Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất

Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con viết thế nào mới chuẩn? Con mấy tuổi thì được phép trình bày nguyện vọng của mình sau khi bố mẹ ly hôn … là những câu hỏi chúng tôi được nhận rất nhiều không chỉ các cặp làm cha làm mẹ mà còn là các con. Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

>> Tư vấn nhanh chóng mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con, gọi ngay 1900.6174

mau-don-trinh-bay-nguyen-vong-cua-con

Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn

Ai cũng muốn một gia đình hạnh phúc nhưng đôi khi, chia tay nhau lại là cách giải quyết tốt nhất cho mỗi cặp đôi không tìm được điểm chung để tiếp tục cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, mỗi cuộc chia tay của cha mẹ lại là những nỗi đau vô hình mãi mãi khắc sâu trong tâm trí con trẻ mà không thể chữa lành được.

Để bảo vệ quyền lợi tối đa của các con, theo quy định của pháp luật các con vẫn có thể chia sẻ nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn. Tổng Đài Pháp Luật xin chia sẻ mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn như sau. Hy vọng mẫu đơn chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào vướng mắc thực tế của mình.

> Tải ngay mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con chuẩn nhất năm 2022

Download (DOCX, 13KB)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…….tháng…….năm……….

ĐƠN TRÌNH BÀY NGUYỆN VỌNG CỦA CON

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện…………………….., tỉnh/thành phố……………………………

Cháu tên là: ………………………

Sinh ngày: … /…/…

Địa chỉ: …………………………………………………………….

Cháu năm nay học lớp: . …………………………………………………………

Trường: …………………………………………………………

Cháu làm đơn này xin trình bày với Tòa án một nguyện vọng như sau :

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Cháu làm đơn này kính mong Tòa án chấp nhận nguyện vọng này của cháu.

Cháu xin chân thành cảm ơn !

Xác nhận của Cha và Mẹ                            Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)                                    (Ký, ghi rõ họ và tên)

Trong quá trình kê khai thông tin trong mẫu đơn trình bày nguyện vọng, nếu bạn gặp vướng mắc tại bất kỳ trường thông tin nào, hãy liên hệ ngay Luật sư ly hôn của chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

mau-don-trinh-bay-nguyen-vong-cua-con-moi-nhat

Hướng dẫn viết mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn

 

Bạn H.G (Hà Nội) đưa ra câu hỏi:

Chào luật sư, cháu là H.G, năm nay cháu 16 tuổi. Bố mẹ cháu đang trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc khi bố cháu là một người gia trưởng luôn đánh đập và xúc phạm mẹ cháu. Vì nhiều vấn đề xung quanh, mẹ cháu đang bí mật tìm luật sư làm thủ tục ly hôn mà không để bố cháu hay người nhà biết. Nhà ngoại cháu đang ở Canada, mẹ cháu làm nội trợ ở nhà, bố cháu là trụ cột chính kiếm tiền nuôi gia đình nên cháu biết nếu bố mẹ cháu ly hôn chắc chắn cháu sẽ phải ở với bố.

Luật sư cho cháu hỏi có cách nào để cháu có thể sống với mẹ hay không vì sau khi thủ tục ly hôn hoàn thành cháu và mẹ sẽ cùng ra nước ngoài sống với gia đình nhà ngoại?”

 

>> Luật sư hướng dẫn chi tiết viết mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các Luật sư đã nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật, khi các con từ 7 tuổi trở lên sẽ có quyền trình bày mong muốn nguyện vọng của mình xem muốn ở với bố hay mẹ khi hai người ly hôn. Năm nay bạn đã 16 tuổi, điều này có nghĩa bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn việc sống cùng bố hay mẹ cũng như bày tỏ những nguyện vọng khi bố mẹ bạn ly hôn.

Thực tế, mẫu đơn trình bày nguyện vọng không có mẫu sẵn, vì vậy bạn hoàn toàn có thể đánh máy hoặc viết tay, hoặc người lớn có thể giúp con đánh máy văn bản một cách trung thực và khách quan nhất theo đúng nguyện vọng của con, sau cùng là chữ ký của con ở cuối văn bản. Văn bản bao gồm các nội dung cơ bản như:

– Tên đơn: Đơn trình bày nguyện vọng.

– Kính gửi: Tòa án nhân dân quận …, thành phố …

– Tên cháu là: …………. sinh ngày … tháng …. năm….

– Địa chỉ: ……

– Bố cháu là: ………

– Mẹ cháu là: ………..

– Hiện cháu đang sống ở ….. với …. Trong trường hợp bố mẹ ly hôn thì cháu muốn sống cùng ……. Vì …….

– Mong Tòa xem xét và chấp nhận nguyện vọng của cháu.

Văn bản trên là văn bản trình bày nguyện vọng của con nên chỉ cần ngắn gọn, xúc tích nội dung, nêu đúng ý muốn của bản thân mình. Tòa sau khi tiếp nhận đơn trình bày nguyện vọng sẽ xem xét sao cho bảo vệ được quyền lợi tốt nhất của con. Khi Tòa đã ra quyết định giao con cho vợ hoặc chồng, người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng phải làm tròn bổn phận của mình, không được phép cản trở sự thăm nom của người kia và ngược lại.

huong-dan-viet-mau-don-trinh-bay-nguyen-vong-cua-con

Thủ tục nộp mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con

 

Chị T.N (Hà Nam) đưa ra câu hỏi:
“Chào luật sư, hai vợ chồng tôi do không còn hợp quan điểm nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Hai chúng tôi ly hôn trong hòa bình, không xích mích không tranh chấp tài sản. Chúng tôi có một cô con gái, năm nay bạn 15 tuổi. Do thường xuyên phải đi công tác xa, hơn nữa tôi cũng không giỏi việc nội trợ nấu cơm, chăm lo nhà cửa nên hai vợ chồng có bàn bạc sẽ để con ở với bố do chồng tôi khéo tay hơn.
Tuy nhiên khi chúng tôi có hỏi ý kiến của con thì con lại muốn ở với tôi, đơn trình bày nguyện vọng cũng biết con muốn ở với mẹ. Với trường hợp của tôi thì khi nộp đơn ly hôn và mẫu đơn trình bày nguyện vọng thì sẽ phán quyết thế nào?”

 

>> Tư vấn thủ tục nộp mẫu đơn trình bày nguyện vọng nuôi con nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Trường hợp của bạn, nếu con gái của bạn có cùng nguyện vọng giống với thỏa thuận của bố mẹ thì hai vợ chồng có thể nộp mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con gái kèm hồ sơ ly hôn lên Tòa án hoặc bổ sung trong quá trình hòa giải, Tòa sẽ công nhận thỏa thuận đó. Tuy nhiên, vì ý kiến của bố mẹ trái với nguyện vọng của con nên Tòa án sẽ chuyển sang hình thức ly hôn đơn phương. Tòa sẽ xem xét điều kiện nào tốt nhất cho con để đưa ra được phán quyết tốt nhất.

Hình thức và nguyên tắc khi lấy nguyện vọng của con

 

Anh Đ.T (Nam Định) có câu hỏi: 
“Chào luật sư, vì một số lý do mà vợ chồng tôi quyết định ly hôn sau một thời gian dài ly thân. Khi trong khoảng thời gian ly thân thì con của chúng tôi ở với ông bà nội. Nay cả hai chúng tôi đều muốn nuôi con nhưng không biết ý kiến của con thế nào. Vậy làm cách nào để biết được nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn?”

 

>> Tư vấn hình thức lấy nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn tại Tòa án, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các Luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật, trẻ từ 7 tuổi trở lên sẽ có quyền tự quyết định xem ai là người mà con muốn sống chung, tất nhiên bên cạnh đó sẽ có cả sự xem xét quyền lợi hợp lý từ Tòa án song nhìn chung trẻ vẫn sẽ là người chủ động quyết định vấn đề này. Nếu trường hợp xấu nhất là vợ, chồng không quyết định được ai là người nuôi con thì Thẩm phán phụ trách ly hôn sẽ có quyền lấy mẫu đơn trình bày nguyện vọng từ phía con cái.

Đa phần, các nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn sẽ được các Tòa án thu thập bằng các loại văn bản đánh máy, tự khai, viết tay có chữ ký hoặc điểm chỉ của con, và việc này sẽ được thực hiện tại trụ sở Tòa án trước khi xét xử vụ việc ly hôn của bố mẹ. Tuy vậy trước đó, Tòa án vẫn sẽ yêu cầu bố mẹ hướng dẫn cho con viết Bản tự khai ngoài trụ sở Tòa án trước khi bắt đầu có sự can thiệp của Thẩm phán có quyền.

Ngoài ra cũng có các trường hợp Tòa án sau khi lấy ý kiến của con bằng văn bản thì sẽ theo yêu cầu của một bên đương sự, tiếp tục triệu tập con và sẽ xét nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn ngay tại phiên tòa. Với một số trường hợp đặc biệt, Tòa án sẽ liên lạc qua điện thoại để xác định nguyện vọng của con.

Việc ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn cũng phải đảm bảo được độ chính xác, thân thiện phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của trẻ, phải tránh các yếu tố gây căng thẳng, sợ hãi cho con và phải đảm bảo:

– Quyền lợi hợp pháp của trẻ

– Bí mật của trẻ

– Quyền lợi về mọi mặt của trẻ khi quyết định giao cho một bên nuôi dưỡng.

Như vậy, nếu hai vợ chồng bạn đều không thể lấy ý kiến của con, bạn có thể liên hệ đến luật sư Tổng Đài Pháp Luật hay thẩm phán có quyền xử lý vấn đề xong vụ ly hôn của bạn để có thể biết đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn là như thế nào, từ đó cùng ngồi lại và lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất.

Chúng tôi là những người dày dặn kinh nghiệm, chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề này nhanh gọn hơn và giảm thiểu đến mức tối đa sự tổn thương của con khi đưa ra quyết định khó khăn này. Nếu cần hỗ trợ xin đừng ngần ngại liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn kịp thời nhất.

Khi bố mẹ ly hôn, con bao nhiêu tuổi thì được tự chọn người chăm sóc mình?

 

Anh C.S (Bắc Ninh) đưa ra câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi và vợ hiện đang tiến hành thủ tục ly hôn. Chúng tôi có 2 con, 1 bé năm nay 8 tuổi và một bé 20 tháng. Hai vợ chồng đều có công việc ổn định nhưng mức thu nhập của tôi tốt hơn nên tôi và vợ có cùng bàn bạc cô ấy sẽ nuôi bé 20 tháng còn tôi sẽ nuôi bé 8 tuổi. Nhưng bé 8 tuổi lại muốn ở với mẹ.
Luật sư cho hỏi có cách nào để khắc phục vấn đề này hay không vì nếu phải chăm sóc cả 2 con thì cô ấy quá vất vả, mà vợ tôi cũng không muốn 1 mình chăm sóc cả 2 như vậy?”

 

>> Tư vấn độ tuổi con có thể tự chọn người chăm sóc mình, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định, sau khi ly hôn việc hai vợ chồng sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc ai là người trực tiếp nuôi con cũng như việc làm tròn nghĩa vụ của một người cha, người mẹ với các con. Trong trường hợp nếu không thể quyết định được ai sẽ là người nuôi con thì Tòa án sẽ dựa vào các điều kiện và quyền lợi của từng bên và quyết định người nuôi con sao cho con có một môi trường phát triển tốt nhất.

Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ trực tiếp là người nuôi con, ngoại trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục con hay vợ chồng có những thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét lại. Trường hợp con đủ từ 7 tuổi trở lên thì bố mẹ phải xem xét nguyện vọng của con xem con muốn cùng chung sống với ai. Sau đó bố mẹ và Tòa có thể cùng xem đâu là quyền lợi tốt nhất dành cho con nhưng từ 7 tuổi trở lên, con có quyền trình bày nguyện vọng của mình.

Với trường hợp của bạn, hai vợ chồng tuy đã bàn bạc thỏa thuận với nhau về vấn đề nuôi con nhưng con của bạn lại có nguyện vọng khác, khi xét xử Tòa sẽ còn xét đến các điều kiện của người mẹ như thu nhập, công việc có ổn định không, môi trường có đủ tốt để giáo dục cả hai con không sau đó sẽ tìm ra phương án tốt nhất cho cả vợ chồng bạn và con bạn.

>> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Khi con có nguyện vọng ở với mẹ, chồng có thể giành được quyền nuôi con không?

 

Anh L.T (Hà Giang) đưa ra câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi và vợ ly hôn nhau vì vợ tôi ngoại tình và nay cô ấy cũng đang mang bầu 1 đứa con cũng người tình. Chúng tôi có với nhau một bé 10 tuổi. Do khi con còn bé, tôi thường xuyên đi công tác xa nên cháu rất gần gũi với mẹ. Nay công việc tôi đã hoàn toàn ổn định, thu nhập cao, hoàn toàn có thể chi trả cho con những khoản phí học tập cũng như sinh hoạt tốt nhất. Tôi muốn nuôi con nhưng con tôi lại muốn ở với mẹ.
Về phía vợ tôi, cô ấy làm công việc tự do thu nhập không ổn định, nay lại mang bầu nên tôi không chắc cô ấy có thể toàn tâm chăm sóc cho con cả về thể chất lẫn tinh thần hay không. Luật sư cho hỏi có cách nào tôi có thể giành quyền nuôi con không?”

 

>> Con muốn ở với mẹ, bố có giành được quyền nuôi con không, tư vấn ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ trực tiếp là người nuôi con, ngoại trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục con hay vợ chồng có những thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét lại. Trường hợp con đủ từ 7 tuổi trở lên thì bố mẹ phải xem xét nguyện vọng của con xem con muốn cùng chung sống với ai. Sau đó bố mẹ và Tòa có thể cùng xem đâu là quyền lợi tốt nhất dành cho con nhưng từ 7 tuổi trở lên, con có quyền trình bày nguyện vọng của mình.

Với trường hợp của bạn, bạn muốn nuôi con nhưng bé lại muốn sống với mẹ dù người mẹ của bạn không được tốt như bạn. Khi xét xử Tòa án sẽ xem xét các điều kiện giành quyền nuôi con như công việc, thu nhập, môi trường sống của người vợ đã đưa ra quyết định tốt nhất cho con bạn.

Hơn nữa, vợ bạn ngoại tình, mang bầu đứa bé khác của người tình và cũng không biết người tình của vợ bạn có đối tốt với con bạn hay là không vậy nên bạn vẫn hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con nếu bạn có đầy đủ những điều kiện cho con bạn được sống và phát triển tốt nhất.

Chúng tôi biết ly hôn là vấn đề khó khăn và không ai trong chúng ta mong muốn điều này sẽ xảy ra cả. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải lựa chọn ly hôn, các bạn có những khó khăn cần được hỗ trợ giải quyết thì hãy đừng ngần ngại nhấc máy lên liên hệ Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được các Luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Quyền nuôi con trên 7 tuổi được quy định thế nào?

Trên đây là tất cả thông tin hữu ích liên quan đến mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn và các vấn đề về quyền nuôi con khi ly hôn. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần được Luật sư trợ giúp, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư có chuyên môn cao tại Tổng Đài Pháp Luật tư vấn và hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề thực tế bạn đang mắc phải. Sự tin tưởng của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi!

Trân trọng!

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp