản lý Đô Thị nơi có đất đang diễn ra tranh chấp không thể giải quyết. Thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân cấp huyện/ quận nơi có đất diễn ra tranh chấp để đề nghị Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong vấn đề tranh chấp đất đai. 

Trong việc xử lý khi bị hàng xóm xây nhà lấn sang đất, việc tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện các bước một cách cẩn thận là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi sự chuyên môn và chuyên nghiệp cao. Vậy nên, đồng hành cùng luật sư để đảm bảo bảo vệ quyền lợi và nguyên tắc công bằng giữa các bên liên quan trong tình huống tranh chấp đất đai là điều rất quan trọng. Đừng lo, hãy liên hệ ngay với luật sư của chúng tôi qua hotline 19006174 để được các chuyên gia, luật sư chuyên môn giàu kinh nghiệm hỗ trợ đòi lại quyền lợi một cách hợp pháp nhanh nhất.

>> Tư vấn của Luật sư về quy trình giải quyết khi hàng xóm lấn chiếm đất. Gọi ngay 19006174 để được tư vấn miễn phí

Đơn kiện hàng xóm xây nhà lấn sang liền kề?

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày…….tháng…….năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

(Về hành vi lấn chiếm đất đai)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường/ xã (quận/ huyện)…………………………………

Tôi tên là:…………………………………………….. Sinh ngày:………………………………..

CMND/ CCCD số:…………………… cấp ngày………………. tại……………………

Số điện thoại: …………………………………………………………………………..(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Tôi làm đơn này để khởi kiện về hành vi lấn chiếm đất đai của ông/ bà……….

Địa chỉ …………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………………..(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)……………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………………………………..(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………………………..(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) ………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……………………………….. (nếu có)

Sau đây, tôi xin trình bày vụ việc:…………………………………………………………….

(Tài liệu kèm theo (nếu có): bằng chứng/ chứng cứ về hành vi lấn chiếm đất đai)

Người làm chứng (nếu có)…………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………….…………………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… ……………(nếu có)

Kính mong Quý cơ quan xem xét và tiếp nhận đơn khởi kiện, nhanh chóng tiến hành điều tra, xác minh và xử lý hành vi trên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. 

Tôi xin cam kết các thông tin và nội dung khởi kiện trong đơn là sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm nếu có sai sót. 

                                                                                                                                                                    Người làm đơn

                                                                                                                                                                  (Ký và ghi rõ họ tên)

>> Luật sư tư vấn viết đơn kiện hàng xóm xây nhà lấn sang đất liền kề. Gọi ngay 19006174 để được tư vấn miễn phí

Ai có thẩm quyền giải quyết vụ việc xây nhà lấn sang đất liền kề?

 

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc xây nhà lấn sang đất liền kề, quy định tại Điều 203 của Luật Đất đai 2013 quy định cách giải quyết như sau:

tham-quyen-hoa-giai-xay-nha-lan-sang-dat-lien-ke

– Nếu đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp liên quan đến tài sản gắn liền với đất, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án

– Trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định, đương sự có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau:

1. Giải quyết tại Ủy ban nhân dân

–  Khi xảy ra tranh chấp đất đai giữa cộng đồng dân cư, hộ gia đình hoặc giữa các cá nhân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Nếu các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện thì các bên có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính.

–  Khi xảy ra tranh chấp đất đai mà một bên là  cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì các bên có thể khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính.

2. Giải quyết tại Tòa án nhân dân: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện/ quận nơi có đất diễn ra tranh chấp. Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai phải được tuân thủ và thực hiện nghiêm túc bởi các bên liên quan. Trong trường hợp vi phạm, sẽ áp đặt biện pháp cưỡng chế thi hành.

>>Xem thêm: Hợp thửa đất liền kề thủ tục thế nào?

Một số câu hỏi liên quan đến xây nhà lấn sang đất liền kề?

 

Xây nhà lấn sang đất liền kề có được cấp Giấy phép xây dựng không?  

 

Khi xây nhà lấn sang đất liền kề, việc xử lý phải tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai. Điều 12 Khoản 1 của Luật Đất đai 2013 quy định rõ việc xây dựng nhà lấn sang đất của người khác là vi phạm pháp luật về đất đai. 

Hậu quả của việc này là phần đất bị chiếm không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan. Do vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng sẽ không cấp phép xây dựng cho các công trình vi phạm ranh giới đất hợp pháp của người khác.

Từ quy định của Luật Đất đai 2013, có thể rút ra rằng việc xây dựng nhà lấn sang đất của người khác là vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó, không được cấp Giấy phép xây dựng cho các công trình vi phạm như vậy. Điều này nhấn mạnh tính chấp hành pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong việc sử dụng đất đai.

>>Xây nhà lấn sang đất liền kề có được cấp Giấy phép xây dựng không? Gọi ngay 19006174 để được tư vấn miễn phí

Xây nhà lấn sang đất liền kề có thể bị khởi kiện ra Tòa không?

 

Pháp luật hiện hành bảo vệ chặt chẽ quyền của người sử dụng đất. Khi một bên thực hiện hành vi xây nhà lấn sang đất liền kề (của người khác), người bị chiếm đất có quyền nộp đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của họ. 

Hành vi này được coi là một loại tranh chấp đất đai, theo quy định tại khoản 24 của Điều 3 trong Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp này, tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, theo quy định tại khoản 9 của Điều 26 trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Điều này đảm bảo rằng người bị chiếm đất có cơ hội để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua các phương tiện pháp lý được quy định rõ ràng.

Ngoài ra, việc lấn chiếm đất cũng có thể bị xử phạt hành chính. Việc lấn chiếm đất là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, và theo quy định của Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc này sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt cụ thể được quy định dựa trên diện tích đất bị lấn chiếm.

Ngoài mức phạt hành chính, còn có các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc đăng ký đất đai, buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất, và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm. Điều này nhấn mạnh sự nghiêm túc của hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải đối mặt khi lấn chiếm đất.

>> Xây nhà lấn sang đất liền kề có thể bị khởi kiện ra Tòa không? Gọi ngay 19006174 để được tư vấn miễn phí

Hàng xóm xây nhà lấn sang đất liền kề có đòi được không?

 

Trong trường hợp hàng xóm xây nhà lấn sang đất của bạnF, việc đòi lại quyền sử dụng đất có thể được giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố phức tạp và có thể phụ thuộc vào các tài liệu pháp lý và bằng chứng cụ thể.

1. Đàm phán thương lượng: Ban đầu, việc thương lượng và đàm phán là phương án thường được lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Trong quá trình này, việc liên hệ trực tiếp với hàng xóm để nêu rõ tình trạng đất bị lấn chiếm và cung cấp bằng chứng hợp lệ là rất quan trọng. Đàm phán thương lượng giúp hai bên tự thỏa thuận giải quyết một cách hòa bình và tiết kiệm thời gian, chi phí.

2. Hòa giải tranh chấp: Nếu không thể đạt được thỏa thuận thông qua đàm phán, việc sử dụng dịch vụ của hòa giải viên hoặc UBND xã/phường để giải quyết tranh chấp là một lựa chọn khác. Quy trình này đòi hỏi sự can thiệp của một bên thứ ba trung lập để hỗ trợ hai bên tìm ra giải pháp phù hợp.

3. Khởi kiện tranh chấp: Nếu cả hai phương án trên không thành công, việc khởi kiện ra Tòa án là biện pháp cuối cùng. Mặc dù đây là quy trình mất thời gian và tốn kém, nhưng nó đảm bảo một giải pháp pháp lý triệt để và có hiệu lực.

Trong tình huống tranh chấp đất bị lấn chiếm, việc giải quyết thông qua đàm phán, hòa giải hoặc tố tụng là cách tiếp cận thông minh để bảo vệ quyền lợi của bạn. Việc này cũng giúp duy trì mối quan hệ hàng xóm tích cực và tránh được các vấn đề phức tạp phát sinh sau này.

>> Hàng xóm xây nhà lấn sang đất liền kề có đòi được không? Gọi ngay 19006174 để được tư vấn miễn phí

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin pháp lý vô cùng hữu ích theo các quy định mới nhất nhằm giúp cho quý bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết và giải đáp rõ ràng những vấn đề xây nhà xâm lấn đất liền kề.

Tóm lại, việc xây nhà lấn sang đất liền liền kề không chỉ là một vi phạm pháp luật về đất đai mà còn có thể gây ra những tranh cãi và mất mát lớn cho cả hai bên. Việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp này đòi hỏi sự cân nhắc và khôn ngoan từ cả hai phía, thông qua các phương thức như đàm phán, hòa giải, hoặc tố tụng.

Trong đời sống, nếu bạn cần sự trợ giúp và hỗ trợ pháp lý toàn diện về các dịch vụ tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ các bạn một cách tận tình, nhanh chóng nhất !

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp