Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình với những trường hợp nào? Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi này ra sao? Mời bạn cùng đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
>> Tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.6174
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Anh Lộc (Nghệ An) có câu hỏi:
Thưa Tổng đài pháp luật, tôi có vấn đề cần Luật sư giải đáp thắc mắc như sau: Trên địa bàn xã tôi có một trường hợp đã đăng ký kết hôn năm 2018, có 2 bé gái đều đang học mẫu giáo. Một thời gian sau đó người vợ này bỏ đi không rõ hiện giờ ở đâu. Người chồng đi lấy một người khác (là người vợ thứ hai) yêu cầu cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã tôi làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Qua quá trình điều tra, xác minh thì ông chồng này vẫn tồn tại hôn nhân với người vợ trước chưa ly hôn. Vậy cơ quan cấp xã có đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình không? Mong luật sư tư vấn!
>> Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chế độ hôn nhân gia đình tại Việt Nam được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong đó bao gồm quy định pháp luật bảo hộ quan hệ hôn nhân hợp pháp, nghiêm cấm các hành vi chung sống như vợ chồng giữa người đã kết hôn (chưa ly hôn) mà chung sống với người khác.
Các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được quy định tại Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.”
Như vậy, nếu phát hiện hành vi vi phạm như trên thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi anh đang sinh sống có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nêu trên.
Chưa kết hôn nhưng sống chung như vợ chồng bị xử phạt như thế nào?
>> Mức xử phạt đối với trường hợp sống chung như vợ chồng nhưng chưa kết hôn. Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Vi phạm chế độ một vợ một chồng là việc một người đã có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc người chưa có vợ có chồng mà lại cố tình chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đã có vợ có chồng.
Việc chung sống này có thể không công khai hoặc công khai, nhưng phải thể hiện ở các dấu hiệu như: có tài sản chung; con chung với nhau; thời gian chung sống với nhau tương đối dài; đã có được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng…
Xét căn cứ theo khoản 1 điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Căn cứ theo quy định điều luật nêu trên, ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm các hành vi trong còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật.
Như vậy, chỉ trong trường hợp chồng chị có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì mới xử lý vi phạm hành chính.
Nếu hành vi đó của chồng chị gây hậu quả nghiêm trọng như làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ, dẫn đến ly hôn, vợ, chồng hoặc con vì thế mà tự sát, v.v… thì chồng chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định tại Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015 mà không đòi hỏi phải có điều kiện là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm”.
>> Xem thêm: Chưa ly hôn có đăng ký kết hôn được không?
Vi phạm chế độ một vợ một chồng khi chưa ly hôn bị xử phạt như thế nào?
Cảm ơn luật sư Tổng đài pháp luật!
> >Vi phạm chế độ một vợ một chồng khi chưa ly hôn bị xử phạt như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Theo quy định pháp luật Việt Nam, ly hôn là căn cứ chấm dứt quan hệ nhân thân của hai vợ chồng. Nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái thuộc về cả hai vợ chồng, bên nào không trực tiếp nuôi dưỡng được thì sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng để đảm bảo khả năng phát triển của con.
Căn cứ theo điểm c khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Theo thông tin anh cung cấp, người đàn ông kia chưa thực hiện thủ tục ly hôn với vợ mình mà đã chung sống như vợ chồng và có con với người phụ nữ khác là đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 1 điều 48 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ
Chủ tịch UBND xã hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm này theo điểm a khoản 1 điều 72 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Nếu bạn còn thắc mắc nào khác liên quan đến Vi phạm chế độ một vợ một chồng khi chưa ly hôn bị xử phạt như thế nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng số 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được luật sư tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.
Vi phạm chế độ tảo hôn bị xử phạt hành chính như thế nào?
>>Tảo hôn có bị xử phạt không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Căn cứ theo quy định pháp luật người nào có hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính:
Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
“Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Như vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:
– Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
– Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Vì vậy, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, trong tình huống này, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã không được lập biên bản vi phạm hành chính do không có căn cứ pháp lý và thực tế là các cặp đôi này mặc dù chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình nhưng không tổ chức việc kết hôn, do đó không có căn cứ để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tảo hôn.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình về sinh con, quyền giám hộ và nuôi con
>> Tư vấn pháp lý về quyền sinh con, quyền giám hộ và nuôi con. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Cảm ơn chị Quỳnh đã gửi câu hỏi thắc mắc và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề câu hỏi thắc mắc của chị, luật sư Tổng đài pháp luật chúng tôi nhận định thành 3 vấn đề như sau:
Vấn đề 1: Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về sinh con
Căn căn cứ tại Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Vấn đề 2. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về giám hộ
Căn cứ tại Điều 61 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi;
b) Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động của người được giám hộ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Vấn đề 3. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
Căn cứ quy định tại Điều 62 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
b) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
>>Tư vấn luật con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 63 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật; không lập, quản lý hoặc sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi người đứng đầu khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật;
b) Cho tổ chức khác thuê, mượn giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài;
c) Sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
6. Đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài vi phạm nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
Tổng đài pháp luật tư vấn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Tổng đài pháp luật chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn xử phạt vi phạm hôn nhân và gia đình nhanh nhất, chính xác nhất. Đến với Tổng đài pháp luật chúng tôi, bạn sẽ được các Luật sư, chuyên gia tư vấn về các hành vi vi phạm hôn nhân gia đình như sau:
– Tư vấn các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
– Tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
– Tư vấn các quy định của pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng như những tình huống phát sinh cần giải quyết theo luật định
– Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình online cho khách hàng muốn đăng ký kết hôn, tất cả các thủ tục như: thủ tục kết hôn, kết hôn với người nước ngoài, thủ tục kết hôn cho người đã ly hôn có gì khác biệt…
– Tư vấn những cách thức xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại để có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn nhanh chóng.
– Tư vấn các thủ tục ly hôn, ly hôn thuận tình, đơn phương ly hôn… Các thủ tục này thường có những tranh chấp về quyền lợi và trách nhiệm như: quyền nuôi con, trợ cấp nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn, phương thức trả nợ chung, nợ riêng…
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình về việc xác nhận quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, ông bà và con cháu…
– Tư vấn các thủ tục xin con nuôi, nhận con nuôi cũng như các vấn đề liên quan đến vấn đề hôn nhân gia đình.
– Tư vấn tất tần tật mọi vướng mắc liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong về vấn đề “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình”. Mong những thông tin trên sẽ thật sự giúp ích cho bạn. Bên cạnh đó nếu bạn đang cần được tư vấn pháp lý liên quan hãy gọi ngay đến hotline Tổng đài pháp luật 1900.6174 bạn sẽ được các luật sư tư vấn pháp luật có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên tư vấn các vấn đề liên quan đến luật định một cách toàn diện nhất.