Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu? – Luật xây dựng 2024

Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu? Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ cần những gì? Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào? Mời bạn đọc hết bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra bạn có thể trực tiếp đến hotline tư vẫn miễn phí 1900.6174 để nhận được tư vấn từ luật sư về luật xây dựng hiện hành hoặc các vấn đề pháp lý khác.

xin-giay-phep-xay-dung-mat-bao-lau

Giấy phép xây dựng là gì? Các loại giấy phép xây dựng?

 

Giấy phép xây dựng là gì?

 

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020, giấy phép xây dựng là một loại văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo di dời công trình.

Nói cách khác, đây là một hình thức pháp lý để nhà nước cho phép tổ chức hoặc cá nhân được thực hiện công trình hay nhà cửa.

– Căn cứ vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:

+ Tên công trình thuộc dự án.

+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

+ Loại, cấp công trình xây dựng.

+ Cốt xây dựng công trình.

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

+ Mật độ xây dựng (nếu có).

+ Hệ số sử dụng đất (nếu có).

+ Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

>>>Tư vấn luật xấy dựng. Liên hệ luật sư 1900.6174

Các loại giấy phép xây dựng

Anh Lâm (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:

Bố mẹ tôi là viên chức đã nghỉ hưu. Hiện tại hai ông bà đã có tuổi, vì vậy, tôi muốn đón họ về ở cùng với vợ chồng tôi để tiện chăm sóc. Tuy nhiên, căn nhà của tôi đang ở là nhà cấp 4 nên rất trật hẹp. Vì vậy nên tôi đang muốn phá bỏ và xây lại để sinh hoạt gia đình thuận tiện hơn. Theo tôi được biết thì khi thực hiện xây dựng nhà ở cần phải xin giấy xây dựng từ UBNN xã nếu không thì sẽ bị lập biên bản xử phạt.

Vậy tôi cần có loại giấy phép nào để có thể thực hiện xây nhà theo đúng quy định? Mong luật sư giải đáp!

 

>>Cần các loại giấy phép nào để thực hiện xây dựng? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Lâm! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Giấy phép xây dựng gồm 3 loại sau:

Giấy phép xây dựng mới

Loại giấy phép xây dựng này được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình, được chia ra làm hai loại:

– Giấy phép xây dựng có thời hạn:

+ Giấy phép xây dựng có thời hạn là loại giấy phép xây dựng cấp cho việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Giấy phép xây dựng có thời hạn có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể gia hạn, nhưng chỉ được gia hạn 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tháng.

– Giấy phép xây dựng theo giai đoạn:

+ Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là loại giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hay từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hay của dự án chưa được thực hiện xong. Loại giấy phép này dành cho cá nhân hoặc là tổ chức đang có nhu cầu xây dựng các công trình liên kết nhau. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép xây dựng theo giai đoạn cho từng phần công trình hoặc là từng công trình thuộc một dự án đang trong giai đoạn thi công.

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo.

+ Pháp luật quy định đối với những trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo mà làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích của công trình hay dự án thì người dân sẽ cần phải xin giấy phép. Trong trường hợp thay đổi mặt ngoài của công trình kiến ​​trúc giáp đường mà làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình hay công trình sử dụng thay đổi thì phải xin phép xây dựng.

+ Các chủ thể sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết để nộp cơ quan có thẩm quyền để được xem xét đề nghị. Với các hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền hẹn nhận giấy phép trong vòng 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, 30 ngày đối với công trình khác. Các hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ phải bổ sung hoặc là sửa đổi giấy tờ cho phù hợp.

– Giấy phép di dời công trình.

Những trường hợp cụ thể mà các chủ thể phải xin giấy phép xây dựng khi di dời công trình như sau:

+ Di dời nhà ở riêng lẻ hoặc công trình trong các khu đô thị phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

+ Di dời nhà ở riêng lẻ hoặc công trình trong trung tâm của cụm xã phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

+ Di dời nhà ở riêng lẻ hoặc công trình trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa – lịch sử phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

Các chủ đầu tư về công trình phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về di dời công trình. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, lệ phí cần thiết thì mới được cấp giấy phép.

Như vậy với trường hợp của anh là xây dựng nhà ở riêng lẻ nên phải xin giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn. Lưu ý về loại giấy phép này khi hết thời hạn cho phép anh cần phải xin gia hạn tiếp, tối đa 2 lần và mỗi lần sẽ không quá 12 tháng.

Nếu anh vẫn con thắc mắc hay cần tư vấn pháp lý khác, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất

Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?

 

Chị Quỳnh (Hải Dương) có câu hỏi như sau:

Sau nhiều năm tích cóp, vợ chồng tôi có dành dụm được một khoản tiền. Chúng tôi đã quyết định nghỉ việc, không đi làm thuê nữa mà tự mở xưởng sản xuất kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ. Vợ chồng chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết và nộp đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng. Nhưng đã hơn 20 ngày từ ngày nộp đơn, chúng tôi vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng.

Tôi có thắc mắc rằng xin giấy phép xây dựng mất bao lâu? Mong luật sư tư vấn!

 

>>>Tư vấn luật xây dựng chính xác. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Quỳnh! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Thời gian để được cấp giấy phép xây dựng mới và điều chỉnh giấy phép xây dựng dao động trong khoảng thời gian từ một đến hai tháng, cụ thể là:

– Trong khoảng thời gian 7 kể ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, thẩm định hồ sơ và xin ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

– Trong khoảng thời gian 12 ngày, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.

– Đối với tất cả các trường hợp cấp giấy phép xây dựng, thời gian cấp là trong thời gian 30 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, riêng đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ là trong thời gian 15 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép xây dựng cho người có yêu cầu.

– Nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ cần có thêm thời gian xác minh, kiểm tra, xem xét thì được phép gia hạn thêm thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhưng cần phải có thông báo cụ thể bằng văn bản cho chủ đầu tư xây dựng và phải được cơ quan quản lý trực tiếp chấp thuận.

– Đối với trường hợp xin cấp lại hoặc là gia hạn giấy phép xây dựng: trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, đối với việc xin cấp giấy phép xây dựng thì thời gian tối đã có thể lên đến 30 ngày. Vì thế nên trường hợp của chị sau ít nhất là 10 ngày nữa thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền gửi lại văn bản trả lời về việc chị có được phép xây dựng hay không.

Nếu chị còn thắc mắc nào khác hay cần được hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất

mau-don-de-nghi-xin-cap-giay-phep-xay-dung

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng hiện hành

 

Anh Quang Huy (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, Vừa qua tôi có mua một mảnh đất rộng 500m2 nhưng chưa có sổ đỏ. Hiện tại tôi đã làm được sổ đỏ và đang muốn xây dựng trung cư mini để cho thuê lại. Theo như tôi tìm hiểu thì được biết nếu muốn xây dựng thì cần phải có giấy phép. Nhưng tôi lại chưa biết cách soạn mẫu đơn sao cho đúng. Do vậy, nên tôi muốn được luật sư tư vấn giúp tôi cách viết mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng hiện hành. Mong luật sư tư vấn!

>>>Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng hiện hành chuẩn nhất. Luật sư tư vấn miễn phí gọi ngay 1900.6174

Xin chào anh Huy! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi : ……………………………………………………………………………………………………………..

1. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………………………

– Người đại diện: ………… Chức vụ (nếu có): ……………………………………………………………….

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………………

– Số nhà: ………… Đường/phố …… Phường/xã ……………………………………………………………

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: …………………………………………………………………………………

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………..

2. Thông tin công trình:

– Địa Điểm xây dựng: …………………………………………………………………………………………..

– Lô đất số: ………………………. Diện tích ……… m2………………………………………………………

– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ……………………………………………………………..

– Phường/xã …………………..…… Quận/huyện ……………………………………………………………

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………………………

3. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ……………… Cấp công trình: ………………………………………………………..

– Diện tích xây dựng: ………………………………………………………………………………………… m2.

– Cốt xây dựng: ……………………………………………………………………………………………….… m

– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ……………………………………………………………… Cấp công trình: ………………

– Tổng chiều dài công trình: …… m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……………………………………………………………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ………………………………….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: …………………………………………………………m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)

3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ……………………………………………………..……… Cấp công trình: ………………………

– Diện tích xây dựng: ………………………………………………………………………………………………..…….m2.

– Cốt xây dựng: ………………………………………………………………………………………………………………m

– Chiều cao công trình: ……………………………………………………………………………………………………..m

3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: …………………………………………….……… Cấp công trình: …………………………………

– Diện tích xây dựng: ……………………………………………………………………………………………..………..m2.

– Cốt xây dựng: …………………………………………………………………………………………………………….…..m

– Chiều cao công trình: ……………………………………………………………………………………………..……….m

– Nội dung quảng cáo: ……………………………………………………………………………………………………….

3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: …………………………………………………………………………………………………………………

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………………………………………..…m2.

– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: ………………………………………………….……… Cấp công trình: ……………………………

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): …………………………………………………………………………..….m2.

– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:

– Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ……………………………………………………… Cấp công trình: …………………………..

+ Diện tích xây dựng: ………………………..….m2…………………………………………………………………………

+ Cốt xây dựng: ………………………………………………………………………………………………………….……m

+ Chiều sâu công trình: ………………………………………………………………..……m (tính từ cốt xây dựng)

– Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: …….…m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng: …………………………………….(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ………… Cấp công trình: …………………………………………………………………………………..

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ………………………………………………….…..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …………….m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

– Độ sâu công trình: ……………………………………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)

3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

– Tên dự án: ………………………………………………………………………………………………………………………

+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày ……………………………………………………..

– Gồm: (n) công trình

Trong đó:

+ Công trình số (1-n): (tên công trình)

* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ………………………………………………………….

* Các thông tin chủ yếu của công trình: ………………………………………………………………………………..

3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời:

– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ………………………………………………………

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………………………………..………… m2.

– Tổng diện tích sàn: ……………………………………………………………………………………………………… m2.

– Chiều cao công trình: …………………………………………………………………………………………………… m2.

– Địa Điểm công trình di dời đến: ………………………………………………………………………………………………

– Lô đất số: ………… Diện tích ………………………………………………………………………………….………… m2.

– Tại: ………………………………………… Đường: ……………………………………………………………………..

– Phường (xã) ……………… Quận (huyện) ……………………………………………………………………………..

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………………………………..

– Số tầng: …………………………………………………………………………………………………………………….

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………………………………………………….

– Tên đơn vị thiết kế: ………………………………………………………………………………………………………..

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số … Cấp ngày …

– Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………………………………………………………………..

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: … do … Cấp ngày: ………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………..

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……… cấp ngày …………………………………………………………………..

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………………………………………………………..…… tháng.

6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 –

2 –
…… ngày ……tháng ….. năm ……

                                                                                     Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư

                                                                                     Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

 

Ông Mười (Phú Thọ) có câu hỏi như sau:

Gia đình tôi có 300m2 đất nông nghiệp, hiện đang sử dụng để trồng trọt. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc canh tác gặp nhiều khó khăn, rất hay bị mất mùa. Vì vậy, gia đình tôi dự định chuyển sang chăn nuôi gia súc. Tôi muốn hỏi nếu tôi tiến hành xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên mảnh đất này thì có cần phải xin giấy phép xây dựng không? Nếu có thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì và xin giấy phép xây dựng mất bao lâu? Mong luật sư tư vấn!

>>>Hướng dẫn soạn hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào ông Mười! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của ông, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.

– Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong đó có kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt nếu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng nếu pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất trong đó có kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng, mặt cắt chính của công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng có kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước và cấp điện;

+ Đối với công trình xây dựng mà có công trình liền kề thì phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

1.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.

–Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo về kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng với hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có);

Báo cáo về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy;

Văn bản về kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo như quy định của pháp luật xây dựng, gồm:

+ Bản vẽ về tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất;

+ Bản vẽ về kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;

+ Bản vẽ về mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình;

+ Bản vẽ về mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình hay dự án.

1.3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo tuyến

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.

– Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hoặc là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc là Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai;

– Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo về kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng với hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có);
Báo cáo về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo như quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

Văn bản về kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

– 02 bộ bản vẽ về thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo như quy định của pháp luật về xây dựng, gồm:

+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc là bản vẽ bình đồ công trình;

+ Bản vẽ các mặt cắt dọc, mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng và mặt cắt móng;

+ Các bản vẽ thể hiện các giải pháp kết cấu chính của công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình hay dự án.

1.4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng

* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo bao gồm:

– Các loại giấy tờ, tài liệu như quy định tại mục 1.2;

– Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng cùng với quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng bao gồm;

– Các loại giấy tờ, tài liệu như mục (1.1);

– Ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp mà pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có quy định);

– Báo cáo về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng gây ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

Lưu ý: Đối với các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo mà thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các loại giấy tờ, tài liệu trên, cần phải bổ sung văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo như quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

1.5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng

– Các loại giấy tờ, tài liệu quy định tại mục 1.2;

– Bản sao giấy phép hay văn bản chấp thuận về sự cần thiết của việc xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

1.6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thực hiện theo như quy định tương ứng tại mục 1.2 hoặc là mục 1.3 và các điều khoản quy định của Hiệp định hay thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam. (Điều 75 Luật Xây dựng 2014 và Điều 43, 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình

– Đơn đề nghị được cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình hoặc nhà ở riêng lẻ theo mẫu.

– Một trong những giấy tờ chứng minh về các quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.

– Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo cùng với ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

– Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo như quy định tại mục 1.

– Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì cần phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô của công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. (Điều 96 Luật Xây dựng 2014 và Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng khi di dời công trình

– Đơn đề nghị được cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu.

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi mà công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo đúng quy định của pháp luật.

– Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc là bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, bao gồm mặt bằng, mặt cắt móng, bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm nơi công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm nơi công trình sẽ di dời đến.

– Báo cáo về kết quả khảo sát và đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và năng lực thực hiện.

– Phương án di dời do tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện bao gồm:

+ Phần thuyết minh về hiện trạng của công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời và phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và các công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện việc di dời công trình;

+ Phần bản vẽ về biện pháp thi công di dời công trình.

thu-tuc-xin-cap-giay-phep-xay-dung-nhu-the-nao

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào?

 

Anh Hoàng (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

Vợ chồng tôi mới kết hôn được vài tháng. Hiện vợ tôi đã mang thai. Chúng tôi đã tách hộ khẩu và định chuyển ra ở riêng. Bố mẹ tôi cũng đã đồng ý và chia thửa đất hiện tại gia đình tôi đang sinh sống ra và cho vợ chồng chúng tôi 100m2 để xây dựng nhà ở. Tôi muốn hỏi luật sư thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào và xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?

>>>Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào? Liên hệ luật sư 1900.6174

Xin chào anh Hoàng! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

– Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

– Bước 2: Sở Xây dựng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp cho người nộp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc là chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

+ Trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa.

Khi thẩm định hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc là không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản để chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được các yêu cầu theo văn bản thông báo: trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn để chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo như văn bản thông báo.

+ Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo như thông báo: Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung, Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo về lý do không cấp giấy phép cho chủ đầu tư.

Bước 4: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng phải có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của pháp luật để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định;

+ Trong khoảng thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Hết thời hạn trên, nếu như các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và sẽ phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Sở Xây dựng căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

– Bước 5: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét hồ sơ để cấp giấy phép.

+ Trường hợp đã đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm: Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét, chỉ đạo thực hiện, nhưng phải trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Sở Xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư được biết.

– Bước 6: Chủ đầu tư tới nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng theo như thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Trên đây là toàn bộ thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Nếu anh còn thắc mắc nào khác về pháp lý, hãy gọi ngay đến hotlien tư vấn miễn phí 1900.6174 để được giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng?

 

Anh Bình (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Gia đình tôi có hoàn cảnh khá khó khăn. Căn nhà ở hiện tại đã xuống cấp, khi trời mưa thường xuyên bị dột ẩm. Sau nhiều năm làm ăn, vợ chồng tôi hiện tích cóp được một số tiền nên tôi quyết định dành số tiền này và vay mượn của anh em họ hàng để tu sửa lại căn nhà. Luật sư cho tôi hỏi, lệ phí xin giấy phép xây dựng là bao nhiêu và xin giấy phép xây dựng mất bao lâu? Tôi xin cảm ơn!

>>>Lệ phí xin giấy phép xây dựng là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

Xin chào anh Bình! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Lệ phí xin giấy phép xây dựng có sự khác nhau đối với mỗi loại công trình, cụ thể:

 

Loại công trình Lệ phí
Nhà ở riêng lẻ 50.000vnđ/giấy phép
Các công trình khác 100.000vnđ/giấy phép
Gia hạn giấy phép xây dựng 10.000vnđ/giấy phép

 

Ngoài ra, lệ phí xây dựng nhà ở sẽ được tính bằng phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở (không bao gồm chi phí thiết bị). Cụ thể, mức phí xây dựng nhà ở riêng lẻ được tính theo diện tích xây dựng nhà ở nhưng tối đa không quá 35.000 vnđ/m2. Cách tính này áp dụng theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà và mức thu áp dụng đối với nhà ở ở nông thôn thấp hơn nhà ở ở đô thị.

le-phi-xin-giay-phep-xay-dung

Một số vấn đề liên quan đến xin giấy xây dựng mất bao lâu

Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?

Anh Tùng (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

Tôi dự định xây một căn nhà mới để vợ chồng tôi ra ở riêng. Tôi đã làm đơn và được cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, khi chuẩn bị khởi công xây dựng, bố tôi lại mắc bệnh nặng phải điều trị nội trú ở bệnh viện. Vì chi phí điều trị cho bố tôi rất tốn kém, nên hiện tại tình hình tài chính của vợ chồng tôi tương đối khó khăn. Đã hơn 5 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép, tôi vẫn chưa tiến hành khởi công xây dựng căn nhà. Tôi có thắc mắc giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu? Và nếu hết hạn thì có được gia hạn không?

>>>Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tùng! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Khoản 10 Điều 90 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi năm 2020 quy định thời hạn khởi công công trình là trong khoảng thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng

Như vậy, giấy phép xây dựng có thời hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp. Trong trường hợp trước khi thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình vẫn chưa được khởi công thì chủ đầu tư sẽ phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.

Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa là 02 lần. Thời gian gia hạn của mỗi lần là 12 tháng. Khi đã hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà vẫn chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị được cấp giấy phép xây dựng mới.

Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm:

– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;

– Bản chính của giấy phép xây dựng đã được cấp.

Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ đã được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn mà đã hết thời hạn ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch vẫn chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc là người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại của công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

 

Anh Quang (Thái Nguyên) có câu hỏi như sau:

Tôi có dự định xây dựng nhà ở. Đã chuẩn bị đầy đủ gạch, xi măng, sắt, thép,… Khi chuẩn bị khởi công thì nghe bạn tôi nói muốn xây dựng nhà ở thì phải xin giấy phép xây dựng nếu không sẽ bị xử phạt. Hơn nữa, nếu mục đích sử dụng đất không phù hợp theo quy hoạch sử dụng đất thì sẽ không được cấp giấy phép xây dựng. Tôi rất hoang mang, mong luật sư tư vấn giúp tôi để được cấp phép xây dựng nhà ở thì phải có những điều kiện gì? Mong luật sư tư vấn!

>>>Xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì? Luật sư tư vẫn miễn phí 1900.6174

Xin chào anh Quang! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập.

Điều 93 Luật xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về điều kiện được cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:

– Điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;

+ Bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận, yêu cầu về bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn về hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, giao thông, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại, công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020;

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo như quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

– Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 và phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ mà thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng vẫn chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc là thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thì khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng

 

Anh Hùng (Vĩnh Phúc) có câu hỏi như sau:

Tôi là chủ một xưởng may. Hiện tại, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Tôi đã mua một mảnh đất và gần đây đã xin được giấy phép xây dựng để xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại tôi muốn thay đổi thiết kế, mở rộng diện tích phần kho chứa hàng. Tôi muốn hỏi nếu thay đổi thiết kế như vậy có phải làm đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng không? Nếu có thì hồ sơ và thủ tục như thế nào và xin giấy phép xây dựng mất bao lâu? Mong luật sư tư vấn!

>>>Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Xin chào anh Hùng! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Trong quá trình xây dựng, nếu có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải thực hiện việc đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

– Thay đổi về hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình nằm trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Thay đổi một trong những yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; chiều cao, quy mô, số tầng của công trình và những yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình mà làm thay đổi công năng sử dụng gây ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

Hồ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng bao gồm:

– Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

– Bản chính của giấy phép xây dựng đã được cấp;

– Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần muốn điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
Cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và nộp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng để được giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là hồ sơ và thủ tục để xin điều chỉnh giấy phép xây dựng mà luật sư cung cấp. Nếu anh còn vướng mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác hãy gọi đến hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất.

Chưa sang tên sổ đỏ thì ai sẽ đứng tên trên giấy phép xây dựng?

 

Chị Phương (Tuyên Quang) có câu hỏi như sau:

Tôi đã kết hôn được hơn 2 năm. Vợ chồng tôi hiện có một cháu nhỏ 9 tháng tuổi. Tôi và gia đình chồng không được hòa thuận với nhau nên vợ chồng tôi muốn chuyển ra ở riêng. Hồi đầu tháng, bố tôi mới cho tôi một mảnh đất để vợ chồng tôi xây nhà. Hiện mảnh đất vẫn chưa sang tên sổ đỏ xong. Tôi muốn hỏi trường hợp đất vẫn chưa sang tên sổ đỏ nếu vợ chồng tôi xin giấy phép xây dựng trên mảnh đất được cho thì ai sẽ đứng tên trên giấy phép xây dựng đó? Mong luật sư tư vấn!

>>> Đất chưa sang tên sổ đỏ thì có đứng tên trên giấy phép xây dựng được không? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Xin chào chị Phương! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính. Nói cách khác, người nhận chuyển nhượng đất chỉ trở thành người sử dụng đất và được cấp mới hoặc là được ghi tên trong Giấy chứng nhận nếu việc chuyển nhượng, tặng cho đó đã được đăng ký vào sổ địa chính.

Nếu chưa sang tên Sổ đỏ hoặc là chưa sang tên xong thì việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất vẫn chưa có hiệu lực. Đồng nghĩa với việc bên nhận chuyển nhượng chưa phải là người sử dụng đất. Quyền xây dựng nhà ở trong trường hợp chưa sang tên được chia thành 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Yêu cầu phải có giấy phép xây dựng

Đối với trường hợp bắt buộc phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì nếu chưa sang tên sẽ không được phép xây dựng. Nguyên nhân là do khi chưa sang tên thì sẽ không có giấy tờ để đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Nếu như tự ý xây dựng mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải tháo dỡ nếu không thể xin giấy phép xây dựng.

>>>Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ

Trường hợp 2: Không yêu cầu phải xin giấy phép xây dựng

Nếu thuộc trường hợp không cần phải xin giấy phép xây dựng thì vẫn sẽ được xây dựng nhà ở cho dù chưa phải là người sử dụng đất (thậm chí còn có quyền xây nhà trên đất của người khác nếu được sự đồng ý của người đó). Vì không thuộc trường hợp bắt buộc phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công cho nên khi hoạt động xây dựng thực tế thì chỉ cần đúng quy hoạch và đúng mục đích sử dụng đất.

Như vậy, đối với trường hợp của chị nếu chưa có sổ đỏ nhưng có giấy chứng nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì vẫn có thể xin cấp giấy phép xây dựng đối với mảnh đất trên.

Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ và giải đáp về vấn đề xin giấy phép xây dựng mất bao lâu theo quy định hiện nay. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào vấn đề thực tế của mình. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được kết nối với Luật sư dày dặn kinh nghiệm và lắng nghe tư vấn cụ thể!