Thủ tục mở thừa kế theo quy định mới nhất năm 2022

Thủ tục mở thừa kế đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nhu cầu nắm bắt thông tin về thủ tục, thời điểm mở thừa kế đang ngày một tăng nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy trình, thủ tục thực hiện nó. Nhiều gia đình khi xảy ra vấn đề đối với thủ tục, thời điểm mở thừa kế có mong muốn xử lý vấn đề này một cách nhanh chóng. Trong giới hạn của bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp một số thông tin về thủ tục khi mở thừa kế theo quy định mới nhất của pháp luật.

>> Tư vấn thủ tục mở thừa kế nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

thu-tuc-mo-thua-ke

 

Thời điểm mở thừa kế là gì?

 

Anh Huy (Sóc Trăng) có câu hỏi:

Gia đình nhà ngoại tôi hiện có 4 anh chị em là bác tôi, mẹ và 2 cậu tôi. Ông ngoại tôi mới mất cách đây hơn 1 tháng và có để lại một số tài sản cho bác, mẹ và cậu tôi nhưng khi mấy ông ngoại tôi không để lại di chúc vậy luật sư cho tôi hỏi khi nào thì gia đình nhà ngoại của tôi được thừa kế phần di sản đó mà ông ngoại tôi để lại? Tôi xin cảm ơn!

 

>> Tư vấn về thời điểm mở thừa kế, gọi ngay số hotline 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Huy! Đối với câu hỏi của anh đưa ra, Tổng đài tư vấn pháp luật xin được trả lời như sau:

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm mà ở đó phát sinh quan hệ thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp mà Tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.”

Như vậy, khái niệm thời điểm mở thừa kế được hiểu một cách đơn giản thì đây là thời điểm bắt đầu phát sinh quan hệ thừa kế. Thời điểm mở thừa kế chính là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Kể từ thời điểm bắt đầu mở thừa kế, người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản, có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính mà người chết để lại….

Việc xác định đúng thời điểm mở thừa kế rất quan trọng. Kể từ thời điểm đó, có thể xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm những gì và đến khi chia di sản đó còn bao nhiêu. Thời điểm mở thừa kế được coi là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã mất, bởi vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại dị sản chết.

Trong trường hợp Tòa án đã tuyên bố một người là đã mất, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà tòa án xác định ngày mất của người đó; nếu không xác định được ngày người đó mất, thì ngày quyết định của Toà án tuyên bố người đó đã mất có hiệu lực pháp luật sẽ được coi là ngày người đó mất.

Như vậy, trong tình huống này thì gia đình nhà ngoại anh sẽ bắt đầu được mở thừa kế khi có giấy chứng tử, tức là có xác nhận của chính quyền địa phương về việc ông ngoại của bạn đã mất hoặc có tuyên bố của Tòa án rằng người để lại tài sản là ông ngoại của bạn đã chết thì thời điểm mở thừa kế lúc này mới được công nhận.

 

>>Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào?

Thủ tục thừa kế không có di chúc như thế nào? Dịch vụ tư vấn thừa kế

Tư vấn thủ tục mở thừa kế?

 

Chị Hường ở Phú Thọ có câu hỏi:

Gia đình tôi có người ông bên họ nội mới qua đời, vợ của ông là bà vẫn còn sống, hai người con đẻ của ông là bác và chú đều đã thành niên, có khả năng lao động. Bố, mẹ đẻ ông đều đã mất trước ông. Ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bà là vợ của ông. Khi ông chết, vợ và 2 con của ông vẫn còn sống, di chúc được xác định là hợp pháp và có hiệu lực. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục mở thừa kế gồm những gì và được thực hiện như thế nào?

 

>> Tư vấn về thủ tục mở thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hường, đối với thắc mắc của chị Tổng đài tư vấn pháp luật có câu trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì trình tự thủ tục mở thừa kế được quy định như sau:

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này khi người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

“Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này”.

Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

Thủ tục mở thừa kế là thủ tục theo quy định của pháp luật phát sinh sau khi người để lại di sản chết; nhằm thực hiện việc phân chia di sản theo nội dung di chúc. Để mở thừa kế, chủ thể tiến hành thủ tục mở thừa kế cần công chứng các hồ sơ sau:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2. Giấy chứng tử;

3. Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

4. Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bố mẹ…)

Chủ thể tiến hành thủ tục mở thừa kế: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục mở thừa kế: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng 2014.

Còn đối với những trường hợp thừa kế theo pháp luật tức là việc thừa kế đó không có di chúc của người chết để lại thì việc áp dụng thủ tục mở thừa kế, phân chia phần di sản đó sẽ căn cứ theo các quy định về chia thừa kế theo pháp luật và thủ tục sẽ được tiến hành như việc mở thừa kế có di chúc.

Tuy nhiên nếu các bên không tự thỏa thuận được việc phân chia di sản thừa kế và có sự can thiệp của Tòa án thì thủ tục mở thừa kế sẽ thêm một số thủ tục nhất định như hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã còn trường hợp không giải quyết được thì sẽ khởi kiện lên Tòa án cấp huyện.

 

>>Xem thêm: Thủ tục thừa kế không có di chúc như thế nào? Dịch vụ tư vấn thừa kế

tu-van-thu-tuc-mo-thua-ke

Thủ tục mở thừa kế khi người chết không để lại di chúc?

 

Anh Dũng ở Lai Châu có câu hỏi:

Gia đình tôi có 6 người là Bố mẹ tôi, ông bà tôi và ba người con là ba anh em tôi, ông tôi mới mất cách đây không lâu và có tài sản là một hai mảnh đất gồm một mảnh đất ở và một mảnh đất rừng đứng tên của ông tôi nhưng trước khi mất thì ông tôi không viết di chúc để lại và phân chia hai mảnh đất đó, một căn nhà. Vậy luật sư cho tôi hỏi đối với hai mảnh đất đó thì sẽ được chia như thế nào theo quy định của pháp luật?

 

>> Thủ tục mở thừa kế khi người chết không để lại di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì di sản của người bố để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể Điểm a Khoản 1 Điều 650 và Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

“Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Như vậy, trong trường hợp này trên thì ông của anh trước khi mất đã không để lại di chúc vậy nên việc chia thừa kế và thủ tục mở thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 điều 650 của bộ luật này.

Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Trong trường hợp nếu không tự thỏa thuận phân chia di sản mà ông của anh để lại thì trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, phía gia đình bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải, trường hợp không giải quyết được tại Ủy ban nhân dân xã thì có thể khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật tố tụng.

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn khởi kiện;

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

3. Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân và biên bản của gia đình về việc chia di sản;

4. Giấy chứng tử của bố mẹ chứng minh khi họ chết không để lại di chúc; Sổ hộ khẩu gia đình để xác định con cái trong gia đình

Còn đối với trường hợp thỏa thuận được việc phân chia theo hàng thừa kế dựa trên quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì Bố mẹ bạn và bà của anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Còn ba anh em của anh là hàng cháu ruột và thuộc hàng thừa kế thứ hai thì thủ tục mở thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

 

thu-tuc-mo-thua-ke-khi-nguoi-mat-khong-de-lai-di-chuc

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục mở thừa kế

 

Bố mất rồi con có được thừa kế của bà không?

 

Anh Hùng ở Lâm Đồng có câu hỏi:

Gia đình tôi có 7 người, gồm ông bà, bố mẹ tôi và ba anh em tôi, tôi là con thứ ba trong gia đình bố tôi mất cách đây 1 năm do tai nạn giao thông. Hiện tại thì ông nội tôi cũng mới qua đời và ông có viết di chúc để lại tài sản thừa kế cho bố tôi nhưng do sức khỏe yếu nên ông tôi đã viết di chúc để lại tài sản cho bố tôi từ 2 năm trước khi bố tôi mất. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có được chia tài sản thừa kế mà ông tôi để lại cho bố tôi hay không?

 

>> Tư vấn về thủ tục thừa thời điểm mở thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hùng! Tổng đài tư vấn pháp luật xin được tư vấn cho anh như sau:

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản của người đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 sẽ được thừa hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Như vậy, tài sản của ông, bà anh sẽ được để lại thừa kế cho các con của ông bà (những người còn sống tại thời điểm ông, bà mất). Anh thuộc hàng thừa kế thứ hai, khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn sống tại thời điểm ông bà anh mất thì anh không được hưởng thừa kế từ di sản của ông bà. Di sản của ông bà sẽ được chia đều cho các con của ông, bà (trong đó có bố anh).

Phần tài sản bố anh được hưởng thừa kế từ ông bà sẽ là tài sản thuộc sở hữu của bố anh. Khi bố anh mất, nó sẽ được tính vào di sản thừa kế của bố anh. Lúc này, anh sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên anh, mẹ anh cùng anh chị em ruột của anh (nếu có) sẽ được hưởng mỗi người một phần bằng nhau phần tài sản thuộc di sản của bố anh.

Tuy nhiên, nếu bố anh mất trước bà anh thì quy định về thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 sẽ được áp dụng:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”

Như vậy, trong trường hợp bố anh mất trước hoặc cùng thời điểm với ông nội thì di sản thừa kế mà ông để lại cho bố anh sẽ được để lại cho anh hưởng thừa kế thế vị, khi đó anh và anh, chị, em của anh (những người con của bố) sẽ được hưởng phần thừa kế ngang bằng với các cô, chú, bác những người ở hàng thừa kế thứ nhất của ông nếu di sản được chia theo pháp luật.

Trường hợp bố anh mất sau ông nội thì di sản thừa kế bố hưởng từ ông nội được gộp chung vào phần di sản bố anh để lại và được chia đều cho mẹ, anh và các anh chị em của anh nếu bố mất không để lại di chúc.

Tư vấn làm thủ tục sang tên đất được thừa kế?

 

Anh Hoàng ở Yên Bái có câu hỏi:

Bố em mất cách một năm rưỡi rồi và hiện tại gia đình em có nguyện vọng đổi tên trên sổ đỏ sang tên mẹ em, vì trước đó sổ đỏ thửa đất nhà em là mang tên cả bố và mẹ em. Theo sự hướng dẫn địa chính xã thì gia đình em đã làm xong thủ tục thừa kế. Các thành viên gồm có 2 chị của em đã đi lấy chồng khác từ chối nhận tài sản thừa kế và thống nhất là chuyển hết cho mẹ em.

Phòng địa chính xã hướng dẫn gia đình em mang giấy tờ theo yêu cầu lên văn phòng đất đai huyện nộp để hoàn tất thủ tục cũng như chuyển tên cho mẹ em, mảnh đất này của nhà tôi không có tranh chấp gì. Tôi muốn hỏi về thủ tục sang tên đất được thừa kế?

 

>> Tư vấn về thủ tục sang tên đất được thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hoàng! Đối với câu hỏi của chị, Tổng đài tư vấn pháp luật trả lời như sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động (đăng ký sang tên sổ đỏ) nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động

Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu;

2. Văn bản về thừa kế nhà đất theo quy định (di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản án nếu có tranh chấp,…);

3. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.

4. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ để sang tên sổ đỏ

Cách 1: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất.

Cách 2: Trường hợp không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất

Trường hợp Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa. Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất hoặc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế

– xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo đó, thời gian trên trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian để thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét và xử lý đối với trường hợp sử dụng đất mà có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc đối với người hưởng thừa kế?

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề thủ tục mở thừa kế mà bạn yêu cầu được tư vấn là thủ tục mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế và các vấn đền liên quan. Nếu còn những vướng mắc, chưa được làm rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài pháp luật để được đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình theo số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ 24/7.